Không lơ là kiểm soát bệnh lý mạn tính dịp Tết

Những xáo trộn trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cùng tâm lý mải vui trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán khiến không ít người mắc bệnh mạn tính lơ là theo dõi, kiểm soát bệnh.

Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra các biến chứng trầm trọng, gây khó khăn trong quá trình điều trị, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

“Chung sống hòa bình” 10 năm với căn bệnh viêm gan B mạn tính nhờ tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, thế nhưng, chỉ vì tâm lý mải vui Tết đón Xuân, ông Nguyễn Xuân P. (45 t.uổi, ở Hà Nội) lập tức phải nhập viện ngay đêm 30 Tết trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, vàng mắt, vàng da.

Ảnh minh họa.

Theo lời ông P., ông có t.iền sử viêm gan B mạn tính đang điều trị thuốc kháng virus theo phác đồ 10 năm nay. Tuy nhiên, thời gian dài không thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh cùng tâm lý mải mê sắm sửa đón Tết, ông chủ quan bỏ thuốc điều trị hơn 1 tháng và gặp hậu quả như vậy.

Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, TS.Ngô Chí Cương, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, đây là đợt cấp của viêm gan B mạn do đột ngột dừng thuốc thuốc kháng virus, lượng virus HBV trong cơ thể bệnh nhân bùng phát với tải lượng lớn khiến cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại.

Trường hợp trên, nếu bệnh nhân không đến thăm khám và được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến suy gan, hôn mê gan, mất chức năng gan và nặng nề nhất là t.ử v.ong nếu không được ghép gan.

Theo Bộ Y tế, các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ… là nguyên nhân khiến 40 triệu người trên thế giới t.ử v.ong mỗi năm.

Mắc bệnh mạn tính cần xác định chung sống với bệnh cả đời, chỉ một phút lơ là có thể đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Thấu hiểu tâm lý chung của người dân thường bỏ bê sức khỏe trong dịp Tết, TS.BS Ngô Chí Cương chỉ ra 5 chìa khóa người mắc bệnh cần tuân thủ để đảm bảo kiểm soát tốt bệnh.

Theo đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mạn tính tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ cùng khả năng đáp ứng thuốc tốt có thể sống khỏe mạnh như người bình thường.

Bởi vậy, để thành công trong quá trình điều trị bệnh cần sự kỷ luật, kiên trì tuyệt đối của người bệnh với phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.

Trong kỳ nghỉ Tết dài ngày, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều đặn và đúng liều, đặc biệt không tự ý thay thế bằng thuốc nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.

Nếu phải di chuyển ra ngoài du xuân, chúc Tết, đừng quên mang theo thuốc để tránh gây gián đoạn hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, cần sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mâm cao cỗ đầy cùng những món “chỉ Tết mới được ăn” dễ dàng khiến người bệnh nuông chiều bản thân và vô tình lãng quên chế độ dinh dưỡng cần tuân thủ.

Tuy nhiên, trong điều trị các bệnh mạn tính, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Tùy từng loại bệnh, mức độ, biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chẳng hạn, người mắc tiểu đường cần lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, người mắc tim mạch nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, người mắc gút được khuyến cáo kiêng thực phẩm chứa nhiều axit uric…

Thực tế, nhiều trường hợp chủ quan không tuân thủ chế độ dinh dưỡng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị bệnh, gây tốn kém chi phí và biến chứng nguy hại đến sức khỏe.

Duy trì luyện tập thể dục thể thao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động thể chất được coi là đơn thuốc vàng trong điều trị bệnh mạn tính.

Việc rèn luyện thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng cơ thể, tình hình bệnh lý giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, nâng cao sức bền và kiểm soát tốt cân nặng

Kỳ nghỉ Tết kéo dài khiến cơ thể trở nên “ì ạch”, các thói quen luyện tập thông thường dễ dàng bị phá bỏ, tuy nhiên người mắc bệnh mạn tính cần duy trì thực hiện các hoạt động thể chất xuyên suốt dịp lễ để bảo vệ sức khỏe.

Hạn chế tối đa uống rượu, bia. Ngày Tết sum vầy, cùng nâng ly rượu, bia chúc sức khỏe là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.

Thế nhưng, với những người mắc bệnh mạn tính cần hạn chế tối đa các loại thức uống này bất kể dịp Lễ Tết nào.

Người mắc bệnh gan nạp quá nhiều rượu, bia sẽ gây tổn hại trực tiếp đến tế bào gan, người mắc Gout tăng nguy cơ bùng phát đợt Gout cấp của bệnh, đồng thời tác động lên thành mạch gây biến chứng suy tim, xơ hóa tim đối với những người mắc bệnh tim mạch…

Ngoài ra, rượu có thể giảm hiệu quả và tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc người bệnh đang sử dụng.

Đi khám ngay nếu gặp vấn đề sức khỏe bất thường. Theo quan niệm dân gian, nhiều người thường truyền tai nhau việc tránh đi bệnh viện những ngày đầu năm mới, bởi lo sợ cả năm sẽ gặp những chuyện không may mắn.

Tuy nhiên, khi gặp vấn đề bất thường, việc trì hoãn đợi qua Tết mới thăm khám là điều “tối kỵ” với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính bởi diễn biến bệnh có thể trở nặng bất cứ lúc nào, gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng.

Chuyên gia khuyến cáo người dân cần lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, kiểm soát tình trạng bệnh kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả

Viêm khớp là vấn đề thường gặp ở người lớn t.uổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, viêm khớp ở người trẻ t.uổi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp…

Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng dễ xuất hiện nhất là vào các thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh.

Bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của khớp, gây hạn chế vận động, khó khăn trong sinh hoạt hay thể thao của người bệnh. Có nhiều loại viêm khớp với những nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau, trong đó 2 dạng phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Triệu chứng của mỗi loại viêm khớp tùy vào mức độ nặng, nhẹ và từng giai đoạn của bệnh lý sẽ có các biểu hiện khác nhau. Người bệnh thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp trên cơ thể.

Câu hỏi đặt ra là khi mắc viêm khớp thì chữa thế nào? Trên thực tế khi mắc viêm khớp tùy từng người bệnh cụ thể, giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp.

Viêm khớp gối là bệnh hay gặp.

Với mục tiêu chính của điều trị là giảm bớt triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa tổn thương thêm cho xương khớp. Thông thường để điều trị viêm khớp các bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp giữa điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống.

– Đối với điều trị nội khoa

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp, cụ thể: Các thuốc giảm đau chống viêm kèm theo các thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống thoái hóa có thể là:

Các loại thuốc giảm đau: thuốc được sử dụng theo bậc giảm đau theo quy định của Bộ Y tế.

Thuốc chống viêm Non-Steroid (NSAID): Thuốc vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng giảm viêm;

Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamin;

Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong trường hợp viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lý tự miễn, bệnh hệ thống,…

Khi mắc viêm khớp người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ.

– Kết hợp tập vật lý trị liệu

Đây là phương pháp hỗ trợ quan trọng trong điều trị viêm khớp, người bệnh cần tập vận động thường xuyên. Điều này giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng cứng khớp hay dính khớp. Tuy nhiên, chỉ nên tập vận động khi tình trạng viêm khớp đã ổn định.

Nhiệt trị liệu cũng cần được sử dụng một cách hợp lý: Khi viêm cấp cần chườm mát, lạnh. Khi tình trạng viêm đã ổn định thì sẽ sử dụng nhiệt nóng giúp tăng tưới m.áu khớp và hạn chế xơ hóa phần mềm quanh khớp.

Đối với các trường hợp bệnh không thuyên giảm các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau vào khớp. Phẫu thuật được xem xét và chỉ định đối với những trường hợp viêm khớp nặng khiến khả năng vận động của cơ xương khớp bị hạn chế, bác sĩ buộc phải phẫu thuật để thay thế khớp nhân tạo hoặc điều chỉnh cấu trúc xương.

– Cần thay đổi thói quen sống

Điều quan trọng đầu tiên chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp là thay đổi thói quen sống, bao gồm: Giảm cân nếu người bệnh viêm khớp thừa cân, béo phì; Duy trì, kiểm soát cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống khoa học và luyện tập điều độ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và có thể giảm các triệu chứng viêm khớp.

Người bệnh viêm khớp cần ăn uống lành mạnh. Bởi một chế độ ăn uống lành mạnh vừa giúp kiểm soát tốt cân nặng vừa giảm đau giảm viêm xương khớp hiệu quả. Thực đơn ăn uống lý tưởng cho người viêm khớp được đề xuất là chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như trái cây tươi, rau củ, cá thu, cá mòi và các loại hạt… đồng thời giảm tránh tối đa thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, chế phẩm từ sữa và chứa chất kích thích…

Tập thể dục thường xuyên rất tốt với bệnh nhân viêm khớp. Các khuyến cáo cho thấy người bệnh cần tập thể dục điều độ (tối thiểu 30 phút mỗi ngày) sẽ giữ cho khớp luôn trong trạng thái hoạt động linh hoạt, tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp.

Những bài tập và bộ môn thể dục thể thao có lợi cho người bị viêm khớp là bơi lội, yoga và đi bộ. Nhưng phải lưu ý trong quá trình tập luyện tránh tập luyện quá sức và cần nghỉ ngơi hợp lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *