Kiểu ăn tưởng có hại lại giúp lùi hàng loạt bệnh nan y

Nghiên cứu mới từ Đại học Kurume ( Nhật Bản) cho thấy kiểu ăn thiếu điều độ, bỏ bữa lại vô tình kích hoạt một cơ chế kỳ diệu, giúp đẩy lùi béo phì và hàng loạt bệnh nan y liên quan.

Trong bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Endocrinology, tiến sĩ Yuji Tajiri và các cộng sự từ Trường Y khoa thuộc Đại học Kurume cho biết kiểu ăn tưởng chừng thiếu lành mạnh là nhịn ăn gián đoạn, ví dụ như bỏ qua 1 trong các bữa ăn sáng, trưa, tối hàng ngày có thể giúp kích thích một hormone kỳ diệu mang tên Ghrelin.

Việc bỏ bữa đôi khi lại… có lợi, giúp bạn đẩy lùi béo phí và hàng loạt bệnh nan y – ảnh minh họa từ internet

Nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột bị áp dụng kiểu ăn thiếu điều độ, bỏ bữa đã vui thích với việc chạy trên chiếc lồng bánh xe của chúng hơn. Đó chính là nhờ hormone Ghrelin, vốn tăng cao sau một thời gian dài không có thức ăn vào cơ thể.

Tác dụng tương tự xảy ra ở các tình nguyện viên trong thử nghiệm lâm sàng trên người. Mọi người hăng say tập thể dục hơn hẳn sau khi được cung cấp một liều hormone Ghrelin, tốc độ chạy tự nhiên của họ cũng tăng lên bất ngờ.

Ghrelin được gọi nôm na là “hormone đói bụng”. Nghiên cứu mới đã phát hiện ngoài việc làm bạn đói, nó còn tăng động lực tập thể dục. Nhờ vậy, kiểu ăn bỏ bữa – tất nhiên là đừng ăn vặt trong thời gian nhịn này – sẽ giúp bạn tập luyện cực kỳ hiệu quả và giảm cân nhanh chóng hơn người khác.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là một gợi ý rất ý nghĩa giữa cuộc khủng hoảng béo phì đang gia tăng toàn cầu, kéo theo hàng loạt căn bệnh nan y, nhất là nhóm tim mạch, tiểu đường và ung thư. Kết quả trên cũng hết sức bất ngờ bởi quan niệm phổ biến cho rằng càng ăn nhiều bữa, chia đều trong ngày thì càng giảm béo hiệu quả.

A. Thư

Theo The Sun, EurekAlert/nguoilaodong

“Nhịn ăn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?”: Đây là câu trả lời “sát sườn” dành cho bạn

Nhịn ăn không phải lúc nào cũng phù hợp cho tất cả mọi người và nếu bạn muốn áp dụng biện pháp này để giảm cân, hãy cân nhắc kỹ càng.

Đối với những người muốn giảm cân, áp dụng chế độ ăn kiêng nhịn ăn gián đoạn là lựa chọn không tồi. Hạn chế hấp thụ calo liên tục đem lại nhiều lợi ích cho não, sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng duy trì năng lượng và quá trình trao đổi chất.

Whitney English, chuyên gia dinh dưỡng kiêm nhà dinh dưỡng học tại Los Angeles cho biết, nhịn ăn kích thích sự phát triển, khiến các chất dinh dưỡng tích cực thúc đẩy cơ chế tự sửa chữa và sinh tồn.

Hơn nữa, nhịn ăn gián đoạn trong khoảng thời gian định sẵn có thể giảm cân và thanh lọc toàn bộ cơ thể. Dưới là những ảnh hưởng của việc làm này này đối với sức khỏe:

Có thể gây bệnh về gan

Amy Rothberg, chuyên gia y khoa, trưởng khoa Nghiên cứu trao đổi chất, Nội tiết và Kiểm soát Cân nặng tại Đại học Michigan cho biết, nhịn ăn giúp giảm cân bằng cách hạn chế lượng calo tiêu thụ. Tuy vậy, việc làm này cũng bảo vệ cơ thể, chống lại các chuyển hóa bất lợi gây bệnh về gan và tăng insulin.

Tăng cảm giác thèm ăn

Nhịn ăn gián đoạn đã được chứng minh giúp làm giảm hormone kích thích cảm giác thèm ăn. Những người nhịn ăn từ 8 giờ tối hôm trước có xu hướng không cảm thấy quá đói vào bữa sáng hôm sau.

Tuy vậy, bạn cũng nên chú ý khẩu phần ăn sau khi trở lại chế độ dinh dưỡng bình thường. Cơ thể con người có xu hướng tăng cảm giác thèm ăn để tránh đói. Do đó, các chất dẫn truyền thần kinh và hormone gây kích thích có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm sau một thời gian nhịn ăn kéo dài.

Nhịn ăn gián đoạn đã được chứng minh giúp làm giảm hormone kích thích cảm giác thèm ăn.

Tác động đến não bộ

Trên thực tế, một số người có thể cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn khi tuân thủ các kế hoạch nhịn ăn. Việc làm này giúp não tăng cường khả năng dùng glucose làm năng lượng thay vì tích trữ trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng chuyển đổi trao đổi chất không liên tục và tin điều này đã giúp con người duy trì trạng thái hoạt động tối ưu để săn b.ắn và thu thập thức ăn trong thời kỳ xưa.

Thay đổi cấu trúc của hệ sinh vật trong đường ruột

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, chế độ nhịn ăn không liên tục có thể làm thay đổi cấu trúc của hệ vi sinh vật trong đường ruột bằng cách tăng tỷ lệ lợi khuẩn. Không những vậy, việc làm này thậm chí thúc đẩy phản ứng miễn dịch với các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn có hại như salmonella typhimurium gây nên.

Chuyên gia Rothberg suy đoán, hạn chế chất dinh dưỡng đi vào ruột có thể giảm nhẹ gánh nặng tiêu hóa và thay đổi hệ vi sinh vật, khiến chúng trở nên có lợi cho cơ thể.

Tác động đến độ nhạy Insulin

Ở những người khỏe mạnh, tiêu thụ thực phẩm sẽ kích thích giải phóng insulin, loại hormone đưa glucose vốn là sản phẩm của quá trình tiêu hóa carb vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng hoặc dự trữ cho sau này. Do đó, khi ngừng ăn, nồng độ hormone này sẽ giảm kéo theo khả năng cải thiện độ nhạy insulin, từ đó chống lại bệnh tiểu đường.

Khi ngừng ăn, nồng độ hormone này sẽ giảm kéo theo khả năng cải thiện độ nhạy insulin, từ đó chống lại bệnh tiểu đường.

Hạn chế hấp thụ calo cũng đồng nghĩa với giảm lượng đường huyết, cải thiện lipid và hạ huyết áp.

Ngoài ra, nghiên cứu trên động vật được công bố trên Tạp chí JAMA Internal Medicine đã chỉ ra, nhịn ăn gián đoạn có thể giúp đẩy lùi sự tiến triển của các bệnh chuyển hóa ở chuột thí nghiệm.

Có nên nhịn ăn hay không?

Tránh tiêu thụ thực phẩm trong thời gian dài cũng gây nên những mặt trái đáng lưu ý. Nhịn ăn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Vì lý do này, Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ không khuyến khích những người có t.iền sử các bệnh về ăn uống áp dụng chế độ ăn chay, trong đó có nhịn ăn.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng được khuyên không nên nhịn ăn. Người mắc bệnh tiểu đường càng không nên vì việc hạn chế bổ sung năng lượng trong thời gian dài có thể dẫn đến những thay đổi trong lượng đường huyết.

Nếu bạn nhịn ăn chỉ để giảm cân, hãy nhớ việc hạn chế calo luôn gây nên tác dụng phụ. Do đó, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên các chị em nên lựa chọn ăn chay thay vì nhịn ăn hoàn toàn.

(Nguồn: Livestrong)

Nhung Mai

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *