Khuyến cáo cao điểm dịch bệnh cúm

Thời điểm hiện tại vẫn đang cao điểm về số ca mắc cúm mùa, đặc biệt là cúm A. Với tốc độ lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn khiến số ca mắc ở t.rẻ e.m và người lớn đều gia tăng nhanh.

Nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng do có bệnh lý nền.

Bệnh nhân nữ 59 t.uổi được chuyển vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do nhiễm cúm A trên nền cơ địa béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Sau 1 tuần hồi sức tích cực, bệnh nhân vẫn phải thở máy.

10 bệnh nhân đang phải thở máy sau khi mắc cúm A trong tổng số hơn 70 bệnh nhân được điều trị nội trú tại bệnh viện. Không chỉ người lớn mà nhiều t.rẻ e.m cũng được chỉ định nhập viện sau khi mắc cúm A. Nhiều bé bị biến chứng viêm phổi sau khi mắc cúm, trong đó có những trẻ đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc với cúm A, như bệnh nhi này là một ví dụ.

Khuyến cáo cao điểm dịch bệnh cúm A

Chị Lương Thị Huệ – Hà Nội: “Tháng trước bé bị sốt xuất huyết, bé đang viêm phế quản thì mắc thêm cúm A”

Riêng tại khoa Nhi tiếp nhận gần 40 bệnh nhi điều trị nội trú do mắc cúm A có biến chứng. Nhiều trẻ mắc các bệnh lý nền như: ung thư m.áu, suy thận mạn, tim mạch, phổi bẩm sinh… khi mắc cúm A đều có chuyển biến nặng hơn các trẻ khỏe mạnh.

TS, Bs Đặng Thị Thúy – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: “Tất nhiên có các cháu cúm A không có bệnh lý nền gì nhưng được điều trị tại nhà hoặc mua thuốc linh tinh trước đó thì chúng tôi vẫn cho điều trị nhập viện”…

Số ca mắc cúm A cũng gia tăng nhanh chóng trong thời điểm này, thậm chí có bệnh nhân mắc cúm A đồng nhiễm Covid-19

TS, Bs Trần Văn Giang – Phụ trách Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: “Ngoài việc điều trị cúm A thì phải kiểm tra và điều trị bệnh lý nền mới đạt kết quả như mong muốn. Khuyến cáo mọi người nên cẩn thận vì cúm A lây truyền qua đường hô hấp”…

Tại nhiều bệnh viện, số ca mắc cúm A cũng gia tăng nhanh chóng trong thời điểm này, thậm chí có bệnh nhân mắc cúm A đồng nhiễm Covid-19.

Theo cục Y tế dự phòng, Bộ y tế h iện đang vào thời điểm giao mùa đông xuân, lúc lạnh, lúc nóng đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh liên quan đến đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh cúm. tuy nhiên chưa ghi nhận các chủng virus có độc lực cao lây truyền từ gia cầm sang người. Các bác sỹ cũng cảnh báo người dân cũng không tự ý mua tamiflu sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Anh di dời 39 người xin tị nạn do phát hiện vi khuẩn legionella trên tàu tạm trú

Ngày 11/8, Bộ Nội vụ Anh cho biết nhà chức trách nước này đã di dời 39 người xin tị nạn khỏi một tàu tạm trú neo đậu ở bờ biển vùng England sau khi các mẫu xét nghiệm cho thấy vi khuẩn legionella trong hệ thống cấp nước.


Ảnh minh họa: gaslecltd.co.uk

Vụ việc xảy ra chưa đầy một tuần sau khi những người này được nhà chức trách Anh đưa đến tàu Bibby Stockholm, nơi tạm trú của những người di cư chờ xin tị nạn. Tàu cao 3 tầng này có sức chứa 500 người với hơn 200 phòng ngủ, cung cấp chỗ ở “cơ bản và tiện dụng”, cùng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ăn uống.

Đây là một phần trong kế hoạch của Chính phủ Anh nhằm tiết kiệm chi tiêu và giảm gánh nặng tài chính trước làn sóng người di cư tới nước này.

Bộ Nội vụ Anh cho biết tất cả 39 người xin tị nạn lên tàu Bibby Stockholm trong tuần này đã được đưa lên bờ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn legionella. Nhà chức trách đang tiến hành đ.ánh giá tình hình trên tàu. Hiện không có người xin tị nạn nào trên tàu này xuất hiện các triệu chứng của bệnh Legionnaires do vi khuẩn legionella gây ra.

Vi khuẩn legionella được tìm thấy tự nhiên trong nguồn nước ngọt như hồ, sông, suối… Theo đó, các bể nước nóng, bồn tắm nước nóng, bồn phun nước công cộng, hệ thống đun nước, tháp giải nhiệt có thể nhiễm vi khuẩn này. Vi khuẩn legionella thường lây qua hít giọt b.ắn, hơi nước, hoặc khí dung có chứa vi khuẩn. Thời gian ủ bệnh Legionnaire từ 2 đến 10 ngày (có thể lên tới 16 ngày như ghi nhận trong một số ca). Nhiệt độ nước từ 25-42 độ C và nước tù đọng là các điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn legionella sinh sôi.

Tháng trước, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã cảnh báo các nước châu Âu phải cảnh giác phát hiện và giám sát các ổ dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA). Theo ECDC, những thay đổi trong thiết kế và cơ sở hạ tầng hệ thống nước, cũng như các thay đổi về khí hậu và thời tiết có thể tác động đến môi trường tự nhiên của vi khuẩn legionella và việc phơi nhiễm giọt b.ắn chứa vi khuẩn này cũng có thể góp phần khiến dịch bệnh gia tăng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *