Không phải lúc đun nấu, thịt gà nhạt, mất chất chính bởi sai lầm ngay từ lúc rửa mà hầu như chị em nào cũng mắc phải

Chỉ vì sai lầm khi rửa đã khiến cho thịt gà mất chất, mà vi khuẩn vẫn không hề sạch làm món ăn kém hấp dẫn.

Rửa thịt gà bằng nước lạnh

Rửa thịt gà trực tiếp bằng nước lạnh là sai.

Khi mua gà đã thịt sẵn, chị em thường rửa thịt gà bằng nước lạnh trước khi chế biến vì nghĩ việc làm này sẽ bỏ bớt vi khuẩn hoặc chất nhớt của thịt gà.

Nhưng trên thực tế, việc rửa thịt gà bằng nước lạnh lại không có hiệu quả thực sự trong việc hạn chế vi khuẩn.

Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, việc này sẽ làm vi khuẩn dễ lây lan và tăng nguy cơ lây nhiễm chéo khiến nhiều người còn dễ mắc bệnh hơn.

Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước

Nhiều chị em thường rửa thịt gà trực tiếp dưới vòi nước để loại bỏ những bụi bẩn bám trên thịt. Tuy nhiên, cách này lại không hề hiệu quả như bạn mong muốn. Bởi trong quá trình rửa, nước rửa thịt có thể văng, b.ắn ra các thực phẩm xung quanh như rau sống, hoa quả.

Ngoài ra, trên bề mặt những thực phẩm ăn sống này bị dính nước rửa thịt để lâu sẽ sản sinh ra những vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.

Chần thịt gà qua nước nóng

Chần thịt gà bằng nước sôi là sai cách.

Có những chị em lại vô cùng cẩn thận, thường lấy nước sôi chần qua thịt gà trước khi chế biến. Việc này tưởng chừng như đảm bảo an toàn song thực chất lại không loại bỏ được chất bẩn trong thịt.

Theo các chuyên gia thì các loại vi khuẩn chỉ thực sự c.hết ở nhiệt độ cao tới 100 độ, việc chần qua bằng nước sôi không hề mang lại kết quả như bạn mong muốn. Ngược lại, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào thịt gà. Đồng thời, việc làm này còn làm thịt gà mất chất, nhạt thịt.

Cách rửa thịt gà chuẩn nhất

Nếu chị em muốn loại bỏ vi khuẩn trong thịt gà hãy rửa thịt gà bằng nước muối loãng, ngâm gà trong khoảng 30 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước lạnh thật nhiều lần để đảm bảo sức khỏe.

Bên cạnh đó, khi nấu nướng bạn nên nấu thật chín thịt gà, không nên ăn tái, sống kẻo rước bệnh vào thân.

Rước cả tá bệnh vào người nếu cứ dùng những món ăn thừa, nấu đi nấu lại nhiều lần này

Không muốn bị ốm bạn đừng dại ăn lại những thức ăn thừa dưới đây.

1. Trứng

Theo Tiến sĩ Kantha Shelke, đa số trứng chứa vi khuẩn salmonella. Kể cả khi trứng đã nấu nhưng nếu không chín kỹ sẽ không t.iêu d.iệt được vi khuẩn. Để trứng ở nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn đó sinh sôi, gây ngộ độc.

2. Củ cải

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học thể thao cho hay oxit nitric trong củ cải đường có thể giúp chúng ta tập luyện và tăng huyết áp. Thực phẩm giàu nitrat như củ cải được nấu chín, không được làm lạnh đúng cách hay hâm nóng thì nitrat có thể chuyển hóa thành nitrit, rồi thành nitrosamine – chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn củ cải hâm nóng hoặc các món ăn từ củ cải đường có thể không phải là một ý kiến hay.

3. Khoai tây

Hâm nóng khoai tây có thể tạo ra vi khuẩn gây ngộ độc Clostridium botulinum. Khoai tây nướng trong giấy bạc có nguy cơ gây bệnh cao vì chúng tạo cho vi khuẩn môi trường thiếu ô xy để phát triển.

4. Rau chân vịt

Giống như củ cải đường, rau chân vịt là một loại thực phẩm giàu nitrat khác. Khi được nấu lại, nitrat sẽ chuyển thành nitrit – chất gây ung thư trong cơ thể. Do đó, không nên đun lại loại rau này. Bạn có thể xào hoặc ăn rau chân vịt sống.

5. Cơm

Cơm chưa nấu có thể chứa Bacillus cereus – bào tử có thể gây ngộ độc thực phẩm. Bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử thành chất gây hại cho dạ dày. Chúng sản sinh ra vi khuẩn và gây buồn nôn.

6. Thịt gà

Giống như trứng, thịt gà sống chứa vi khuẩn salmonella. Và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là nguyên nhân khiến những vi khuẩn này sinh sôi. Đừng hâm nóng thịt gà nhiều lần.

7. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Hâm nóng có thể khiến dầu bốc khói quá mức, tạo ra khói độc hại có hại cho sức khỏe. Nếu bạn định hâm nóng đồ chiên, hãy hâm nóng ở nhiệt độ thấp.

8. Hải sản

Hải sản rất dễ hỏng. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, vi khuẩn có thể gây bệnh phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C. Ngay cả nhiệt độ phòng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng hải sản. Vì vậy, không nên để hải sản trong tủ lạnh quá 2 giờ (hoặc hơn 1 giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *