Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) trong toàn tỉnh từ đầu năm 2020 đến nay giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến ngày 27/9/2020 (tuần 39), toàn tỉnh ghi nhận 1.791 ca SXH, giảm 52,96% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy số ca mắc SXH giảm, nhưng hiện nay đang vào mùa mưa, thời tiết ẩm, ngành y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan với bệnh SXH; thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh SXH như: diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường xung quanh nhà, ngủ mùng để tránh muỗi đốt,…
Cán bộ xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc hướng dẫn người dân súc lu để diệt lăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết
Bác sĩ chuyên khoa II Dương Ân Hận – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, phòng, chống bệnh SXH từ đầu năm 2020 đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp các địa phương tổ chức 3 chiến dịch diệt lăng quăng, lồng ghép truyền thông, tư vấn các biện pháp phòng bệnh cho người dân trong tỉnh; phun xịt hóa chất diệt muỗi, xử lý trên 1.000 ổ dịch.
Hiện tại, tình hình bệnh SXH trong tỉnh giảm, được kiểm soát tốt, riêng khu vực các huyện: Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh, TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc có số ca mắc tăng hơn so với các địa phương khác trong tỉnh. Hiện tại, ngành y tế các địa phương đang tăng cường tuyên truyền cho người dân phòng bệnh SXH; thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng tại các xã, phường, thị trấn.
Tại huyện Lai Vung, từ đầu năm 2020 đến nay, ngành y tế huyện đã thực hiện 3 chiến dịch diệt lăng quăng, phát hàng ngàn tờ bướm tuyên truyền cho người dân về phòng bệnh SXH. Tính đến tuần 39, toàn huyện có 274 ca mắc SXH, giảm 27 ca so với cùng kỳ năm 2019. Tuy số ca mắc SXH so với cùng kỳ có giảm nhưng hiện ở một số xã tình hình bệnh SXH vẫn còn xảy ra.
Xã Tân Hòa tính đến tuần 39, toàn xã xảy ra 46 ca mắc SXH, tăng 14 ca so với cùng kỳ năm 2019. Chị Nguyễn Thị Thu Vân (SN 1983) ngụ ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa chia sẻ: “Tôi có 2 đứa con (1 bé 6 t.uổi và 1 bé 8 t.uổi) vừa qua bị bệnh SXH. Trước đó, tôi cũng được nhân viên y tế ở xã tuyên truyền về bệnh SXH, nhưng nghĩ con mình sẽ không mắc. Sau khi con tôi bị bệnh, nhân viên y tế xã đã đến nhà phun xịt hóa chất diệt muỗi, hướng dẫn tôi các biện pháp phòng bệnh. Sắp tới, tôi sẽ chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh SXH để đảm bảo an toàn cho các con và gia đình”.
Ông Nguyễn Văn Các – Trưởng Trạm Y tế xã Tân Hòa cho biết: “Xã có 2 ấp có số ca mắc SXH cao là ấp Tân Thuận 15 ca, ấp Hòa Bình 21 ca, vừa qua, địa phương đã xử lý 29 ổ dịch tại 2 ấp. Đồng thời cũng tuyên truyền, vận động bà con các biện pháp phòng bệnh SXH. Tình hình bệnh SXH tại địa phương hiện còn diễn biến phức tạp, Trạm Y tế đang phối hợp các ban, ngành địa phương tăng cường tuyên truyền về bệnh SXH, tiếp tục vận động người dân chủ động diệt lăng quăng, vệ sinh khu vực xung quanh nhà,… để phòng bệnh SXH tốt hơn”.
“Hiện tại, khó khăn trong công tác phòng bệnh SXH ở huyện hiện nay là khi có đợt mở chiến dịch diệt lăng quăng, đến nhà vận động, tuyên truyền thì người dân rất tích cực làm theo. Khi qua chiến dịch rồi, một số người dân vẫn còn quên diệt lăng quăng hàng tuần, cộng thêm mùa mưa ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và gây bệnh.
Ngành y tế huyện tiếp tục phối hợp các xã, thị trấn nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân phòng bệnh SXH. Đặc biệt là giám sát chặt chẽ những nơi đã xảy ra ổ dịch và các xã dự báo có nguy cơ cao như: Tân Hòa, Long Thắng, Tân Thành, Vĩnh Thới, Phong Hòa và Định Hòa để theo dõi tình hình bệnh SXH” – ông Nguyễn Anh Dũng – Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật – HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Lai Vung cho biết.
Còn ở huyện Cao Lãnh, theo Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh, tính đến tuần thứ 39, toàn huyện có 243 ca mắc SXH, giảm 229 ca so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, vài tuần trở lại đây ở các xã, thị trấn vẫn còn xảy ra bệnh SXH. Số bệnh nhân mắc SXH nhập viện điều trị tại Khu điều trị của Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh trong tháng 8 và tháng 9/2020 tăng (cụ thể, tháng 8/2020 có 14 ca, tháng 9/2020 là 28 ca).
Chị Nguyễn Thị Ba (37 t.uổi) ngụ ấp Mỹ Hưng Hòa, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh có con trai 13 t.uổi đang nhập viện điều trị SXH tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh nói: “Con trai tôi sốt liên tục 2 ngày. Tôi cho con uống thuốc hạ sốt rồi nhưng con vẫn sốt lại nên tôi đưa đến cơ sở y tế mới biết con bị SXH. Qua 7 ngày điều trị, bệnh đã thuyên giảm, tôi rất mừng”.
Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Văn Mười Hai – Trưởng khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh chia sẻ: “Bệnh SXH hiện nay chưa có vắc-xin phòng ngừa và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, người dân nên tuân thủ các khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế. Khi trẻ có các biểu hiện như: sốt liên tục nhiều lần, tái đi tái lại, toàn thân xung huyết ửng đỏ, đau mình, ăn uống kém, lừ đừ,… đó là những triệu chứng ban đầu của bệnh SXH, người nhà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị”.
T.rẻ e.m bị bệnh sốt xuất huyết đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh. Ảnh: M.XUYÊN
Trước diễn biến phức tạp của bệnh SXH, từ nguồn kinh phí của huyện, Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh phối hợp các địa phương triển khai thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng, lồng ghép truyền thông phòng, chống SXH trên địa bàn 18 xã, thị trấn từ ngày 29/9 – 2/10/2020. Mục tiêu của chiến dịch là huy động người dân chung tay diệt lăng quăng để phòng bệnh SXH.
Bên cạnh sự vào cuộc của ngành y tế, các ban, ngành và địa phương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng bệnh SXH, nhất là tuyên truyền đến người dân không nên chủ quan với bệnh SXH, mỗi gia đình hàng tuần hãy dành khoảng 1 giờ thực hiện vệ sinh khu vực xung quanh nhà, loại bỏ các vật phế thải chứa nước ứ đọng; cọ rửa, súc lu, khạp,… để không còn nơi cho muỗi đẻ trứng, gây bệnh. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: ngủ mùng, vệ sinh nhà cửa thoáng mát,… để bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Cẩn trọng bệnh truyền nhiễm từ muỗi vào mùa
Những cơn mưa gần đây xuất hiện ngày càng nhiều chính là dấu hiệu cho thấy sốt xuất huyết bước vào mùa dịch. Số ca mắc được nhận định sẽ tăng trong thời gian sắp tới.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trong thời gian bùng phát dịch Covid-19, tại TP.HCM, hệ thống giám sát dịch bệnh vẫn ghi nhận có khoảng 100-200 bệnh nhân sốt xuất huyết mỗi tuần. Tổng số ca bệnh được báo cáo trong 23 tuần qua khoảng 7.300 ca.
“Những cơn mưa gần đây xuất hiện ngày càng nhiều chính là dấu hiệu cho thấy sốt xuất huyết bước vào mùa dịch hàng năm”, bác sĩ Hưng nói.
BSCKII Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cũng cho biết theo ghi nhận của HCDC, trong thời gian giám sát dịch Covid-19 kết hợp sốt xuất huyết, ngành y tế đã phát hiện vật chứa nước có lăng quăng tại nhiều khu vực dân cư. Do đó, khi mưa xuống, chắc chắn số ca sốt xuất huyết sẽ tăng trong thời gian sắp tới.
“Việc phòng chống sốt xuất huyết ngay từ thời điểm này hết sức cần thiết. Với Covid-19, chúng ta có biện pháp giãn cách xã hội và t.iêu d.iệt mầm bệnh trước khi vào cơ thể. Tương tự với sốt xuất huyết, muốn không mắc bệnh thì ngăn chặn nguồn lây từ muỗi, ngăn không cho muỗi đốt là biện pháp phòng bệnh tốt nhất”, bác sĩ Dũng nói.
Sốt xuất huyết đang vào mùa, có thể gây biến chứng nặng nếu phát hiện bệnh muộn. Ảnh: Bích Huệ.
Bác sĩ Dũng cho biết trong tuần 24, thành phố ghi nhận có 114 ca bệnh sốt xuất huyết. Số ca tích lũy đến nay là 7.291 ca, giảm 69,9% so với cùng kỳ năm 2019 (24.191 ca), không có ca t.ử v.ong.
Đặc biệt, số ca bệnh trong tuần ở quận 4, 12, Tân Bình, Tân Phú và Hóc Môn tăng nhẹ so với trung bình 4 tuần trước.
Cũng trong tuần qua, thành phố ghi nhận thêm 9 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 11 phường, xã thuộc 8/24 quận, huyện, tăng 4 ổ dịch mới so với tuần trước.
Tổng cộng 41 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 37 phường, xã thuộc 15/24 quận, huyện. Trong 41 lượt giám sát kiểm dịch tại cộng đồng, ngành y tế ghi nhận duy nhất quận 11 không đạt.
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết trong 10 năm trở lại đây, qua giám sát dịch tễ, ngành y tế ghi nhận số lượng lớn người lớn mắc sốt xuất huyết, thậm chí chuyển biến nặng.
Sốt xuất huyết có 2 triệu chứng đặc trưng là sốt và xuất huyết. Trong đó, sốt cao từ 5-7 ngày là dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết nhất.
Khi sử dụng kem xua muỗi, người dân cần lựa chọn kem được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về độ t.uổi sử dụng.
“Kem xua muỗi không phải là biện pháp duy nhất bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất xuất huyết. Cách tốt nhất là làm sạch môi trường sống, không để đọng nước làm phát sinh sốt xuất huyết và các bệnh lây truyền qua muỗi”, bác sĩ Nga khuyến cáo.