Khổ vì bệnh “khó nói”

Tại Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người (khoảng 11% dân số) mắc chứng “khó nói” vì bàng quang tăng hoạt

Một số bệnh lý thường gặp về đường tiết niệu khiến nhiều quý cô, quý ông rơi vào tình huống “dở khóc dở cười”, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc…

Cứ 30 phút là mắc tiểu

Ca mới nhất là một phụ nữ mới 30 t.uổi, quê miền Trung, được Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tiếp nhận chữa trị. Suốt 2 tháng qua, chị N.T.K bị chứng buồn tiểu liên tục, cứ khoảng 30 phút là muốn đi 1 lần. Ban đêm chị cũng thường mất ngủ vì phải thức dậy đi tiểu, trung bình 2-3 lần/đêm, điều trị tại địa phương nhưng không hiệu quả.

Tại Khoa Niệu học chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược, các bác sĩ (BS) đã điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, kết hợp điều trị bằng thuốc. Sau một thời gian, chứng tiểu nhiều của chị K. giảm đến 70%.

Một trường hợp khác là bà H.T.L (55 t.uổi, ngụ TP HCM) tiểu trung bình hơn 10 lần/ngày trong nhiều năm qua, thi thoảng còn bị tiểu không kiểm soát nên cuộc sống bà gặp nhiều bất tiện, mặc cảm. Được điều trị điều chỉnh thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc kháng muscarinic nhiều tháng, bệnh vẫn không thuyên giảm. Các BS thay đổi phương án là tiêm Botox vào bàng quang, sau 4 tháng các triệu chứng mới cải thiện.

Phẫu thuật đặt mảnh ghép cho phụ nữ mắc bệnh sa sàn chậu tại Bệnh viện Bình Dân TP HCM

Theo PGS-TS-BS Nguyễn Văn Ân, Trưởng Khoa Niệu học chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược, các bệnh nhân mắc chứng bàng quang tăng hoạt với biểu hiện tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm. Thống kê cho thấy trên thế giới có khoảng 16%-17% dân số mắc bệnh. Tại Việt Nam, tỉ lệ này chiếm khoảng 11% dân số (hơn 10 triệu người).

Riêng tại các phòng khám tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược thời gian gần đây có nhiều người tìm đến với nhiều triệu chứng như tiểu gấp (đột nhiên có cảm giác rất muốn đi tiểu khó mà nhịn được), tiểu nhiều lần vào lúc thức (trên 8 lần/ngày), tiểu đêm làm mất giấc ngủ (trên 1 lần/đêm), són tiểu gấp. Bệnh gặp ở mọi độ t.uổi, nữ mắc nhiều hơn nam và đến nay y học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân.

Nỗi lòng biết tỏ cùng ai

Theo giới chuyên môn, bệnh són tiểu khó chịu có 2 loại thường gặp: Một là tiểu không kiểm soát được do gắng sức, thường xảy ra ở phụ nữ do suy yếu của các cơ vùng tầng sinh môn và co thắt kiểm soát sự đi tiểu. Dưới ảnh hưởng gia tăng áp lực ổ bụng, nước tiểu sẽ tự động thoát ra ngoài.

Hai là tiểu không kiểm soát do bàng quang hoạt động không ổn định hoặc hoạt động quá mức. Người bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, mặc cảm, tự ti trong sinh hoạt, công việc.

Theo BSCKI Nguyễn Thị Thái Hà, Bệnh viện Quốc tế City, bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ từ 40 t.uổi trở lên do vùng tầng sinh môn phụ nữ ở lứa t.uổi trên dễ bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai hoặc chịu ảnh hưởng về nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Tình trạng này khiến mô tế bào vùng cơ quan niệu – s.inh d.ục bị mềm hoặc nhão gây nên chứng són tiểu. Những phụ nữ trẻ làm việc căng thẳng, thường xuyên chơi thể thao hoặc nghỉ ngơi quá ít sau kỳ thai sản cũng dễ mắc bệnh lý này.

Ngoài ra, một “ bệnh khó nói” mà nhiều phụ nữ mắc bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti, chịu đựng là bệnh sa s.inh d.ục, sa sàng chậu. Theo thống kê của Hội Sàn chậu TP HCM, bệnh lý ảnh hưởng đến 40% phụ nữ ở độ t.uổi từ trên 40.

Đáng lo ngại là trong số này, cứ 5 người thì có 1 người bị sa từ 2 cơ quan trở lên. Bệnh này gây các rối loạn tiểu, rối loạn tiêu hóa, các rối loạn t.ình d.ục, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của phụ nữ. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh, mang thai và sinh con nhiều lần. Chị em có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc vì một điều tế nhị nhưng nhiều người lại cắn răng không dám nói với ai.

Trước đây, phương án can thiệp được thực hiện là cắt tử cung. Tuy nhiên, theo TS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, hiện nay một bước tiến mới trong điều trị bệnh này là phẫu thuật đặt mảnh ghép giúp phụ nữ nâng cao chất lượng cuộc sống đáng kể.

Với đàn ông, bệnh rối loạn cương là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Tại Bệnh viện Bình Dân, mỗi năm có khoảng 9.000 lượt nam giới đến thăm khám về bệnh này.

ThS-BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân, cho biết rối loạn cương không phải là một triệu chứng mà là một bệnh lý mà nam giới phải mất nhiều thời gian để phát hiện vì mặc cảm tự ti, xấu hổ. Nam giới rất ngại chia sẻ nỗi niềm của mình với bất cứ ai, điều này làm cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Chỉ khi nào vấn đề sức khỏe trở nên quá trầm trọng, họ mới quyết định tìm đến BS.

BS Dũng cũng chia sẻ ngoài các liệu pháp điều trị, đặc biệt là điều trị về mặt tâm lý, hiện nay có kỹ thuật đặt thể hang nhân tạo cũng là một trong những giải pháp giúp cho đàn ông cải thiện năng lực t.ình d.ục nếu chẳng may rơi vào bi kịch này.

Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ

Theo BS Nguyễn Văn Ân, những phụ nữ mắc chứng “khó nói” không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến các cơ sở chuyên khoa để được BS khám, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt rất quan trọng, có thể làm giảm tới 50% triệu chứng của bệnh. Quá trình điều trị có thể kéo dài, nhiều trường hợp các triệu chứng tái phát do không duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp hoặc tự ý ngưng thuốc. Do đó, người bệnh nên tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của BS để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Bài và ảnh: Nguyễn Thạnh

Theo nld.com.vn

Uống nước sáng và tối tốt cho cơ thể nhưng theo cách này dễ mắc bệnh nguy hiểm

Uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết cho sức khoẻ nhưng uống nước theo cách này dễ dẫn tới bệnh bàng quang tăng hoạt gây nguy hiểm cho cơ thể mà đa phần mọi người không để ý.

Khoa Niệu học chức năng (bệnh viện Đại học Y dược TP HCM) vừa tiếp nhận cho trường hợp bệnh nhân N.T.K, 35 t.uổi ở Phú Yên mắc phải chứng bệnh bàng quang tăng hoạt. Trước đó, chị có biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ban đêm chị cũng thường mất ngủ vì phải thức dậy để đi tiểu, trung bình 2 – 3 lần/đêm. Dù đã đi khám ở bệnh viện địa phương, sử dụng thuốc nhưng không hiệu quả.

Khi đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ đã chỉ ra thói quen uống nước quá nhiều vào cả buổi sáng và buổi tối mà chị này đang duy trì chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đây là biểu hiện của chứng bàng quang tăng hoạt. Sau khi điều trị tích cực, chỉnh lại thói quen sinh hoạt, uống nước quá nhiều kết hợp điều trị bằng thuốc kháng muscarinic, các triệu chứng bàng quang tăng hoạt của bệnh nhân đã khắc phục.

Uống nuocs không đúng cách dễ bị bàng quang tăng hoạt. Ảnh minh họa

Theo BS Bùi Cảnh Vin – Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, hội chứng bàng quang tăng hoạt được hiểu là khi ngưỡng kích thích buồn tiểu của bàng quang nhỏ hơn so với bình thường. Đối với người bình thường, khi bàng quang chứa từ 300-500 ml là ngưỡng để có kích thích dẫn đến buồn tiểu.

Bàng quang tăng hoạt liên quan đến các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, có hoặc không có triệu chứng tiểu gấp không kiểm soát kèm theo. Các triệu chứng này xuất hiện trong tình trạng không có các tổn thương bệnh lý tại chỗ và không có các tác nhân chuyển hóa có thể gây nên các triệu chứng trên.

Theo chuyên gia, nhiều người vẫn nghĩ khi buồn tiểu phải đi tiểu ngay mới tốt. Nhưng điều này lại là nguyên nhân dẫn tới chứng bàng quang tăng hoạt. Ngoài thói quen này, việc bổ sung nước cho cơ thể sáng và tối của nhiều người không đúng cũng là nguyên nhân.

Việc bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên là điều rất tốt. Trung bình mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 2500 ml nước. Ngoài việc cơ thể nạp khoảng 1000ml nước từ thực phẩm, mỗi ngày nên uống thêm 1700 ml. Tuy vậy, mức độ này còn phụ thuộc thể trạng, môi trường sống, tính chất công việc cũng như chế độ dinh dưỡng… Bởi vậy, việc bổ sung nước cần lắng nghe cơ thể.

Ths. BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho rằng, việc uống nước khi sáng thức dậy khoảng 100 – 250ml có thể giúp thận, gan thải độc và tăng cường chức năng tiêu hóa. Hay trước khi ngủ khoảng ít nhất khoảng 1 tiếng lượng nước nhỏ có thể ngăn ngừa sự tăng độ nhớt của m.áu vào ban đêm.

Uống quá nhiều nước trước khi ngủ sẽ làm tăng lượng nước tiểu về đêm, gây hại cho thận và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc uống nhiều nước có thể khiến bàng quang vẫn bị giãn ra trong suốt cả đêm. Lâu dần có thể gây hại tới bàng quang, bàng quang tăng hoạt. Tốt nhất, nên tránh uống nước 2 tiếng trước giờ đi ngủ.

Đặc biệt với những người có t.iền sử bệnh thận, lượng nước uống cần phải được kiểm soát. Khi lượng nước quá nhiều không được bài tiết ra ngoài sẽ dẫn đến phù nề, làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,….

Theo các chuyên gia, nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày, có thể bạn đã uống nhiều nước hơn mức cần thiết. Do đó, mọi người cần chú ý trong việc bổ sung nước vào buổi sáng và tối để tránh gây hại cho cơ thể.

Hà My

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *