Nhóm bác sĩ người Việt tại Mỹ muốn dùng hệ thống TeleHealth kết nối, hỗ trợ tư vấn từ xa cho bệnh nhân Covid-19 tại Đồng Nai và T.iền Giang.
Đề xuất được nhóm bác sĩ người Việt tại Mỹ đưa ra trong cuộc tọa đàm trực tuyến mang tên “Kinh nghiệm thực tiễn chữa trị bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ – Thành lập nhóm bác sỹ tư vấn từ xa cho F0 tại Đồng Nai và T.iền Giang” được tổ chức hôm nay, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Sự kiện có sự tham gia của đại diện Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM, Sở Ngoại vụ và Sở Y tế tỉnh Đồng Nai và T.iền Giang, cùng Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn.
Các đại biểu và diễn giả tham gia tọa đàm ngày 30/8. Ảnh: BNG .
Bốn diễn giả là các bác sĩ người Việt tại Mỹ đã chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán, cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ, đồng thời trình bày dự án thành lập “Nhóm bác sĩ hỗ trợ tư vấn từ xa cho Đồng Nai và T.iền Giang”.
Nhóm hỗ trợ tư vấn từ xa hiện có 40 thành viên là những y bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng có bằng, đang hành nghề tại Mỹ và tình nguyện viên giúp việc. Nhóm đã sẵn sàng triển khai tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho Việt Nam, mong muốn dùng hệ thống TeleHealth của Mỹ để kết nối với bệnh nhân tại Việt Nam qua mạng Internet, bảo đảm sự riêng tư của bệnh nhân.
Khả năng tư vấn của nhóm là 200-300 bệnh nhân/4h/ngày. Để triển khai chương trình, nhóm cần sự hỗ trợ từ địa phương trong giới thiệu bệnh nhân, chuyển thuốc và máy đo SpO2 miễn phí theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Sở Y tế địa phương tới người bệnh.
Việc lựa chọn tập trung hỗ trợ cho Đồng Nai và T.iền Giang được đ.ánh giá là thiết thực, kịp thời và có ý nghĩa khi hai tỉnh nằm trong nhóm 5 tỉnh thành có số ca nhiễm mới trong ngày nhiều nhất cả nước và việc điều trị F0 tại nhà mới được áp dụng tại T.iền Giang, chưa áp dụng tại Đồng Nai.
Tọa đàm nằm trong chuỗi hoạt động “Kiều bào chung tay cùng đất nước vượt qua đại dịch”, thể hiện chủ trương coi trọng nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài và hưởng ứng kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, góp phần triển khai công tác ngoại giao trong đại dịch.
Ông Nguyễn Trác Toàn cho biết kiều bào ở Bờ Tây nước Mỹ đã quyên góp, gửi về trong nước hơn 300.000 USD, 255 máy thở, trợ thở cùng nhiều trang thiết bị, vật tư y tế với giá trị lên tới gần một triệu USD. Bà con cũng có nhiều hoạt động khác như viết thỉnh nguyện thư đề nghị Mỹ hỗ trợ vaccine cho Việt Nam.
Uống rượu có ngăn được nCoV?
Nghe nói cồn có tác dụng diệt virus, một số người bạn tôi mách mỗi ngày uống một cốc rượu giúp ngừa nCoV? Bác sĩ nghĩ sao về phương pháp này (Việt Anh, 42 t.uổi, Phú Thọ).
Trả lời:
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có ba loại cồn có thể dùng sát khuẩn trong y tế gồm: cồn ethanol, n-propanol và isopropanol.
Cồn muốn diệt được virus phải từ 60 đến 70 độ trở lên, và virus phải bám ở da tay. Chúng ta cũng không thể ngậm rượu nồng độ cồn cao trong miệng suốt để diệt virus được, chưa kể khi đó virus đã ngấm vào trong tế bào. Dùng cồn chủ yếu để diệt virus ở bàn tay, ở đồ dùng, vật dụng để khử khuẩn… chứ uống cồn vào trong họng không có hiệu quả. Thay vì uống rượu, bạn có thể súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo đồ uống có cồn không bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn nên hạn chế uống rượu để bảo vệ sức khỏe. Những người không uống được rượu cũng không nên tập uống để ngăn ngừa Covid-19 vì nó không có tác dụng.
Ngoài ra, các phương pháp xông lá, tinh dầu, ăn tỏi, sả, tía tô chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chứ không làm hết bệnh. Bệnh là tự hết. Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp này để giải cảm, làm ấm đường hô hấp chứ không phải vì nó mà có thể chữa covid-19, không thần thánh nghĩ đó là phương pháp mới. Lưu ý, những người đang sốt cao thì không xông.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1