Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Trong số các bệnh ung thư ở nữ, ung thư vú chiếm tới 35%.
Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Ung thư vú có thể chữa khỏi 100% nếu được phát hiện ở giai đoạn t.iền lâm sàng. Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm giảm dần khi bệnh được phát hiện và điều trị muộn hơn.
Triệu chứng quan trọng nhất của ung thư vú là “xuất hiện u, hạch” không phải là “đau”.
Trên thực tế, chỉ cần có biểu hiện đau ở vú, chị em hầu như sẽ đi khám và điều trị. Nhưng khi sờ thấy khối u, cục cứng, nhiều chị em sẽ có tâm lý chủ quan và làm ngơ bởi “khối u này sẽ không đau”.
Tự khám vú là biện pháp quan trọng để phát hiện ung thư vú (Ảnh minh họa).
Cho đến khi khối u cứng trở nên lớn hơn và bệnh ung thư vú trở nên nghiêm trọng thì việc điều trị đã không còn hiệu quả. Các chuyên gia lưu ý rằng, hầu hết các khối u ung thư vú không gây đau đớn. Nếu bạn thấy vú hoặc nách nổi u cục trong thời gian dài không biến mất thì cần hết sức cảnh giác.
Một số khối u nằm trên bề mặt da và nhỏ như hạt gạo, một số khác lại khiến chị em cảm thấy toàn bộ vú là một cục rất cứng. Những cục u được phát hiện thấy trong vú có thể chỉ là tình trạng bình thường hoặc lành tính như u nang dưới da, u xơ nhưng cũng có khả năng là ung thư vú.
Sau đây là những mốc thời gian cần lưu ý tình trạng của vú:
Trước kỳ k.inh n.guyệt
Trước kỳ k.inh n.guyệt, chị em thường cảm thấy ngực sưng và đau. Do sự tích tụ của một số chất lỏng trong vú, nên khi sờ vào có thể cảm thấy hơi cứng. Lúc này nếu sờ thấy các cục u và sau khi hết kinh mà vẫn không biến mất thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Khi mang thai
Mang thai cũng là thời điểm nhiều chị em cảm thấy ngực căng cứng, do lúc này các mô vú tiết sữa đang tăng sinh nên sẽ có hiện tượng sưng tấy. Cũng chính vì vậy khối u ở vú nếu xuất hiện trong giai đoạn này sẽ khó phát hiện hơn hoặc dễ bị nhầm lẫn sang tình trạng khác.
Khi cho con bú
Cảm giác nổi u cục ở vú phổ biến nhất khi cho con bú là do sữa bị ứ lại, thậm chí đã gây ra các bệnh n.hiễm t.rùng như viêm vú. Khi bị nổi cục ở vú kèm theo sốt và sưng, nóng và đau vú, khả năng cao là bệnh viêm tuyến vú. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi u này lại không đau, không biến mất sau vài ngày thì tốt nhất bạn nên đi khám để xác định xem đó có phải là u nang vú hay ung thư vú hay không.
T.iền mãn kinh
Ở giai đoạn này gần đến thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone của phụ nữ trong cơ thể dao động rất lớn, họ thường cảm thấy đau vú, thậm chí khi chưa đến chu kỳ k.inh n.guyệt. Phụ nữ t.iền mãn kinh có thể cảm thấy đau vú, hoặc sờ thấy bầu ngực căng cứng. Tuy nhiên không được chủ quan khi sờ thấy khối u ở ngực trong giai đoạn này mà cần theo dõi sát, nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám sớm.
Tự khám vú là biện pháp quan trọng phát hiện sớm ung thư vú
Tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ k.inh n.guyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.
Các chị em nên tự khám vú sau kỳ k.inh n.guyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất; cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua t.uổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2; có kinh sớm; không sinh con…), nên đi khám, tầm soát ở lứa t.uổi sớm hơn.
Những triệu chứng của ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng.
TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K cho biết, ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, nước ta có 15.000 người mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ 9,2% và hơn 6000 trường hợp t.ử v.ong vì ung thư vú.
Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tự khám vú của mình mỗi tháng, sau kỳ k.inh n.guyệt để biết được trạng thái bình thường của vú và kịp thời phát hiện những thay đổi tại vú khi nó mới xuất hiện.
Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú, bao gồm:
Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.
Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
Chảy dịch, m.áu ở đầu vú: Đầu vú tự nhiên chảy dịch hoặc c.hảy m.áu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.
Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.
Bác sĩ khuyến cáo ngoài việc tự khám vú mỗi tháng, chị em cần thực hiện sàng lọc tầm soát ung thư vú tại bệnh viện.
Với các chị em phụ nữ, nếu không có yếu tố nguy cơ cao như đột biến BRCA; bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, có t.iền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 t.uổi …. thì nên đến khám tầm soát ở độ t.uổi từ 40 trở lên.
“Tuy nhiên dù ở bất kỳ độ t.uổi nào cũng nên tự kiểm tra, quan tâm đến sức khỏe của mình bằng cách tự khám vú tại nhà sau kỳ kinh 3-5 ngày để khi phát hiện bất thường thì đến khám”, TS Quang khuyến cáo.