Không chủ quan với Covid-19

4 năm trước, ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.

Sau 4 năm, mặc dù đại dịch này đã được WHO dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu, song đến nay tổ chức này vẫn cảnh báo thế giới cần hết sức thận trọng với Covid-19.

Covid-19 từng là nỗi ám ảnh của thế giới, vì vậy không thể lơ là trước sự biến đổi của virus SARS-CoV-2.

5 “biến thể đáng quan ngại”

Đại dịch Covid-19 gây ra bởi virus SARS-CoV-2 bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) và thế giới chưa từng ghi nhận virus nào có tốc độ lây lan “chóng mặt” như virus này.

Ngày 30/1/2020, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) về sự bùng phát toàn cầu của Covid-19. Đây là mức báo động cao nhất theo luật pháp quốc tế đối với một dịch bệnh.

Đến ngày 11/3/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Vào thời điểm đó, virus SARS-CoV-2 có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với trên 121.000 ca nhiễm, trong đó có hơn 4.300 ca t.ử v.ong. Thế nhưng, chỉ 1 năm sau số ca nhiễm trên thế giới đã tăng gấp hơn 1.500 lần, lên hơn 181,7 triệu ca và số ca t.ử v.ong tăng hơn 630 lần, lên hơn 2,6 triệu ca.

Trong hơn 4 năm qua, virus này đã lan tới hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, WHO ước tính trên phạm vi toàn cầu, số người t.ử v.ong do Covid-19 khoảng 7 triệu người.

Thời gian qua, thế giới đã chứng kiến diễn tiến dịch căng thẳng do virus SARS-CoV-2 không chỉ tấn công bằng chủng gốc mà đã biến đổi thành 5 “biến thể đáng quan ngại” gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron, cùng hàng chục biến thể đáng quan tâm khác. Các biến thể sau dường như vượt trội hơn các biến thể trước về khả năng kháng vaccine, kéo theo tốc độ lây nhiễm cao hơn, đẩy số ca nhiễm mới liên tục lập kỷ lục.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các protein S của virus SARS-CoV-2 gắn với thụ thể ACE-2 mà thụ thể này có mặt ở nhiều loại tế bào như: phế nang, thận, ruột, tế bào gan và cả tương bào nên virus có thể gây tổn thương cho toàn cơ thể.

Không thể lơ là

4 năm qua, để ứng phó với đại dịch, ban đầu, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách đóng cửa, kêu gọi giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, cách ly các ca bệnh, kêu gọi rửa tay, khử trùng và tiến hành bảo vệ những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nhưng từ năm 2021, nhờ những nỗ lực nghiên cứu sản xuất vaccine và tăng tốc chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 trên toàn cầu đã giúp thế giới, trong đó có Việt Nam bước vào giai đoạn thích ứng linh hoạt với Covid-19.

Sau 4 năm, hàng tỷ liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm cho người lớn và t.rẻ e.m trên khắp thế giới. WHO ước tính gần 90% dân số toàn cầu đã có được kháng thể chống lại virus Covid-19 thông qua tiêm chủng hay đã từng mắc Covid -19 trước đó. Nhờ vậy mà đại dịch đã trên đà giảm.

Trong một diễn biến tích cực, ngày 5/5/2023, WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu. WHO cho biết, việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế là dấu hiệu cho thấy những tiến bộ thế giới đã đạt được trong những lĩnh vực này. Đây là một bước quan trọng hướng tới chấm dứt đại dịch đã cướp đi tính mạng của hơn 6,9 triệu người.

Tuy nhiên, ở thời điểm này WHO cũng nêu rõ quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu không có nghĩa Covid-19 không còn là mối đe dọa. Theo các chuyên gia, hiểm họa từ dịch Covid-19 luôn hiện hữu bởi virus SARS-CoV-2 không ngừng biến đổi. Từ cuối năm 2023 đến nay, số ca mắc bệnh đang có chiều hướng gia tăng ở mức báo động tại nhiều nước, cho thấy thế giới không thể lơ là, chủ quan, đòi hỏi các nước phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản về dịch bệnh.

Theo số liệu của WHO, khoảng 10.000 ca t.ử v.ong vì Covid-19 đã được ghi nhận trong tháng cuối cùng của năm 2023. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 gia tăng trong tháng 12/2023 do các hoạt động tiếp xúc trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.

Cẩn trọng di chứng hậu Covid-19

Từ tháng 10/2021, thế giới có những định nghĩa về hội chứng hậu Covid-19. Đây là tình trạng bệnh ở những người đã từng mắc nhiễm hoặc nghi ngờ mắc Covid-19, có những triệu chứng dai dẳng kéo dài ít nhất 2 – 3 tháng trở lên. Triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, có cả triệu chứng tâm thần, thậm chí rối loạn nhận thức. Những triệu chứng này có thể mới khởi đầu sau khi hồi phục hoặc dai dẳng kéo dài từ khi mới nhiễm bệnh.

TS.BS Trần Văn Giang – Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, một số triệu chứng của hậu Covid-19 có thể kéo dài từ 6 tháng trở lên. Hậu Covid-19 có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như hô hấp, huyết học, tim mạch, thần kinh, thận tiết niệu, nội tiết, tiêu hóa và gan mật, da liễu hay hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m.

Còn theo PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các di chứng hậu Covid-19 có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người như, rối loạn về tinh thần, thể chất, trầm cảm, tức ngực, khó thở, hệ tim mạch. Các triệu chứng hậu Covid-19 không phải ai cũng bị, nhưng nếu bị phải quan tâm để chữa trị dứt điểm chứ không thể cho rằng, đó chỉ là bệnh bình thường.

Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng cần nhập viện hoặc lớn t.uổi, có bệnh nền mà còn gặp ở những người trẻ t.uổi, mắc bệnh nhẹ. Trong đó, khoảng 1/5 bệnh nhân độ t.uổi 18 – 34, không nhập viện, không triệu chứng vẫn có triệu chứng hậu Covid-19.

Phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19 lứa t.uổi 17 – 87, thời gian 14 – 110 ngày sau nhiễm Covid-19, ghi nhận 55 nhóm tác động lâu dài với nhiều triệu chứng, hậu quả để lại trên cơ thể. Khoảng 80% bệnh nhân từng nhiễm có ít nhất một triệu chứng kéo dài, thậm chí có ghi nhận đến 5 triệu chứng.

Theo các chuyên gia y tế, với những bệnh lý nhiễm virus khác, sau khi khỏi bệnh là khỏi hoàn toàn còn với Covid-19, virus vẫn tiềm ẩn trong cơ thể.

ECDC: Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở châu Âu đã được cải thiện

ECDC cho biết các chỉ số về tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ bệnh nhân tại phòng chăm sóc đặc biệt, tỷ lệ t.ử v.ong vì COVID-19… đều ở mức thấp nhất trong 12 tháng qua.


Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/2, phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn báo cáo được công bố cùng ngày của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đ.ánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19 ở lục địa này đã cải thiện trong tuần thứ 4 của năm 2023 (tuần kết thúc vào ngày 29/1).

ECDC chỉ ra rằng dữ liệu được báo cáo cho thấy tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu có sự cải thiện về tổng thể và liên tục.

Các chỉ số về tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ bệnh nhân tại phòng chăm sóc đặc biệt, tỷ lệ t.ử v.ong vì COVID-19… đều ở mức thấp nhất trong 12 tháng qua.

Tuy nhiên, một số quốc gia châu Âu đã báo cáo mức gia tăng các ca mắc trong thời gian gần đây, dù các chỉ số vẫn tương đối thấp ở những nước bị ảnh hưởng.

ECDC lưu ý mặc dù tình hình dịch tễ học đã được cải thiện, COVID-19 vẫn tiếp tục đè nặng lên các hệ thống y tế của EU và Khu vực Kinh tế châu Âu.

Đặc biệt, tổng cộng có hơn 1.000 trường hợp t.ử v.ong vì COVID-19 đã được báo cáo tại 26 quốc gia EU và Khu vực Kinh tế châu Âu trong tuần thứ 4 của năm 2023.

Vì vậy, ECDC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine mũi nhắc lại phòng virus SARS-CoV-2, nhất là đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *