Không chủ quan trong việc tuân thủ điều trị đái tháo đường

Bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là tình trạng loét, n.hiễm t.rùng hoặc phá hủy các mô bàn chân.

Một trường hợp cụ thể, ngày 10/1, Bệnh viện Nội tiết trung ương thông tin đã tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nam V.Q.Th. (53 t.uổi, tại Phúc Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) bị loét hoại tử n.hiễm t.rùng cẳng bàn chân trái kèm theo bệnh nền.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng n.hiễm t.rùng nặng, viêm phổi, suy tim, đái tháo đường type 2, suy kiệt cơ thể, vết thương bàn cẳng chân trái hoại tử lan rộng với tổn thương nặng nề.

Theo t.iền sử, bệnh nhân Th. có nhiều bệnh lý nền đi kèm như mắc đái tháo đường 15 năm, tăng huyết áp 3 năm. Hai năm trước đã từng phải cắt cụt 1/3 trên đùi phải do liên quan tới biến chứng đái tháo đường.

Bệnh nhân đã được điều trị tích cực và toàn diện tại khoa Điều trị tích cực và khoa Chăm sóc bàn chân như. Sau 1 tháng điều trị, vết thương và toàn trạng ổn định, bệnh nhân được xuất viện và được hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, khi trở về nhà bệnh nhân không tuân thủ các yêu cầu trong phòng và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sỹ nên đã xảy ra tình trạng vết thương ở bàn chân chảy dịch, tổn thương nặng kèm theo xuất hiện mệt mỏi nhiều, hoa mắt, chóng mặt, khó thở. Bệnh nhân được người nhà chuyển tới khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Nội tiết trung ương) cấp cứu.

Dựa trên quá trình thăm khám và kết quả cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán n.hiễm t.rùng bàn chân trái, viêm xương, theo dõi nhiễm khuẩn huyết, thiếu m.áu mức độ nặng, suy tim, tràn dịch đa màng trên nền bệnh đái tháo đường type 2 – tăng huyết áp – tắc động mạch chi dưới.

BS Tôn Thất Kha – Trưởng khoa Điều trị tích cho biết: “Sau 10 ngày điều trị, hiện tại tình trạng của bệnh nhân Th. đã cải thiện, đường huyết ổn định, sinh hoạt ăn uống dần trở lại bình thường. Đây là trường hợp điển hình do thiếu ý thức trong việc kiểm soát đường huyết, lối sống, chế độ dinh dưỡng không hợp lý cùng tâm lý bi quan do đã bị cắt cụt đùi phải cách đây hai năm, dẫn tới tình trạng bệnh nhân phải tái nhập viện để điều trị, làm cho quá trình điều trị trở lên khó khăn hơn”.

Theo BS Nguyễn Ngọc Thiện – Phó Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân (Bệnh viện Nội tiết trung ương) với người bệnh đái tháo đường, biến chứng loét chân là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không phải do chấn thương. Việc điều trị bàn chân đái tháo đường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức chưa đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đa số người bệnh chỉ đến khám khi bàn chân đã n.hiễm t.rùng nặng hoặc hoại tử lan rộng, khi đó việc cứu bàn chân trở nên vô cùng khó khăn.

Theo ước tính, trên toàn cầu có khoảng 83 tới 148 triệu người mắc đái tháo đường được cho là có thể xuất hiện vết loét bàn chân trong suốt cuộc đời, và một nửa số vết loét này sẽ bị n.hiễm t.rùng với hơn 15% phải cắt cụt chi dưới.

Mặc dù được chăm sóc có hệ thống nhưng các vết thương này thường chậm liền, nguy cơ cắt cụt rất cao, nếu không được chăm sóc toàn diện thì nguy cơ vết thương có thể tái phát và lan rộng, dẫn đến cắt cụt chi. Các biện pháp phòng bệnh và chăm sóc vết thương rất quan trọng vì các vết thương này thường bị tái phát ở 30% trường hợp trong năm đầu tiên sau khi khỏi vết thương cũ.

Người bệnh đái tháo đường nên chọn loại bánh mì nào?

Bánh mì là thực phẩm phổ biến, tiện dụng, tuy nhiên nhiều người đái tháo đường kiêng hoàn toàn bánh mì vì lo sợ tăng đường huyết.

Điều này có đúng không và người đái tháo đường cần lưu ý gì khi ăn bánh mì?

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát mức tiêu thụ carbohydrate để duy trì ổn định đường huyết. Tuy nhiên, bánh mì lại là thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, đặc biệt là bánh mì trắng. Vậy người bệnh đái tháo đường nên chọn loại bánh mì nào?

1. Vì sao người bệnh đái tháo đường nên hạn chế bánh mì trắng?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, các bác sĩ thường khuyên người bệnh cần kiểm soát mức tiêu thụ carbohydrate để duy trì ổn định lượng đường trong m.áu.

Carbohydrate bao gồm: tinh bột, đường và chất xơ. Khi tiêu thụ carbohydrate, cơ thể sẽ p.hân h.ủy carbohydrate thành glucose. Carbohydrate có loại đơn giản và phức tạp.

Carbohydrate đơn giản: Loại carbs này được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn carbohydrate phức tạp. Carbohydrate đơn giản có trong các sản phẩm sữa, đường ăn, bánh, kẹo, nước ngọt, xirô, gạo trắng, bánh ngọt, bánh mì trắng… Khi tiêu thụ carbohydrate đơn giản được hấp thu nhanh hơn, làm tăng lượng đường trong m.áu một cách nhanh chóng.

Carbohydrate phức tạp: Cung cấp năng lượng bền vững, duy trì ổn định lượng đường trong m.áu. Carbohydrate phức tạp có trong các loại đậu, khoai, ngô, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám.

Đó là lý do người bệnh đái tháo đường cần hạn chế hoặc tránh các thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate đơn giản, ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, các loại bánh ngọt, bánh mì trắng… Vì những thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao, khi ăn vào cơ thể sẽ được hệ tiêu hóa hấp thu rất nhanh, khiến lượng đường trong m.áu tăng đột biến.

Tiêu thụ bánh mì trắng làm từ ngũ cốc tinh chế làm tăng nhanh đường trong m.áu.

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên gia Nội tiết – Đái tháo đường, cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường là người bệnh gặp vấn đề trong việc sản xuất hoặc sử dụng insulin khiến cơ thể không thể sử dụng được glucose làm cho glucose tăng cao trong m.áu. Vì thế, để kiểm soát lượng đường trong m.áu thì bên cạnh dùng thuốc, người bệnh phải chú ý đến việc lựa chọn cũng như tiêu thụ thức ăn dạng tinh bột một cách hợp lý.

Về nguyên tắc ăn uống, người bệnh đái tháo đường cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, kiểm soát lượng carbohydrate ăn vào (vì carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong m.áu), nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Trong số các loại tinh bột tốt làm tăng đường huyết ít và từ từ, đồng thời có giá trị dinh dưỡng cao có ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm: gạo lứt, yến mạch, lúa mì, lúa mạch nguyên chất…

2. Loại bánh mì nào phù hợp cho người bệnh đái tháo đường?

Bánh mì nguyên cám

Khác với ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm các thực phẩm như: cám, gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mạch, sản phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám… có nhiều lợi ích cho sức khỏe vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Bánh mì nguyên cám được làm từ bột mì nguyên cám, nó vẫn giữ lại được lớp vỏ cám và mầm của hạt lúa mì nên rất giàu dưỡng chất như chất xơ, vi chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Bánh mì nguyên cám không chỉ có thành phần là lúa mì nguyên hạt mà còn được làm từ lúa mạch đen, yến mạch…

Trong 100g bột mì nguyên cám chỉ chứa 340 calo và khoảng 4% đường, chứa carbohydrate tốt, không làm tăng đột biến đường trong m.áu nên phù hợp cho người bệnh đái tháo đường.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh đái tháo đường nên chọn bánh mì nguyên cám thay cho bánh mì trắng. Vì bánh mì trắng được làm từ bột mì trắng đã qua chế biến kỹ, thường có thêm đường và sữa.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn bánh mì nguyên cám.

Bánh mì ngũ cốc nảy mầm

Bánh mì ngũ cốc nảy mầm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt ngâm trong nước cho nảy mầm. Sau đó, mầm được để ráo nước và nghiền nhỏ để làm nguyên liệu làm bánh mì. Quá trình nảy mầm phá vỡ carbohydrate và protein trong hạt, giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Nghiên cứu cho thấy, việc nảy mầm làm tăng nồng độ chất xơ thô. Bánh mì làm từ lúa mì nảy mầm cũng thường chứa hàm lượng protein, vitamin C và B cao hơn.

Quá trình nảy mầm của ngũ cốc sẽ vô hiệu hóa các chất ức chế enzyme cũng như lượng đường có thể gây lên men và tạo khí trong ruột. Do đó, nhiều người có thể bị đầy hơi và chướng bụng khi ăn bánh mì thông thường nhưng không có phản ứng tương tự khi ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nảy mầm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *