Khử khuẩn nhà thế nào khi có người mắc Covid-19 ghé thăm?

Vệ sinh và khử khuẩn là điều nhiều người quan tâm, đặc biệt khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.


Khử khuẩn không chỉ giúp tạo ra một không gian sống xanh còn góp phần hạn chế, đẩy lùi sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Vệ sinh, khử khuẩn tại nhà

Theo ĐH Y dược TP.HCM, gia đình có thể vệ sinh hằng ngày bằng các sản phẩm có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa giúp giảm mầm bệnh và nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt.

Việc vệ sinh sẽ giúp loại bỏ hầu hết phần tử virus trên bề mặt. Bạn nên vệ sinh kỹ các bề mặt được tiếp xúc thường xuyên: tay nắm cửa, bàn, công tắc… đặc biệt sau khi có khách đến thăm nhà. Khi vệ sinh, gia đình sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp với từng bề mặt, theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

Khi nhà có người bị mắc Covid-19, theo khuyến cáo của ĐH Y dược TP.HCM, bạn hãy tiến hành khử khuẩn nhà thường xuyên. Đặc biệt, gia đình cũng nên khử khuẩn trong vòng 24h, sau khi người dương tính với SARS-CoV-2 ghé thăm nhà bạn.

Cách khử khuẩn như sau: Luôn làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Kiểm tra nhãn để biết về trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) cần mang để sử dụng các chất tẩy rửa một cách an toàn (như găng tay, kính hoặc kính bảo hộ). Bạn nên vệ sinh các bề mặt bằng các chất lau rửa dùng trong nhà có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa trước khi khử khuẩn. Ngay sau khi tháo găng tay, người vệ sinh nên rửa tay với xà phòng và nước trong vòng 20 giây. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn dùng dung dịch sát trùng có chứa tối thiểu 60% cồn.

Đồng thời, gia đình đảm bảo thông gió đủ khi dùng bất kỳ chất khử khuẩn nào bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, dùng quạt để tăng cường lưu thông luồng khí.

Nếu trong nhà có người mắc Covid-19 và họ có thể thực hiện việc vệ sinh, gia đình nên cung cấp dụng cụ vệ sinh và khử khuẩn chuyên dụng cho người bị bệnh. Trong không gian chung, người bị bệnh nên làm sạch và khử – khuẩn các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần sử dụng.

Nếu người bệnh không thể thực hiện việc vệ sinh, chúng ta đeo khẩu trang và đề nghị người bị bệnh đeo khẩu trang trước khi vào phòng. Đeo găng tay nếu cần cho sản phẩm tẩy rửa và khử khuẩn của bạn. Chỉ vệ sinh và khử khuẩn khu vực xung quanh người bệnh khi cần thiết (khi khu vực đó bị bẩn) để hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh.

Mở cửa ra vào và cửa sổ, đồng thời sử dụng quạt để tăng cường lưu thông không khí.

Vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở làm việc

ĐH Y dược TP.HCM đưa ra khuyến cáo nên vệ sinh hằng ngày khi không có người được xác nhận hoặc nghi mắc Covid-19 có mặt tại đó. Vệ sinh 1 lần/ngày bằng các sản phẩm có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa là đủ để loại bỏ virus có thể có trên các bề mặt.

Đối với khu vực nhiều người qua lại, các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, công tắc điện, vòi nước, bồn rửa… phải vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày hoặc khử khuẩn thêm.

Cơ quan làm việc phải đảm bảo đủ thông gió. Bạn nên dùng các sản phẩm vệ sinh và thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) phù hợp cho chế phẩm vệ sinh và chất khử khuẩn (theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm). Ngay sau khi tháo găng tay, người vệ sinh rửa tay với xà phòng và nước trong vòng 20 giây. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn dùng dung dịch sát trùng có chứa tối thiểu 60% cồn.

Trường hợp nếu có người được xác nhận hoặc nghi nhiễm Covid-19 tại cơ sở trong vòng 24 giờ qua, vệ sinh và khử khuẩn không gian mà người đó sử dụng.

Trước khi vệ sinh và khử khuẩn, chúng ta đóng cửa khu vực mà người bệnh đã từng sử dụng và không sử dụng khu vực này cho đến khi hoàn thành việc vệ sinh và khử khuẩn.

Người vệ sinh chờ càng lâu càng tốt (ít nhất là nhiều giờ) trước khi tiến hành vệ sinh và khử khuẩn.

Trong khi vệ sinh và khử khuẩn, bạn nên mở cửa và cửa số, sử dùng quạt và máy lọc không khí để tăng lưu thông không khí trong khu vực. Đảm bảo sử dụng sản phẩm vệ sinh/khử khuẩn và trang bị bảo hộ cá nhân đúng cách và an toàn.

khuyến cáo của ĐH Y dược TP.HCM cũng lưu ý về thời gian kể từ khi người xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ở không gian đó. Trường hợp dưới 24h, công ty nên vệ sinh khử khuẩn. Trên 24h, bạn chỉ cần vệ sinh là đủ (có thể chọn khử khuẩn tuỳ vào điều kiện của cơ sở). Trên 3 ngày, công ty, văn phòng không cần vệ sinh thêm (ngoại trừ vệ sinh hằng ngày).

Đi siêu thị người dân đặc biệt lưu ý gì để tránh lây nhiễm Covid-19?

Theo bác sĩ, tại quầy thanh toán, người dân nên đảm bảo khoảng cách tối thiểu với những người xung quanh.

Bạn cũng nên khử khuẩn t.iền được thối lại hoặc dùng phương thức thanh toán online.

Xin bác sĩ cho tôi cách để đi chợ, đi siêu thị và cửa hàng tiện lợi tránh bị lây nhiễm Covid-19? Thực phẩm sau khi mua về nhà tôi nên xử lý thế nào để không mang virus về nhà? (Nguyễn Thị Hải, 27 t.uổi, Bắc Ninh).

Đi chợ là nhu cầu của mỗi gia đình để mua lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, đi chợ ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm hoặc mang virus về nhà.

Khi đi chợ, bạn phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K. Theo đó, bạn phải mang khẩu trang, nếu có thêm kính chống giọt b.ắn càng tốt, chuẩn bị nước rửa tay nhanh. Khi mua hàng, người đi chợ nên hạn chế chạm vào các bề mặt của hàng quán, nếu có phải rửa tay khử khuẩn sau khi chạm vào. Bạn cũng hạn chế tụ tập đông người ở các hàng quán, khi thấy quán đông khách ta có thể quay lại sau hoặc đến quán khác. Trong quá trình đi chợ, người dân không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Trước đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân cần thực hiện khai báo y tế khi đến chợ mua hàng. Khách hàng không đến chợ nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà.

Shipper ở Đà Nẵng mặc đồ bảo hộ mua hàng cho người dân. Ảnh: Hồ Giáp

Người đi chợ cũng phải thông báo ngay cho cán bộ quản lý chợ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng, chống dịch tại chợ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người bán hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Đồng thời, người đi chợ nên hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của người có thẩm quyền của chợ.

Với trường hợp đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, người dân không được tụ tập đông tại quầy thanh toán. Chúng ta nên lựa chọn vị trí đứng phù hợp để đảm bảo khoảng cách với những người xung quanh cũng như nhân viên thanh toán.

Một cách cẩn thận hơn, chúng ta khử khuẩn t.iền được thối lại sau khi nhận từ người bán hàng ở chợ, nhân viên thanh toán ở siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Nếu có thể, bạn nên dùng cách thanh toán online để hạn chế tiếp xúc với t.iền tại các cửa hàng, siêu thị.

Trường hợp, khi đến siêu thị phải sử dụng thang máy, người dân cũng nên lưu ý bởi thang máy tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc covid-19 do không gian trong thang máy chật hẹp, khép kín làm cho không khí không được thông thoáng. Hơn nữa, bề mặt bên trong của thang máy là nơi virus dễ bám vào.

Tốt nhất, chúng ta nên ưu tiên sử dụng cầu thang bộ, trường hợp bắt buộc di chuyển bằng thang máy, người dân nên chú ý: Hạn chế đi thang máy nhiều người cùng lúc, vì không gian của thang máy chật hẹp, nguy cơ sẽ rất cao nếu trong thang máy có một F0.

Thang máy nên có 3-4 người đi và khi vào thang máy không được nói chuyện, ấn tầng của mình sau đó sát khuẩn bằng tay, mỗi người phải quay về một hướng trong thang máy, không được quay mặt vào nhau và nói chuyện để hạn chế giọt b.ắn.

Đặc biệt, người dân phải luôn đeo khẩu trang và khử khuẩn tay. Nếu có, chúng ta nên đeo thêm kính chống giọt b.ắn.

Sau khi đi chợ, siêu thị về nhà, người dân nên khử khuẩn mặt ngoài của các túi xách, túi nilon đựng đồ ăn. Ngoài ra, chúng ta cũng lưu ý vệ sinh khử khuẩn xe vì bề mặt xe cũng là nơi mà virus bám vào, vô tình chúng ta dắt xe, quên khử khuẩn tay cũng có nguy cơ lây nhiễm.

Khi vào nhà chúng ta nên tháo khẩu trang đúng cách, để khẩu trang bẩn đúng chỗ không được quăng bừa bãi cũng không được sử dụng lại khẩu trang, khử khuẩn tay sau đó tắm rửa thay quần áo trước khi tiếp xúc với người trong gia đình.

Bác sĩ Nguyễn Văn Chánh (Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *