Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh chuyển hoá đặc trưng bởi sự tăng glucose trong m.áu. Bệnh tiến triển mạn tính dẫn đến rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan như não, mắt, thần kinh, tim mạch và thận.
Bác sĩ CKII. Trần Thị Thùy Dung đang khám cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)
Trong số các biến chứng do bệnh ĐTĐ gây nên, biến chứng thận rất thường gặp. Một số nghiên cứu cho thấy, trên thế giới có khoảng 20 – 40% người bệnh ĐTĐ bị biến chứng thận.
Đây là một dạng biến chứng nguy hiểm vì diễn tiến âm thầm, dẫn đến suy thận giai đoạn cuối khiến người bệnh phải điều trị thay thế thận (lọc m.áu chu kỳ, ghép thận…) với chi phí điều trị cao. Ngoài ra, người bệnh ĐTĐ kèm bệnh thận mạn có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim tăng gấp 2,5 lần và nguy cơ t.ử v.ong tăng gấp 4 lần so với người bệnh ĐTĐ không kèm bệnh thận mạn.
BSCKII. Trần Thị Thùy Dung – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) cho biết, nguyên nhân dẫn đến biến chứng thận ở người bệnh ĐTĐ là do lượng đường trong m.áu cao kéo dài gây tổn thương các mạch m.áu nhỏ ở thận, từ đó dẫn đến tình trạng xuất hiện đạm bất thường trong nước tiểu, chức năng lọc của thận suy giảm, tiến triển nặng dần và gây ra suy thận giai đoạn cuối.
Nguy hiểm hơn, hầu hết những triệu chứng bệnh thận do ĐTĐ thường rất âm thầm trong giai đoạn đầu. Vì vậy, đa số người bệnh chủ quan, không chủ động thăm khám khiến các biến chứng này thường phát hiện ở giai đoạn muộn và gây khó khăn cho việc điều trị.
BSCKII. Trần Thị Thùy Dung – đang khám cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)
Điển hình, BV ĐHYD TP.HCM gần đây tiếp nhận điều trị cho bà Đ.T.T., 62 t.uổi, ngụ tại Bình Dương. Bà T. được chẩn đoán mắc ĐTĐ típ 2 từ nhiều năm về trước và đã được điều trị liên tục tại phòng khám Nội tiết BV ĐHYD TP.HCM.
Suốt 4 năm nay, bà T. thấy khỏe nên không đi tái khám nữa mà tự mua thuốc theo toa cũ uống. Gần đây bà T. cảm giác mệt mỏi trong người, phù 2 chân, huyết áp thường xuyên tăng cao. Khi đến bệnh viện kiểm tra lại, các bác sĩ chẩn đoán bà T. bị bệnh thận mạn giai đoạn 4 do biến chứng bệnh ĐTĐ.
Sau đó, các bác sĩ đã điều trị tích cực, giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết, huyết áp nhưng trong quá trình điều trị phải sử dụng nhiều loại thuốc với chi phí điều trị tăng lên rất nhiều.
Không may mắn như bà T., ông D.T.B. (58 t.uổi, ngụ tại TPHCM) mắc ĐTĐ đã lâu nhưng không đến khám và điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết. Thay vào đó, ông B. thường xuyên tìm hiểu những phương pháp điều trị không chính thống trên mạng internet.
Thời gian gần đây, ông B. cảm thấy mệt mỏi nhiều, sụt cân nhanh, phù 2 chân ngày càng tăng dần, khó thở và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đường huyết, huyết áp tăng cao kèm suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo cấp cứu. Mặc dù được điều trị tích cực, qua được cơn nguy kịch nhưng tình trạng suy thận của ông B. đã ở giai đoạn cuối, cần phải điều trị lọc m.áu định kỳ, sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết, huyết áp và các bệnh lý kèm theo khác.
Theo BS CKII. Trần Thị Thùy Dung, biến chứng thận do ĐTĐ có thể được phát hiện sớm thông qua việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tầm soát được chỉ định bởi các bác sĩ như: đ.ánh giá albumin trong nước tiểu (một loại đạm m.áu bị mất qua nước tiểu do thận bị tổn thương), tổng phân tích nước tiểu, công thức m.áu, ure m.áu, creatinine m.áu, siêu âm bụng…
Việc tầm soát phát hiện sớm giúp cho người bệnh ĐTĐ được điều trị một cách toàn diện, ngăn ngừa biến chứng thận xuất hiện hoặc diễn tiến nhanh. Trong trường hợp không được chẩn đoán và điều trị phòng ngừa sớm, người bệnh thường nhập viện ở giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị, gia tăng chi phí và tỉ lệ phục hồi thấp.
Để phòng ngừa biến chứng bệnh thận do ĐTĐ, các bác sĩ cho biết,việc kiểm soát đường huyết và huyết áp là yếu tố quan trọng nhất. Ngoài ra người bệnh cần uống đủ nước, không dùng các thuốc không rõ nguồn gốc hoặc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Việc kiểm tra định kỳ chức năng thận và nước tiểu sẽ góp phần phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần tránh tự ý sử dụng các thuốc có khả năng làm tổn thương thận và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thêm các thuốc khác.
TS BS. Trần Quang Nam – Trưởng Khoa Nội tổng hợp BV ĐHYD TPHCM chia sẻ: “Bệnh ĐTĐ một khi đã được chẩn đoán thì cần được điều trị sớm, theo dõi và duy trì suốt đời. Việc tuân thủ điều trị là rất quan trọng, giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh ĐTĐ gây ra, trong đó có biến chứng ở thận.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tham gia các chương trình tầm soát, giáo dục sức khỏe để hiểu rõ hơn về bệnh và được chẩn đoán, xử trí sớm những vấn đề sức khỏe của mình, từ đó có chất lượng cuộc sống tốt hơn”.
Nhằm giúp người có nguy cơ bị ĐTĐ và người bệnh ĐTĐ nhận biết những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết, từ đó có cách phòng ngừa và điều trị thích hợp, Khoa Nội tổng hợp BV ĐHYD TPHCM tổ chức “Chương trình sinh hoạt CLB người bệnh Đái tháo đường năm 2019″. Đến với chương trình, người tham dự sẽ được kiểm tra đường huyết, cung cấp kiến thức, giải đáp thắc mắc về biến chứng thận ở người bệnh ĐTĐ và các biện pháp phòng ngừa.
Bên cạnh đó, người tham dự cũng được chia sẻ về vai trò của người thân trong chăm sóc người bệnh ĐTĐ, hướng dẫn tập yoga cho người bệnh ĐTĐ.
Thời gian: 07h00 – 10h00, Chủ Nhật ngày 03/11/2019; Địa điểm: Tầng trệt, Khu A, BV ĐH Y Dược TPHCM, 215 Hồng Bàng, P. 11, Quận 5, TPHCM; Số điện thoại đăng ký tham dự miễn phí: 028 3952 5449.
Tiến Vượng
Theo GDTĐ
Bí kíp để tránh bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin…
Trong các thập niên gần đây, tại Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng các bệnh mạn tính không lây, trong đó có bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng và lối sống và có thể phòng tránh được.
Chúng ta cần hành động ngay để ngăn ngừa đái tháo đường, căn bệnh của thời đại.
Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai.
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương mắt, tổn thương bàn chân, rối loạn cảm giác, dễ n.hiễm t.rùng, vết thương lâu lành … ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Diễn tiến bệnh đái tháo đường thường âm thầm không triệu chứng và đa số trải qua giai đoạn t.iền đái tháo đường, còn đến khi xuất hiện triệu chứng thì thường đã muộn, có biến chứng.
Phát hiện t.iền đái tháo đường
Lượng glucose (đường) bình thường trong m.áu khi đói (nhịn ăn ít nhất là 8 giờ) là từ 70 – 100 mg/dL (3,9-5,5mmol/L); bệnh đái tháo đường được chẩn đoán khi lượng glucose trong m.áu khi đói cao hơn 126 mg/dL (> 7mmol/L).
Nếu lượng glucose trong m.áu khi đói từ 100 – 125 mg/dL (5,5 -7mmol/L) thì được xem là t.iền đái tháo đường, có nghĩa lượng glucose trong m.áu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường.
T.iền đái tháo đườngkhông gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Cách duy nhất để có thể xác định là xét nghiệm m.áu, thử lượng glucose trong m.áu lúc đói.
Những người có các yếu tố nguy cơ như quá cân, ít vận động thể lực, lớn hơn 50 t.uổi, t.iền căn trong gia đình có người bị đái tháo đường type 2, phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ hay sanh con nặng trên 4 kg nên xét nghiệm đường m.áu định kỳ để phát hiện sớm.
T.iền đái tháo đườnglà một dấu hiệu cho biết nguy cơ rất cao sẽ bị đái tháo đường type 2. Đã có các nghiên cứu chứng minh rằng sự tiến triển đến bệnh đái tháo đường type 2 có thể bị trì hoãn hay được ngăn ngừa vĩnh viễn nếu được bắt đầu can thiệp ngay từ khi phát hiện t.iền đái tháo đường .
Thay đổi lối sống hợp lý giúp ngăn ngừa đái tháo đường
Biện pháp can thiệp chính ở người t.iền đái tháo đườnglà giảm cân, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng và tăng cường vận động thể lực giúp ngăn ngừa hay làm chậm tiến trình xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2.
Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn lựa thực phẩm thông minh, ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây trong mỗi bữa ăn chính.
Đặc biệt, việc bổ sung sữa dành cho người đái tháo đường và t.iền đái tháo đường (có chỉ số đường huyết GI thấp) và chế phẩm từ sữa trong khẩu phần hàng ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoặc ăn quá nhiều bột đường… tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả, chọn lựa bột đường hấp thu chậm như gạo lứt, các loại hạt nguyên vỏ nguyên cám, phân bố bữa ăn hợp lý, ăn đủ bữa, không bỏ bữa ăn sáng.
Bên cạnh đó, cần kết hợp lối sống lành mạnh năng vận động (ít nhất 30-60 phút/lần, 5 ngày mỗi tuần), hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, t.huốc l.á… Giảm cân nếu có thừa cân béo phì, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng bằng: chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22.
Hãy hành động hôm nay cho ngày mai khỏe mạnh.
Bác sĩ CK1. Trần Thị Minh Nguyệt – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood
Theo giaoduc.net