Khuyến cáo phòng bệnh Covid-19 nơi công sở, khu dịch vụ

Công sở, các khu dịch vụ, thương mại là nơi tập trung đông người làm việc, với nhiều sự tiếp xúc. Bộ Y tế và WHO đã có những khuyến cáo phòng bệnh Covid-19 cho những người làm việc, giao dịch tại đây.

Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp – Ảnh: Phạm Hữu

Phòng bệnh ở nơi làm việc

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh Covid-19 ở nơi làm việc thì nguyên tắc cơ bản là phải giữ vệ sinh sạch sẽ. Mọi người cần tăng cường rửa tay thường xuyên và đúng cách. Nơi làm việc cần có các bình chứa dung dịch rửa tay ở những vị trí dễ nhận biết, dễ tiếp cận, đồng thời tạo điều kiện để nhân viên và khách hàng có thể rửa tay bằng nước và xà phòng.

Cần thường xuyên lau các bề mặt (như các loại mặt bàn) và các đồ vật (như điện thoại, bàn phím) bằng chất khử trùng. Đảm bảo có khẩu trang và khăn giấy tại nơi làm việc để những ai chảy nước mũi, ho, hắt hơi có thể sử dụng ngay lập tức. Cần có các thùng rác đóng kín để chứa rác thải một cách vệ sinh.

Đặc biệt, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở những nơi dịch bệnh đã lây lan ra cộng đồng thì cơ quan nên thúc đẩy phương án làm việc từ xa để vừa duy trì được hoạt động trong khi vẫn đảm bảo sự an toàn của nhân viên.

Với mỗi cá nhân, Bộ Y tế khuyến cáo những người bị bệnh (ho, sốt nhẹ) thì nên xin nghỉ, ở nhà.

Phòng bệnh ở các khu dịch vụ

“Những người có các biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi; đặc biệt là những người đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế, thì không nên vào các khu dịch vụ”, Bộ Y tế khuyến cáo.

Khi ở khu dịch vụ, mọi người chú ý rửa tay với xà phòng và nước sạch trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn… Đặc biệt, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.

WHO cũng hướng dẫn người dân che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải, khăn tay hoặc khăn giấy. Sau đó, giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay. Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến chỗ đông người và cần bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định. Đặc biệt, không khạc nhổ bừa bãi.

Với những người làm việc, bán hàng tại các khu dịch vụ, hướng dẫn của Bộ Y tế lưu ý cần đo thân nhiệt, sức khỏe của mình. Nếu bị sốt, ho hoặc khó thở thì nên báo ngay cho người sử dụng lao động, quản lý và xin nghỉ ở nhà để theo dõi. Cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn, điều trị.

Mặt khác, những người làm việc tại các vị trí tiếp xúc với nhiều người, khách hàng thì cần đeo khẩu trang đúng cách.

Các khu dịch vụ cần bố trí đầy đủ thùng đựng rác có nắp đậy; khu vực rửa tay, nhà vệ sinh; đảm bảo đầy đủ nước sạch và xà phòng; cung cấp dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn. Cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu dịch vụ.

Bên cạnh đó, các khu dịch vụ cũng được Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn. Cần khử khuẩn ít nhất 1 lần/ngày nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu vui chơi t.rẻ e.m, khu vệ sinh chung. Khử khuẩn ít nhất 4 lần/ngày các tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, tay vịn lan can. Có thể khử khuẩn bằng các chất rửa tẩy thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng, các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính.

Các khu dịch vụ, cơ quan, công sở nên tăng cường thông khí tại các phòng, hạn chế sử dụng máy điều hòa.

Giữ khoảng cách khi tiếp xúc

Vi rút SARS-CoV-2 đã được xác định lây lan qua giọt b.ắn, dịch tiết đường hô hấp của người bệnh. Vì vậy, WHO khuyến cáo: Những người làm công việc phải giao tiếp nhiều, tiếp xúc với nhiều người thì hạn chế bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 1 m.

PGS-TS-BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), giải thích thêm: Việc ôm hôn, nhất là hôn trên mặt có nguy cơ lây nhiễm tất cả các bệnh lây qua đường hô hấp (như nhiễm siêu vi, viêm họng, tay chân miệng…) và các bệnh ngoài da (nấm, ghẻ…), chứ không riêng gì Covid-19.

“Trong mùa dịch Covid-19, những tiếp xúc gần gũi như ôm, hôn, bắt tay hiển nhiên cần được hạn chế để phòng bệnh đối với mọi người”, bác sĩ Tuấn nói.

Đặc biệt, riêng với t.rẻ e.m, bác sĩ Tuấn khuyên phụ huynh cần tránh để người lạ, không phải ba mẹ, ông bà ruột trong gia đình, ôm ấp, ẵm bế, hôn, nựng nịu trẻ. Ngay cả người trong gia đình có ôm hôn, nựng bé thì cũng cần phải an toàn. Khi đi làm, ở ngoài về, người lớn phải rửa tay, tắm rửa sạch sẽ rồi mới chơi với trẻ, ôm trẻ.

Khải Linh

95% người mắc Covid-19 hồi phục

Ngày 11.3, Bộ Y tế dẫn nguồn từ WHO tại VN thông tin: Hiện tại cứ 5 người nhiễm Covid-19 thì 4 người có triệu chứng nhẹ như sốt và ho khan. 95% bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục hoặc đang hồi phục. Đến thời điểm này, t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên rất ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và hầu hết các trường hợp mắc thuộc nhóm đối tượng này có các triệu chứng nhẹ.

WHO cũng lưu ý: Bệnh thường nhẹ nhưng lây truyền rất nhanh. Cần lưu ý bảo vệ với nhóm người dễ ảnh hưởng: nhân viên y tế, những người trên 60 t.uổi, những người có bệnh lý nền (bệnh về tim, phổi, đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch).

Liên Châu

Theo Thanh niên

Bác sĩ ơi: Mùa dịch Covid-19, có được hôn má, ôm hôn, bắt tay không?

Đang trong mùa dịch Covid-19 nên tôi rất ngại các tiếp xúc gần, hạn chế bắt tay dù công việc đòi hỏi giao tế. Đặc biệt, nhà có trẻ nhỏ nên tôi cũng hạn chế mọi người ôm hôn, nựng nịu bé để phòng bệnh.

Giữ khoảng cách khi tiếp xúc (ít nhất 2 mét) cũng như chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để hạn chế virus lây lan – ShutterStock

Làm như vậy có thái quá không? Trong mùa dịch Covid-19, có cần tránh ôm, hôn, bắt tay không? Xin bác sĩ tư vấn. (Trần Bình Minh, 35 t.uổi, ngụ TP.HCM)

Theo phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM): Virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19 cũng như nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác, được xác định lây lan qua giọt b.ắn, dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.

Bệnh có thể lây lan do: Một là tiếp xúc trực tiếp với giọt b.ắn (dịch tiết như nước bọt, nước mũi) của người nhiễm bệnh; hai là gián tiếp qua đụng chạm, sờ tay vào các vật dụng, mặt phẳng có dính dịch tiết, giọt b.ắn, các chất trong vùng hầu họng có mang virus, sau đó đưa tay lên mặt, vùng mũi miệng.

Vì vậy, việc giữ khoảng cách khi tiếp xúc (ít nhất 2 mét) cũng như chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để hạn chế virus lây lan.

Việc ôm hôn, nhất là hôn trên mặt có nguy cơ lây nhiễm tất cả các bệnh lây qua đường hô hấp (như nhiễm siêu vi, viêm họng, tay chân miệng,… ) và các bệnh ngoài da (nấm, ghẻ,… ) chứ không riêng gì Covid-19.

Trong mùa dịch Covid-19 thì đương nhiên, những tiếp xúc gần gũi như ôm, hôn và bắt tay rõ ràng là nên được hạn chế để phòng bệnh đối với mọi người. Đặc biệt, đối với t.rẻ e.m càng cần phải hạn chế những hành động tiếp xúc gần gũi này, không chỉ để phòng lây bệnh mà cũng để tránh l.ạm d.ụng t.rẻ e.m.

Người lớn có thể tự chủ động hạn chế bắt tay, ôm hôn.

Đặc biệt, riêng với t.rẻ e.m, phụ huynh cần tránh để người lạ (không phải ba mẹ, ông bà ruột trong gia đình) ôm ấp, ẵm bế, hôn hay nựng nịu trẻ. Tránh cho trẻ ngồi trong lòng người lạ. Mặt khác, người trong gia đình có ôm, nựng nịu hay hôn bé nhưng cũng cần phải an toàn. Tức là, khi đi làm, ở ngoài về, người lớn phải rửa tay, tắm rửa sạch sẽ rồi mới chơi với trẻ, ôm trẻ.

Người trong nhà cần tránh xa, giữ khoảng cách với trẻ và những người thành viên khác khi có dấu hiệu cảm, cúm, nhiễm siêu vi, ho, sốt,…

Để phòng bệnh Covid-19, mọi người lưu ý, cần: vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên; uống nhiều nước và theo dõi thân nhiệt; hạn chế đưa tay lên mặt; ho/hắt hơi phải che miệng bằng khăn dùng một lần hay khuỷu tay và nhớ đeo khẩu trang theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *