Khu tôi ở bị cách ly khi tôi vắng nhà, tôi có phải về cách ly?

Khu dân cư tôi ở vừa rồi bị phong tỏa, cách ly vì có người nhiễm Covid-19 nhưng ngay lúc đó tôi đang đi làm. Xin hỏi, vậy tôi có phải về nhà, vào khu cách ly Covid-19 hay tôi có thể ở ngoài, tạm tá túc ở khu vực khác, không vào khu cách ly? Tôi có phải khai báo gì không?

(Anh Ngô Bảo N., ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM)

Cán bộ y tế đến lấy mẫu từ 43 cư dân Chung cư Hòa Bình (TP.HCM) về xét nghiệm trong sáng 14.3. – Duy Tính

Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM: Việc cách ly một cộng đồng, khu dân cư được thực hiện khi ở đó có các trường hợp nhiễm Covid-19, nhằm đảm bảo phòng chống bệnh lây lan ra cộng đồng, nơi khác.

Khu vực có người nhiễm Covid-19 sinh sống được xác định là có sự lưu hành của virus. Virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua tiếp xúc với người nhiễm và cũng có thể bám trên các vật dụng, tay nắm cửa, các bề mặt,… Vì vậy, những người xung quanh sống trong khu vực này đều có nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19.

Nếu bạn là cư dân sống trong khu dân cư bị cách ly, tức khu vực có người bị Covid-19, thì bạn cần thiết phải được cách ly và tuân thủ các quy định cách ly.

Trong trường hợp khu vực dân cư bị cách ly khi bạn không có ở nhà thì bạn có thể về nhà và báo với những người đang kiểm soát khu vực cách ly để vào nhà và được cách ly. Tất nhiên, sau đó bạn không thể ra ngoài cho đến khi hết thời gian cách ly.

Đồng thời, bạn cần thông báo cho cơ quan, đơn vị bạn đang làm việc để được hưởng chế độ nghỉ phép trong thời gian cách ly theo quy định, cũng như để cơ quan, đơn vị của bạn biết và có các biện pháp phòng Covid-19.

Người sống trong khu vực dân cư bị cách ly không nên “trốn” đi nơi khác để tránh cách ly. Như thế có thể vô tình mang virus gây bệnh Covid-19 đến khu vực khác.

Việc trốn cách ly có thể làm nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng, khiến công tác phòng chống dịch Covid-19 thêm khó khăn. Vì thế, ngành y tế khuyến cáo và kêu gọi người dân cần tự giác tuân thủ thực hiện việc cách ly, khai báo y tế theo quy định.

Theo thanhnien.vn

PGS.TS Phan Trọng Lân: Những ca “siêu lây nhiễm” Covid-19 như bệnh nhân số 34 chỉ là cá biệt

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho rằng, những trường hợp 1 người nhiễm Covid-19 lây cho 5 người như ở Vĩnh Phúc, hay 1 người lây cho 9 người ở Bình Thuận, chỉ là cá biệt, rất ít.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 34 (ở Bình Thuận) là trường hợp lây nhiễm mạnh nhất tại Việt Nam đến thời điểm này

Trong tọa đàm 100 ngày chống dịch Covid-19 trên VTV, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM đã trả lời câu hỏi về việc “Trước đây có nhận định rằng một người nhiễm Covid1-9 có thể lây truyền cho 5 người, thậm chí nhiều hơn nữa, nhận định này liệu còn đúng trong thời gian tới hay không?”.

Ông Lân cho biết, trường hợp một người mắc Covid-19 có thể lây cho nhiều người, cụ thể như bệnh nhân N.T.D. lây cho 5 người ở xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), bệnh nhân số 17 ở Hà Nội lây cho 3 người, hay mới đây là trường hợp bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận lây cho 9 người tiếp xúc, đó là những vấn đề cá thể. Muốn đ.ánh giá chính xác thì cần nhìn vấn đề tổng thể trong cộng đồng.

PGS.TS Phan Trọng Lân phân tích: “Đối với cộng đồng, chúng ta phải nhìn vào chỉ số trung bình. Ví dụ, trong hơn 50 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện đến lúc này thì có 6 trường hợp lây sang người khác. Có tới hơn 40 trường hợp là được cách ly, kiểm soát, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời không có lây lan”.

Vị chuyên gia dịch tễ này cho biết thêm, hiện nay, trên thế giới, chỉ số lây nhiễm cơ bản khoảng từ 2 – 3 (tức 1 người nhiễm Covid-19 lây cho 2-3 người). Còn ở Việt Nam, theo tính toán của chúng tôi là 0,7. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn này với số ca mắc hiện nay, và với những trường hợp mắc mà chúng ta kiểm soát được các yếu tố dịch tễ chưa có sự lây lan không rõ nguồn gốc, chỉ số lây nhiễm là 0,7.

Ông Lân nhấn mạnh, nếu chỉ số lây nhiễm ở mức dưới 1, cũng như những người tiếp xúc trong khoảng 70 – 90% mà chúng ta xác định được để tiến hành cách ly, thì có thể gọi là chúng ta đang kiểm soát được tình hình bệnh dịch.

“Tôi cho rằng các trường hợp siêu lây nhiễm hoặc là cá biệt, hoặc là không có, hoặc là ít hơn” – PGS.TS Phan Trọng Lân nói.

Theo anninhthudo.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *