Nhiều người khi gặp phải tình trạng khó tiêu thường có suy nghĩ là do thực phẩm, nhưng thực tế có thể là do thói quen ăn uống, lối sống, khả năng tiêu hóa của mỗi người.
Khó tiêu còn có thể là triệu chứng của các bệnh về hệ tiêu hóa: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét hay bệnh về túi mật.
Ảnh minh họa
Biểu hiện của khó tiêu thường xuất hiện sau khi ăn quá nhiều thức ăn, ăn quá nhanh hay ăn trước khi đi ngủ. Các bệnh về sỏi mật, tắc ruột, viêm tụy mạn tính cũng được coi là có liên quan tới tình trạng khó tiêu. Ngoài ra, khó tiêu còn liên quan đến lối sống.
Nó xuất phát từ việc ăn uống không đúng cách, không đúng giờ, đúng bữa, bữa ăn không đủ chất dinh dưỡng… Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu, bia, t.huốc l.á, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến hệ tiêu hóa hoạt động không tốt.
Như vậy, khó tiêu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên không thể đổ oan do thực phẩm gây ra. Tuy nhiên, theo các bác sĩ của Viện Dinh dưỡng quốc gia, bất kỳ thực phẩm nào khi sử dụng đơn lẻ, không có sự kết hợp đa dạng trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Từ việc mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu và nhiều ảnh hưởng khác đối với sức khỏe.
Để không gây đầy bụng, khó tiêu cho chính bản thân thì chúng ta cần duy trì những bữa ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, cung cấp đủ nhóm chất dinh dưỡng chính:
Chất bột đường, đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng, chất xơ. Cần thay đổi thực đơn thường xuyên, không nên tập trung quá nhiều vào một loại thực phẩm nhất định.
Không nên nhịn ăn sáng và tối, không ăn quá nhiều. Khi bị đầy bụng hãy kiểm tra kỹ thực phẩm trước khi ăn và thêm chất xơ không hòa tan có nhiều trong bột lúa mì, các loại hạt, khoai tây vào chế độ ăn nhằm giúp cải thiện tốc độ tiêu hóa.
Khó tiêu – nguyên nhân đừng đổ lỗi tại thực phẩm
Rất nhiều người lầm tưởng rằng nguyên nhân gây khó tiêu là do thực phẩm, nhưng thực tế đó có thể là do thói quen ăn uống, lối sống và tình trạng đường tiêu hóa của mỗi người.
“Điểm danh” các nguyên nhân gây khó tiêu
Không ít người khi gặp phải tình trạng khó tiêu, thường có suy nghĩ đổ lỗi là do món ăn mà mình vừa sử dụng. Tuy nhiên, theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, liên quan tới vấn đề tiêu hóa hay khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này và các triệu chứng đi kèm để có phương hướng điều trị đúng đắn.
Khó tiêu có nhiều nguyên nhân khác nhau, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác. (Ảnh minh họa)
Do tình trạng bệnh lý
Trên thực tế, khó tiêu có thể là triệu chứng của các bệnh tiêu hóa tiềm ẩn như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét hay bệnh về túi mật. Khi đó, biểu hiện của chứng khó tiêu sẽ thường xuất hiện sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn, ăn quá nhanh hay ăn ngay trước khi đi ngủ, hoặc xuất hiện ở người bệnh đang có những căng thẳng, rối loạn tâm lý.
Lúc này, người bệnh có cảm giác cơn đau xuất phát từ vùng bụng trên, lan lên đến giữa ngực, vùng phía sau xương ức, vào cổ hoặc qua lưng, rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau gây ra do bệnh tim mạch, đòi hỏi người bệnh phải nhập viện để được can thiệp kịp thời.
Ngoài ra các bệnh về sỏi mật, tắc ruột, viêm tụy mạn tính hay bệnh về tuyến giáp, giảm lưu lượng m.áu tới ruột cũng được coi là có liên quan tới tình trạng khó tiêu. Liên quan tới nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của các chuyên gia y tế.
Các yếu tố về lối sống
Đây được coi là yếu tố chủ quan gây ra tình trạng khó tiêu. Nó xuất phát từ việc chúng ta ăn uống không đúng cách, không đúng giờ, đúng bữa, ăn quá nhanh, bữa ăn quá đơn điệu, không đủ chất dinh dưỡng…. Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu bia, t.huốc l.á, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến bộ máy tiêu hóa hoạt động không tốt.
Có rất nhiều lý do dẫn đến khó tiêu, điển hình là do các loại thuốc và lối sống không lành mạnh. (Ảnh minh họa)
Đừng đổ oan cho thực phẩm
Như vậy, khó tiêu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tự cho rằng, một thực phẩm hay món ăn nào đó, chẳng hạn như mì ăn liền gây ra tình trạng khó tiêu là không chính xác.
Phân tích cụ thể về trường hợp của mì ăn liền, TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, mì ăn liền vẫn tiêu hóa bình thường như các loại thực phẩm khác. Bởi vì, trong một gói mì ăn liền loại thông dụng (75 gram) chứa chủ yếu là tinh bột (40-50 gram); chất béo (10 – 13 gram) và thường không ít hơn 6,8 gram chất đạm.
Mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, phở,… có thời gian tiêu hóa trong cơ thể chúng ta khoảng 5 giờ, nhanh hơn cả thịt và cá (khoảng từ 12 – 24 giờ). Do mì ăn liền thuộc nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột, tạo năng lượng, nên khi sử dụng, để cân bằng dinh dưỡng, chúng ta nên phối hợp với các loại thực phẩm ở các nhóm khác như thịt, hải sản, trứng, rau, giá,…
Phổ biến nhất là mì ăn liền, thường bị hiểu lầm là nguyên nhân gây nên hiện tượng khó tiêu. (Ảnh minh họa)
TS.BS Trương Hồng Sơn cũng cho biết thêm, bất kỳ thực phẩm nào khi sử dụng đơn lẻ, không có sự kết hợp đa dạng trong thời gian kéo dài cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ví dụ như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ. Từ việc mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu và nhiều ảnh hưởng khác đối với sức khỏe nói chung.
Liên quan tới vấn đề thực phẩm, TS.BS Trương Hồng Sơn khuyên mọi người cần sử dụng một cách cân bằng, đa dạng, hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người.
Về nguyên tắc dinh dưỡng, một bữa ăn hoàn chỉnh cần phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính (chất bột đường; chất đạm; chất béo và vitamin, muối khoáng, chất xơ). Đồng thời, nên thay đổi thực đơn thường xuyên, bảo đảm khẩu phần ăn cân đối tỉ lệ và đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên tập trung quá nhiều vào một loại thực phẩm nhất định. Thời gian giữa các bữa ăn trong ngày cũng nên được phân bổ hợp lý, không nên nhịn ăn sáng và tối, không nên ăn quá no.
Một số lưu ý nhỏ khác cho những người thường xuyên bị đầy bụng:
– Hãy kiểm tra lại chất lượng đồ ăn trước khi ăn vì có thể do thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc bị nhiễm khuẩn.
– Thêm chất xơ không hòa tan trong chế độ ăn hằng ngày, giúp cải thiện tốc độ tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan có nhiều trong bột lúa mì, cám lúa mì, các loại hạt, đậu xanh và khoai tây.
– Massage là một liệu pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả tích cực giúp kích thích tiêu hóa, hạn chế táo bón, đặc biệt hiệu quả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ