Trường hợp người đàn ông 65 t.uổi ở Quảng Ninh t.ử v.ong sau ăn hàu sống không phải là cá biệt.
Thực tế có rất nhiều rủi ro liên quan đến việc ăn hải sản không đảm bảo an toàn.
Ăn hải sản sống: Nhiều mối nguy
Mới đây, BV Việt Nam – Thụy Điển Uông bí thông tin cấp cứu trường hợp người đàn ông 65 t.uổi, ở Quảng Ninh trong tình trạng nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều, sốt cao, mệt nhiều, nổi nhiều ban trên da sau khi ăn hàu sống.
Bệnh nhân xuất hiện nhiều ban trên da (Ảnh: BV cung cấp).
Theo BSCKI Hoàng Thăng Vân, Phụ trách khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, các triệu chứng của bệnh nhân là dấu hiệu điển hình của bệnh lý n.hiễm t.rùng, nhiễm độc có tiểu cầu giảm trên nền người bệnh xơ gan. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Vì vậy, dù được các bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Kết quả xét nghiệm cấy m.áu cho thấy bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (một tả biển) do ăn hàu sống.
Trước đó, tại BV Trung ương Quân đội 108 cũng tiếp nhận trường hợp người đàn ông 59 t.uổi ở Hải Phòng trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
Các ban phỏng, hoại tử xuất hiện khắp người bệnh nhân.
Trước khi vào viện, bệnh nhân có ăn hải sản tái, nấu chưa kĩ và xuất hiện đau vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39-40 độ C. Sau vài giờ bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông m.áu và chuyển hóa nặng), kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng da, cân, cơ vùng tứ chi.
Kết quả cấy m.áu bệnh nhân cho thấy dương tính với V. vulnificus . Mặc dù đã được điều trị kháng sinh mạnh ngay từ đầu, thở máy, lọc m.áu liên tục, thuốc vận mạch nâng huyết áp và các biện pháp điều trị hồi sức tích cực khác nhưng bệnh vẫn nặng lên nhanh chóng, tiên lượng t.ử v.ong, gia đình xin cho bệnh nhân về.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến t.ử v.ong. Vi khuẩn này sống ký sinh trong hải sản như: cá, cua, tôm, sò, ốc, hàu, hà… của vùng nước lợ và nước mặn. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.
Bác sĩ Nguyễn Sỹ Thấu, BS.TS Vũ Viết Sáng, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, BV Trung ương Quân đội 108 cho biết, trường hợp như bệnh nhân này không phải là cá biệt. Khoa vẫn tiếp nhận nhận một số bệnh nhân n.hiễm t.rùng m.áu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus). Các trường hợp nhiễm khuẩn này từ hải sản sống, chưa nấu chín đều rất nặng nề.
Khi nhiễm vi khuẩn này, bệnh nhân diễn tiến rất nặng, nhanh chóng xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có tỷ lệ t.ử v.ong cao.
Còn tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) năm nào cũng tiếp nhận nhiều ca bệnh vì ăn hải sản sống, tái. Bác sĩ giải thích, trong các loại hải sản đều tồn tại loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng gây bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn này sẽ sinh sôi nhanh chóng trong hải sản vừa bắt lên và càng tăng lên nếu để lâu chưa chế biến, ở hải sản đã c.hết (không còn tươi, hải sản đông lạnh, hải sản khô) vi khuẩn này tăng hoạt động, sản sinh ra một chất có tên là histamin, nói cách khác thịt hải sản bị biến chất do vi khuẩn thành một chất độc. Khi vi khuẩn sinh sôi nảy nở thì lượng histamin cũng tăng lên và tích lũy trong thịt hải sản. Chất này không bị p.hân h.ủy khi chúng ta đun nấu bằng mọi cách. Khi hải sản có nhiều histamin được ăn vào, chất này được hấp thu nhanh vào trong m.áu và gây các biểu hiện dị ứng (bản chất không phải là dị ứng mà là ngộ độc).
Một điều may mắn là vi khuẩn này chỉ sống trên môi trường hải sản, gây bệnh cho người ăn, chứ không lây từ người này sang người kia như các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác.
Biểu hiện ngộ độc là đỏ da, ngứa chủ yếu phần nửa trên của cơ thể, bao gồm đầu mặt cổ, ngực và tay, có thể có khó thở và tụt huyết áp, nôn, đau bụng. Nếu xét nghiệm mẫu hải sản đã ăn sẽ thấy lượng histamin trong đó rất cao.
BS Vũ Viết Sáng cho biết, V. vulnificus là vi khuẩn sống tự do trong nước biển hoặc nước lợ (vùng cửa sông) hoặc kí sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu … Vi khuẩn này có thể gây hoại tử cân cơ rất nhanh, do đó còn được gọi là “vi khuẩn ăn t.hịt n.gười”. Vi khuẩn V. vulnificus cũng gây n.hiễm t.rùng huyết, bệnh diễn biến nhanh dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy chức năng đa phủ tạng, rối loạn đông m.áu và rối loạn chuyển hóa nặng. Tỉ lệ t.ử v.ong bệnh n.hiễm t.rùng m.áu do V. vulnificus lên đến 50%, thậm chí 90% nếu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn tụt huyết áp tại thời điểm nhập viện và thường t.ử v.ong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực.
BS Thấu cho biết, một thống kê cho thấy 180 bệnh nhân n.hiễm t.rùng do V. vulnificus cho thấy có 92,8% bệnh nhân có ăn hàu sống trong vòng hai ngày trước đó. Thời gian ủ bệnh là 3 tiếng – 6 ngày.
Ăn chín cho an toàn
Theo các bác sĩ, nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn “tả biển”, “vi khuẩn ăn thịt” rất cao nếu ăn hải sản sống hoặc nấu chưa kĩ, đặc biệt là hàu. Ngoài nguy cơ nhiễm vi khuẩn nguy hiểm do ăn sống, có thể bị lây nếu có vết thương hở khi tham gia các hoạt động trên biển, như bơi lội, câu cá, cầm nắm hải sản cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Trên thực tế, đã có trường hợp bị nhiễm qua những vết thương rất nhỏ, như vết đ.âm bởi đuôi con tôm, vỏ hàu khi tắm biển. Ngoài ra, n.hiễm t.rùng có thể xảy ra khi phơi nhiễm vết thương có từ trước với vi khuẩn V. vulnificus .
Theo các bác sĩ, tất cả mọi người đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, có những nhóm người dễ bị mắc bệnh hơn, là những người nghiện rượu; bệnh gan mạn tính như viêm gan, xơ gan; tan m.áu bẩm sinh; suy giảm sức đề kháng, như: đái tháo đường, suy thận mạn, u lympho… ; nam giới, đặc biệt là nam giới t.uổi cao dễ mắc bệnh hơn nữ giới.
Hải sản rất bổ dưỡng, an toàn khi tươi, được nấu chín.
Khi nhiễm vi khuẩn V. vulnificus, người bệnh thường có biểu hiện n.hiễm t.rùng da và mô mềm, nhanh chóng dẫn đến viêm tấy, bầm tím, phỏng nước lớn, và hoại tử cân cơ. Đại đa số các trường hợp sẽ cần phẫu thuật sớm, thậm chí cắt cụt chi.
Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm “vi khuẩn ăn thịt” đến từ biển, các bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn hải sản chưa được nấu chín. Tránh bị thương khi tham gia các hoạt động có nguy cơ tiếp xúc vết thương với vi khuẩn, như: tắm biển, câu cá biển, đ.ánh bắt và chế biến hải sản.
Nếu có vết thương hãy thận trọng khi tiếp xúc với nước biển, nước lợ, hải sản sống.
Khi có dấu hiệu bệnh lý đường tiêu hóa, sưng nóng đỏ đau tại vết thương, đau và/hoặc nổi ban, bọng nước ở chân tay sau khi nghi ngờ có tiếp xúc với nguồn bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Ngoài ra, tuyệt đối không ăn hải sống hoặc tái hoặc bị hỏng, c.hết.
Quảng Ninh: Người đàn ông t.ử v.ong do ăn hàu sống
Sau khi ăn hàu sống tại nhà, người đàn ông nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng, sốt cao, sau đó rất nhanh tụt huyết áp và nổi ban nhiều trên da.
BSCKI. Hoàng Thăng Vân, Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh ngày 27/9 cho biết, ngày 24/9 bệnh viện tiếp nhận một người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển) do ăn hàu sống.
Người đàn ông 65 t.uổi, trú tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Gia đình cho hay, sau khi ăn hàu tại nhà, người bệnh nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều, sốt cao, mệt nhiều. Sau đó, ông rất nhanh tụt huyết áp, sốt cao, nổi ban nhiều trên da.
Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện điển hình của bệnh lý n.hiễm t.rùng, nhiễm độc có tiểu cầu giảm trên nền người bệnh xơ gan. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Dù được các bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực nhưng người đàn ông đã không qua khỏi.
Tình trạng của người bệnh khi bị vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tấn công (Ảnh: BVCC)
Qua kết quả xét nghiệm cấy m.áu cho thấy người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển). Đây là loại vi khuẩn gây viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến t.ử v.ong. Vi khuẩn này sống kí sinh trong hải sản như: cá, cua, tôm, sò, ốc, hàu, hà,… của vùng nước lợ và nước mặn, ngoài ra còn tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.
Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh nhiễm vi khuẩn tả biển, người dân không ăn hải sản sống hoặc tái hoặc hải sản bị hỏng, c.hết; ăn chín, uống sôi; ngoài ra lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.