Khuyến cáo về các nguy cơ khi hút mỡ bụng

Hiệp hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Mỹ) đã khuyến cáo không hút lượng mỡ quá nhiều, khi vượt quá 5 lít sẽ gây ra hiện tượng mất dịch và mất m.áu trầm trọng.

Một nữ khách hàng đang được chuẩn bị hút mỡ cánh tay tại cơ sở hút mỡ “chui” – spa Thao An Beauty (54/25b Đồng Đen, P.14, Q.Tân Bình) và bộ dụng cụ hút mỡ tại cơ sở này (ảnh nhỏ) – Ảnh: Thanh Niên

PGS-TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết việc hút mỡ bụng có thể xảy ra các tai biến, cần được kiểm soát chặt chẽ tại các BV có đủ điều kiện về nhân lực và thiết bị y tế.

Người lựa chọn dịch vụ hút mỡ bụng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ trước mổ, thăm khám cẩn thận, phối hợp tốt với đội ngũ nhân viên y tế và thực hiện bởi phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm, nhằm giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng.

Để hút được lượng mỡ lớn, người ta cũng cần tiêm vào cơ thể một lượng thuốc tê lớn để giảm đau cho người bệnh, vì vậy làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê có thể dẫn tới t.ử v.ong. Ngoài ra có thể xảy ra các biến chứng khác như: tắc mạch phổi do mỡ hay do huyết khối tĩnh mạch, n.hiễm t.rùng.

PGS-TS Nguyễn Hồng Hà lưu ý: “Không phải hút càng nhiều mỡ càng tốt. Hiệp hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Mỹ đã khuyến cáo không hút lượng mỡ quá nhiều, khi vượt quá 5 lít sẽ gây ra hiện tượng mất dịch và mất m.áu trầm trọng. Lượng mỡ hút cần được cân nhắc phù hợp với mỗi cá nhân”.

TS Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội đặc biệt lưu ý: Để kiểm soát các tai biến có thể xảy ra, hút mỡ bụng chỉ được thực hiện tại các BV có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, tuyệt đối không thực hiện tại spa, thẩm mỹ viện hoặc phòng khám. Không chỉ cần thực hiện chuẩn xác các quy trình chuyên môn, người sử dụng dịch vụ hút mỡ bụng còn cần được kiểm soát nguy cơ dị ứng, sốc phản vệ thuốc (gây tê, gây mê), kiểm soát nguy cơ ra m.áu…

Theo Thanh niên

Sau ca t.ử v.ong hút mỡ giảm béo, nhận diện cơ sở nào được hút mỡ, nâng ngực?

Các thẩm mỹ viện mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa, quảng cáo hút mỡ giảm béo, nâng ngực… khiến người có nhu cầu như lạc vào mê hồn trận.

Dưới đây là hướng dẫn của các chuyên gia để người dân có thể nhận diện các dịch vụ nào được thực hiện ở thẩm mỹ viện, dịch vụ nào không được phép thực hiện ngoài bệnh viện.

Sự việc người đàn ông 44 t.uổi (Vĩnh Phúc) t.ử v.ong nghi do hút mỡ bụng tại Thẩm mỹ viện Việt Hàn, ở số 83 đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) khiến nhiều người choáng váng. Thẩm mỹ viện nơi người đàn ông này lựa chọn hút mỡ bụng không được phép thực hiện dịch vụ này. Người thân, bạn bè của người đàn ông này rất sốc bởi anh vốn là người cẩn thận, chu toàn với vấn đề sức khoẻ.

Thẩm mỹ viện Việt Hàn nơi làm người đàn ông 44 t.uổi t.ử v.ong sau hút mỡ bụng chỉ là với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, được phép thực hiện các dịch vụ phun xăm thông thường, dịch vụ làm đẹp sử dụng mỹ phẩm, tuyệt đối không được làm dịch vụ hút mỡ bụng.

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng (BV Da liễu Trung ương) cho biết, hút mỡ bụng là một thủ thuật đặc biệt. Đi kèm theo đó nó có những nguy cơ tai biến nhất định như sốc thuốc tê, thuốc mê, nguy cơ xuất huyết, hoại tử thành bụng, nặng nề hơn là tắc mạch mỡ… Chính vì thế, mọi người cần phải được tư vấn, được khám xét kĩ lưỡng với bác sĩ tạo hình thẩm mỹ trước khi quyết định làm thủ thuật này. Đây cũng là thủ thuật chỉ được phép thực hiện tại các bệnh viện, bệnh viện thẩm mỹ được cấp phép thực hiện.

Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng hành nghề y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, Thẩm mỹ viện Việt Hàn là cơ sở dịch vụ thẩm mỹ viện chứ không phải phòng khám, do vậy Sở Y tế không cấp phép hoạt động hút mỡ bụng cho cơ sở này.

Họ chỉ được phép thực hiện các dịch vụ phun xăm thẩm mỹ thông thường, dịch vụ làm đẹp sử dụng mỹ phẩm, tuyệt đối không được làm dịch vụ hút mỡ bụng.

Nhận diện các cơ sở thẩm mỹ được phép thực hiện hút mỡ bụng, nâng ngực

Theo các chuyên gia, làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, mỗi người cần làm đẹp an toàn, tìm hiểu kỹ thông tin để biết được nơi mình thực hiện dịch vụ có an toàn, được cấp phép hay không.

Theo ông Trung, các dịch vụ như nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ bụng, những kỹ thuật phải thực hiện gây mê thì phải làm tại các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ đã được phê duyệt danh mục kỹ thuật.

Điều kiện để phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ đi vào hoạt động được quy định tại luật Khám bệnh, chữa bệnh: phải đảm bảo điều kiện về con người và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Bác sĩ phụ trách chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về phẫu thuật thẩm mỹ, có thời gian thực hành đủ 54 tháng.

Bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ phẫu thuật đầu tiên phải là bác sĩ có học chuyên khoa định hướng, chuyên khoa 1 hoặc thạc sĩ về chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ và có thời gian thực hành tại bệnh viện có giường bệnh chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ là 18 tháng thì mới đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi hoạt động chuyên môn là phẫu thuật thẩm mỹ.

Hiện nay, tại Hà Nội có 83 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ đã được cấp giấy phép hoạt động. Các dịch vụ có xâm lấn như hút mỡ bụng, nâng ngực, nâng mũi chỉ được phép thực hiện các các cơ sở chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép, tại các bệnh viện thẩm mỹ, các bệnh viện công lập và ngoài công lập khác trên địa bàn có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện.

Kiểm tra thông tin trước khi thực hiện

Theo ông Trung, bất cứ một khách hàng nào tới cơ sở đều có quyền được yêu cầu cơ sở xuất trình hồ sơ năng lực trước khi thực hiện dịch vụ. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thông tin trên các trang web của Sở Y tế, Bộ Y tế… để tham khảo thêm.

Ngoài ra, người dân khi tới các phòng khám có thể nhận biết thông qua biển hiệu ngay tại cửa của phòng khám (có đủ các thông tin về địa chỉ phòng khám, bác sĩ phụ trách chuyên môn, giờ làm việc, số giấy phép…). Tại khu vực tiếp đón, phòng khám sẽ có niêm yết giấy phép hoạt động, chứng chỉ người hành nghề, niêm yết giá dịch vụ, số điện thoại của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

Những người tự xưng là bác sĩ mà không có bằng cấp thì vi phạm pháp luật về việc giả mạo, khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện các dịch vụ như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang web của Sở Y tế, Bộ Y tế…

Spa là các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không phải cấp giấy phép hoạt động. Các cơ sở này chỉ cần có đăng ký kinh doanh, kỹ thuật viên được đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo đã được cấp phép đào tạo và có thông báo đủ điều kiện. Các spa không phải là cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Họ không được phép quảng cáo cũng như thực hiện các dịch vụ kỹ thuật này có xâm lấn, sử dụng thuốc gây mê.

Spa chỉ được thực hiện các dịch vụ làm đẹp không xâm lấn bao gồm phun xăm thẩm mỹ, chăm sóc da, xoa bóp, massage…, không dùng thuốc tê dạng tiêm, không sử dụng các thiết bị chiếu chụp ánh sáng (như lazer) trên da làm thay đổi màu sắc trên da.

Còn các dịch vụ làm đẹp có xâm lấn phải được thực hiện tại phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Hồng Hải

Theo dantri

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *