Sáng 27/9, số ca mắc Covid-19 tại nước ta vẫn là 1.069, trong đó 35 người t.ử v.ong. Bệnh viện phải kiểm tra định kỳ việc thực hiện các công việc phòng, chống dịch, rút kinh nghiệm bài học của Đà Nẵng.
Ảnh minh họa
Tính từ 18h ngày 26/9 đến 6h ngày 27/9, Việt Nam có 0 ca mắc mới Covid-19. Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.069 trường hợp mắc Covid-19 (trong đó có 412 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 657 ca mắc trong nước). Có 35 trường hợp t.ử v.ong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (3) và Quảng Trị (1).
Việt Nam cũng bước vào ngày thứ 25 liên tiếp không ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 16.829, trong đó:
– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 272
– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.995
– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 5.562.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:
– Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
Lần 1: 4
Lần 2: 5
Lần 3: 13
– Số ca t.ử v.ong: 35 ca
– Số ca điều trị khỏi: 999 ca.
Cập nhật bệnh viện an toàn lên bản đồ chống dịch
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 mới đây, các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia đã phân tích, rút ra bài học một số bài học kinh nghiệm trong phòng, chống dịch thời gian qua. Đặc biệt bài học tại Đà Nẵng, khi để dịch bệnh lây lan những khoa điều trị bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Bệnh viện không thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch nên sau 2 tuần mới phát hiện ra. Vì thế, không được để bài học ở Đà Nẵng trở thành vô nghĩa.
Ban Chỉ đạo cũng giao Bộ Y tế rà soát ngay các hướng dẫn, quy trình phòng, chống dịch bệnh, chuyển thành danh sách các công việc (check-list) chi tiết nhất có thể, dễ hiểu, dễ làm đến tận từng cơ sở.
Theo đó, tất cả giám đốc bệnh viện phải kiểm tra định kỳ việc thực hiện các công việc phòng, chống dịch, báo cáo trực tuyến, cập nhật lên bản đồ chống dịch. Bộ Y tế sẽ khuyến nghị người dân chỉ nên đến khám, chữa bệnh tại những bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn, thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch bệnh.
Tương tự, Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ GD&ĐT phát động trong tất cả các trường học thực hiện định kỳ các công việc phòng, chống dịch, hiệu trưởng báo cáo hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo trường học an toàn, lớp học an toàn, từ đó lan tỏa ra cộng đồng, trong các công sở, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh… Qua đó góp phần nâng cao ý thức phòng, chống dịch của từng người dân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế phải chỉ đạo các bệnh viện đẩy mạnh hoạt động đăng ký khám bệnh qua mạng cho người dân để các cơ sở y tế có sự chuẩn bị trước, trừ những trường hợp cấp cứu; rà soát, siết lại việc thực hiện phân luồng khám, chữa bệnh trong bệnh viện; hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp xét nghiệm khi nghi nhiễm Covid-19 trong bệnh viện.
Bệnh viện ở Hà Nội đề phòng lây nhiễm COVID-19 thế nào?
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện hoả tốc yêu cầu các cơ sở y tế khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19.
Các bệnh viện Hà Nội đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, rà soát, hoàn thiện quy trình khám, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch
Theo đó các bệnh viện ở Hà Nội đã chuẩn bị biện pháp phòng va kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại các điểm khám chữa bệnh.
Hầu hết các bệnh nhân và người nhà ra vào bệnh viện Bạch Mai-Hà Nội đều được kiểm tra nhiệt độ và dán tiker nhận diện người ra vào bệnh viện
Tại các cửa ra vào phòng khám của khoa đều có nhân viên đo nhiệt độ và máy sát khuẩn tay tự động
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện hoả tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố; Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trực thuộc trường đại học; Y tế các Bộ, ngành đề nghị khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tại bệnh viện Thể thao Việt Nam người nhà bệnh nhân trước khi vào bệnh viện đều phải khai báo dịch tễ
Anh Trần Chiến Bình ở Hoàn Kiếm-Hà Nội cho biết:” Tôi đưa em gái vào bệnh viện mổ chân ,trước khi vào cổng cũng được các điều dưỡng bắt khai báo y tế có đi từ vùng dịch về hay không? tôi thấy việc khai báo như thế này cũng đỡ được phần nào đẩy lùi được dịch COVID-19 đang diễn ra ở Đà Nẵng mấy ngày nay”
Tại cổng bệnh viện Việt Pháp người ra vào cũng được các nhân viên y tế giám sát đo thân nhiệt
Tại bệnh viện Thanh Nhàn khu vực cách ly được bố trí riêng biệt để cho bệnh nhân nào nghi ngờ đến khám và khai báo y tế
Tại khoa khám bệnh của bệnh viện cũng được trang bị máy đo thân nhiệt và nước rửa tay khử khuẩn
Khu nhà C4 bệnh viện Việt Đức bảng thông tin được đặt trước khi bệnh nhân vào phòng đăng ký khám bệnh
Ban Chỉ đạo Quốc gia yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường các biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có t.iền sử dịch tễ chưa rõ ràng để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời
Cổng bệnh viện Phụ sản Trung Ương bảng biển thông báo được đặt bên ngoài và người nhà bệnh nhân phải đi qua cổng kiểm tra thân nhiệt và rửa tay khử khuẩn
Trước diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm của dịch COVID-19, đặc biệt tại TP Đà Nẵng, nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, Ban chỉ đạo Quốc gia điện UBND các tỉnh, thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện ngay các việc trên.
Tại công điện hoả tốc số 1158/CĐ-BCĐQG , Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cho biết, sau 99 ngày không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, từ ngày 23/7/2020 đến nay các bệnh viện đã phát hiện nhiều ca bệnh COVID-19 mới, trong đó có nhân viên y tế và tất cả đều chưa xác định được nguồn lây.
” Bước đầu cho thấy 15 ca mắc này có liên quan đến 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Hiện tại có thể chắc chắn có sự lây nhiễm trong bệnh viện”- PGS.TS Trần Đắc Phu nói.