Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, nguy hiểm hơn cả ăn thịt sống

Các nhà nghiên cứu tìm thấy phần lớn các siêu vi khuẩn phổ biến lây lan giữa người không thông qua việc ăn các loại thịt sống mà do không rửa tay sau khi đi vệ sinh

Không rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ khiến mọi người có nguy cơ bị nhiễm siêu vi khuẩn E. coli cao hơn so với việc ăn thịt chưa nấu chín, một nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học tìm thấy phần lớn các chủng vi khuẩn kháng thuốc được lan truyền giữa người và không thông qua ăn thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn sống. Con đường dễ nhất để nhiễm vi khuẩn có khả năng gây t.ử v.ong là thông qua các chất thải vào trong miệng – chủ yếu là do vệ sinh kém.

Tác giả nghiên cứu, Giáo sư David Livermore, Đại học East Anglia, cho biết: “Phần lớn các chủng ESBL-E.coli gây n.hiễm t.rùng ở người không đến từ việc ăn thịt gà, hoặc bất cứ thứ gì khác trong chuỗi thức ăn. Thay vào đó, khó có thể chấp nhận được con đường lây truyền dễ dàng nhất cho ESBL-E.coli là trực tiếp từ người sang người, với các hạt trong phân từ người này đến miệng người khác”.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy phần lớn các siêu vi khuẩn phổ biến lây lan giữa người và không thông qua ăn thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn sống.

Thống kê cho thấy, E.coli là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm độc m.áu, với hơn 40.000 trường hợp mỗi năm chỉ riêng ở Anh. Khoảng 10% các trường hợp này là do các chủng kháng thuốc cao tạo ra một loại enzyme có tên là Extended Spectrum Beta-Lactamase (ESBL).

Những vi khuẩn này thường sống trong ruột của người hay động vật khỏe mạnh và hầu hết các giống đều vô hại với con người. Tuy nhiên, một số chủng có thể gây ngộ độc thực phẩm, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu và trong trường hợp xấu nhất là n.hiễm t.rùng m.áu.

Giáo sư Livermore và các đồng nghiệp đã giải trình tự bộ gen của E.coli sản xuất ESBL cho nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet.

Các mẫu được chiết xuất từ n.hiễm t.rùng m.áu người, phân và nước tiểu của con người, cũng như thịt bò, thịt lợn và thịt gà. Họ phát hiện ra rằng các chủng ESBL-E.coli được chiết xuất từ các mẫu người tương tự nhau nhưng khác với các chủng có ở động vật.

Điều này có nghĩa là có ’sự giao thoa nhỏ’ của ESBL-E.coli từ động vật sang người, Giáo sư Livermore và nhóm nghiên cứu cho biết. Họ nói thêm điều quan trọng là phải tuân theo các thực hành vệ sinh tốt trong khi nấu thức ăn vì các bệnh n.hiễm t.rùng khác vẫn có thể được phát hiện qua việc ăn uống.

Nhưng giáo sư Livermore nói: “Trong trường hợp nhiễm khuẩn ESBL-E.coli thì việc rửa tay sau khi đi vệ sinh quan trọng hơn nhiều”.

Giáo sư Neil Woodford, thuộc Sở Y tế Công cộng Anh, cho biết: “Để giải quyết tình trạng kháng kháng sinh, chúng tôi không chỉ cần giảm bớt việc kê đơn không phù hợp mà còn giảm n.hiễm t.rùng ngay từ đầu. Để hạn chế n.hiễm t.rùng m.áu E.coli nghiêm trọng, kháng kháng sinh, chúng ta phải tập trung vào việc rửa tay kỹ lưỡng và kiểm soát n.hiễm t.rùng tốt, cũng như kiểm soát hiệu quả các bệnh n.hiễm t.rùng đường tiết niệu”.

Sử dụng kháng sinh thận trọng là điều cần thiết ở cả động vật và người. Kháng sinh là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Chúng tôi cần kháng sinh tiếp tục làm công việc của mình khi con người bị bệnh”.

Các chủng vi khuẩn E.coli kháng kháng sinh có nhiều khả năng lây lan bằng cách không rửa tay sau khi đi vệ sinh hơn là ăn thịt chưa nấu chín, các nhà khoa học cho biết.

Hương Giang

Theo: dailymai/vietq

2.500 học sinh, sinh viên hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2019

Học sinh cần rèn luyện, duy trì thường xuyên thói quen rửa tay với xà phòng nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, có ý thức trong việc giữ gìn, bảo quản nơi rửa tay và xà phòng trong trường học… – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhắc nhở các em học sinh tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2019.

Đồng diễn điệu nhảy rửa tay với xà phòng của 2.500 học sinh, sinh viên.

Sáng nay (13/10), tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức Mít tinh ngày Thế giới rửa tay với xà phòng với chủ đề “Rửa tay với xà phòng – Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam”.

Dự mít tinh có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch phát triển Bền vững và Truyền thông Unilever Việt Nam Đỗ Thái Vương cùng các đại biểu và 2.500 học sinh sinh viên.

Rửa tay với xà phòng ở các thời điểm quan trọng như trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh. Rửa tay với xà phòng làm giảm tới gần 50% các trường hợp mắc tiêu chảy, 25% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, rửa tay với xà phòng và sử dụng nước ăn uống sạch làm giảm 15% các trường hợp suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nhóm trẻ này. Rửa tay với xà phòng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, cúm…

Các đại biểu thực hiện rửa tay hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng.

Phát biểu tại buổi lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, với chủ đề “Rửa tay với xà phòng – Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam”. Chủ đề nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, các tổ chức, mọi cá nhân trên thế giới cùng hành động hướng tới mục tiêu xóa bỏ sự bất bình đẳng, đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như được trang bị kiến thức về rửa tay với xà phòng để không ai bị bỏ lại phía sau, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình nghị sự phát triển bền vũng của Liên Hiệp Quốc.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đề nghị, nhắn nhủ nhiều nội dung đến các em học sinh, sinh viên để đảm bảo sức khỏe như:

Đối với các em học sinh cần rèn luyện, duy trì thường xuyên thói quen rửa tay với xà phòng nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sin, có ý thức trong việc giữ gìn, bảo quản nơi rửa tay và xà phòng trong trường học, đồng thời hay nói với bạn bè và những người thân trong gia đình mình thường xuyên rửa tay với xà phòng.

Sinh viên trường Đại học Y tế công cộng với màn đồng diễn điệu nhảy hưởng ứng rửa tay với xà phòng.

Các bạn sinh viên, nhất là sinh viên ngành y cần nghiêm túc thực hiện rửa tay với xà phòng đặc biệt trong thực hành khám chữa bệnh để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện; Trang bị cho mình kỹ đầy đủ kiến thức về rửa tay với xà phòng để có thể hướng dẫn, truyên truyền, vận động cộng đồng, người bệnh, người nhà bệnh nhân thực hiện rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách.

“Đẩy mạnh giáo dục về rửa tay với xà phòng trong các trường học nhằm tạo thói quen rửa tay với xà phòng cho các em học sinh ngay từ nhỏ…”, Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu t.rẻ e.m t.ử v.ong do tiêu chảy và 1,2 triệu t.rẻ e.m mất đi sự sống do các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu. Như vậy, có khoảng gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và đặc biệt là các hành vi vệ sinh cá nhân.

Đăng Chung

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *