Không phải ai cũng ăn được mít

Với hương vị thơm, ngọt, bổ dưỡng, tưởng chừng ai cũng ăn được mít, thế nhưng sự thật có nhiều người ăn vào sẽ phát bệnh nặng.

Những người nào không ăn được mít?

Mít chứa nhiều đường, có tính ấm nên không thể dùng tùy tiện. Theo khuyến cáo, có một số nhóm người nên thận trọng khi ăn mít.

Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít chứa nhiều đường không tốt cho gan, thậm chí còn dễ gây nóng trong người. Nếu mắc gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn hạn chế chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi nạp vào cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong m.áu tăng cao nhanh chóng.

Người mắc bệnh suy thận mạn tính:Người bệnh nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Vì khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali m.áu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến t.ử v.ong do tim ngừng họat động đột ngột.

Lợi ích của trái mít

Lương y Bùi Đắc Sáng – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội – cho biết, trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Mít và các bộ phận của cây mít có thể tận dụng để làm thuốc giải rượu, trị mụn nhọt, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, trị nếp nhăn…

Những ai không nên ăn mít?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các lợi ích lớn của trái mít, đó là:

Tăng cường hệ miễn dịch: Mít là loại trái cây dồi dào vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.

Chống lại bệnh ung thư: Trong mít rất giàu chất dinh dưỡng thực vật như ignans, saponins và isoflavones. Đây là những chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Loại quả này chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Loại chất xơ ở mít cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).

Tốt cho huyết áp và tim mạch: Kali có trong mít có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là một cách để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tốt cho mắt và da: Sở dĩ trong múi mít chứa nhiều vitamin A có tác dụng duy trì sức khỏe của đôi mắt sáng và làn da đẹp. Loại quả này có tác dụng trong ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

Bổ sung năng lượng: Mít là trái cây giàu năng lượng với sự có mặt của các loại đường fructose và sucrose. Những loại đường này giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể nhanh chóng. Trong khi đó, mít lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol.

Tốt cho sức khỏe xương: Do múi mít rất giàu magie – một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thu canxi và kết hợp với canxi giúp xương chắc khỏe.

Ngăn ngừa thiếu m.áu: Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu m.áu và kiểm soát việc giúp lưu thông m.áu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng, mít còn là loại trái cây giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không lo béo phì.

Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia – nguyên tắc hàng đầu để ăn mít an toàn, không gây hại đó là không được ăn nhiều cùng lúc. Mỗi người lớn chỉ nên ăn khoảng 4 – 5 múi mít (80-100g).

Tốt nhất chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa. Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Múi mít cũng giàu năng lượng, đặc biệt là tính nóng và nhiều đường, vì thế có thể gây tích mỡ bụng, gây nóng trong, gây khó ngủ.

Thêm một lưu ý đối với các tín đồ của món sữa chua với mít: Thói quen của nhiều người thích ăn sữa chua kết hợp với mít, hoặc mít trộn với hoa quả. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, thói quen này khiến rước bệnh mà không biết. Bởi thành phần dinh dưỡng của mít chứa nhiều đường khi kết hợp với hoa quả, sữa chua càng làm tăng thêm đường trong món ăn, nên nếu ăn nhiều và ăn lúc đói sẽ gây cồn bụng khó chịu vì tính axit cao dễ dẫn tới bệnh dạ dày.

Chóng mặt, xây xẩm mặt mày… cảnh báo ‘cái c.hết bất thình lình’

Chóng mặt, xây xẩm mặt mày, nhức đầu… nhiều người thường coi đó là thiếu m.áu não thông thường nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến mạch m.áu não trong tương lai.

Các bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ mới đây đã cấp cứu cho một bệnh nhân 70 t.uổi bị đột quỵ. Điều đáng nói, người bệnh này đã có triệu chứng chóng mặt báo hiệu cơn thiếu m.áu não thoáng qua từ 2 tuần trước nhưng bệnh nhân chỉ ở nhà mua thuốc điều trị.

Đến khi cơn đột quỵ xảy ra người bệnh mới được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khi vào viện, bệnh nhân tỉnh, chóng mặt bồng bềnh, buồn nôn, nôn nhiều, đi lại mất thăng bằng.

Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có nhồi m.áu não tiểu não hai bên, tín hiệu động mạch thân nền kém. Bệnh nhân được điều trị nội khoa phác đồ nhồi m.áu não.

Hay như trường hợp người đàn ông 65 t.uổi, được người nhà đưa vào BV Tim mạch, Đột quỵ Cần Thơ khám khi bệnh nhân đột ngột ngã quỵ. Sau đó bệnh nhân tự đứng lên nhưng cảm giác tay chân phải yếu.

Người nhà vội đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay, trong vòng 1 giờ sau khi ngã. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ và được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Bệnh nhân phải tiếp tục với các bài trị liệu phục hồi chức năng mới mong trở lại cuộc sống bình thường.

Theo TS BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM, ông gặp rất nhiều bệnh nhân vào viện cấp cứu vì đột quỵ và trước đó họ đã có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nhưng không ai quan tâm, chủ quan. Người dân thường coi đó là các triệu chứng thiếu m.áu não thoáng qua.

Từ trước tới nay, thiếu m.áu não thoáng qua người dân vẫn chủ quan nhưng thực chất cơn thiếu m.áu não thoáng qua là dấu hiệu bắt đầu nâng mức cảnh báo đây chính là cơn đột quỵ nhẹ.


TS BS Trần Chí Cường khám cho bệnh nhân.

Theo TS Cường, người bệnh thường có các triệu chứng như: xây xẩm mặt mày, chóng mặt có thể đang ngồi cũng thấy chóng mặt, đang nằm cũng thấy chóng mặt, có cảm giác tê yếu chân tay, 1 nửa cơ thể, đang nói bạn lại khó nói hơn, không kiểm soát được giọng nói của mình.

Có nhiều bệnh nhân đang phát biểu trong cuộc họp tự nhiên lại phát âm sai, gọi tên bạn bè, đồng nghiệp sai. Hay bệnh nhân mất ý thức thoáng qua, có thể té ngã thoáng qua trong vài giây sau đó phục hồi trở lại.

Có những người, họ không yếu tay chân nhưng họ nói đang ăn cơm thì rơi đũa, rới bát. Họ không kiểm soát được tay của mình. Bệnh nhân cảm nhận mình đang kiểm soát hành động đó nhưng tay không tự chủ được. Đây là các điển hình của cơn thiếu m.áu thoáng qua.

Điển hình hơn nữa, người bệnh tự nhiên tối sầm mắt và từ từ lại sáng lên lại – dấu hiệu điển hình cơn thiếu m.áu thoáng qua.

Nếu bạn có 3 – 4 trong các dấu hiệu trên, TS Cường nhấn mạnh, là dấu hiệu cảnh báo t.iền đột quỵ. Các triệu chứng này không hoàn toàn lành tính mà 80% bạn có triệu chứng này thì trong 6 tháng tới bạn sẽ bị đột quỵ. Có trường hợp ngày hôm qua có dấu hiệu thoáng và đến nay đã đột quỵ nặng, hôn mê sâu.

Nếu bạn chỉ đơn thuần chóng mặt như do uống bia, rượu, say tàu xe, mất ngủ quá nhiều thì đây là chóng mặt đơn thuần, bạn không giữ được thăng bằng nên nằm nghỉ là hết.

Còn bạn chóng mặt kèm theo nôn ói, nhắm mắt thì đỡ, mở mắt thì chóng mặt, nhà cửa đổ thì đây là chóng mặt do rối loạn t.iền đình.

Chóng mặt, nôn ói, tê yếu tay chân, mặt méo, nói đớ thì đây là dấu hiệu đột quỵ bạn cần đến bệnh viện ngay.

Với bệnh nhân như vậy, đến khám bác sĩ nắm tay thấy rõ tay họ yếu hơn nhưng bạn vẫn nhận ra được họ đang đứng trước cơn đột quỵ sắp xảy ra. Trong cộng đồng, TS Cường cho biết cách bạn test thử người đó có đột quỵ hay không đó là giơ tay lên và cho ngón cái, ngón trỏ tạo thành hình tròn, nếu bạn không làm được thì đó là cảnh báo cơn đột quỵ nhẹ, trong tương lai gần có thể đột quỵ nặng.

Vì vậy, khi bạn có triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế ngay không nên chờ có cơn đột quỵ mới tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường… bạn cần xem bệnh nhân có sử dụng thuốc không.

Một người khoẻ mạnh bình thường nhưng có các triệu chứng cảnh báo trên thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện chụp CT và thực hiện cận lâm sàng cao cấp để chẩn đoán và cứu chữa sớm nhất cho người bệnh.

TS Cường khẳng định mọi trì hoãn chỉ làm hại người bệnh thêm. Hiện nay với những thiết bị công nghệ mới có thể phát hiện những bất thường tại các mạch m.áu não.

Khi phát hiện sớm một động mạch thân nền bị hẹp, việc điều trị sẽ hiệu quả, an toàn hơn so với khi phát hiện động mạch thân nền đã bị tắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *