Kiểu đau bụng cảnh báo căn bệnh ung thư khó phát hiện

Bệnh ung thư tụy ít triệu chứng ở giai đoạn sớm, thường phát hiện muộn. Vì vậy, tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm chỉ khoảng 9,3%.

Ung thư tụy là một căn bệnh ác tính có tỷ lệ t.ử v.ong cao. Ảnh: Wellwomanmd.

BS Nguyễn Thị Huế, khoa Gan – Mật – Tụy, Viện điều trị các bệnh tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết ung thư tụy là căn bệnh ác tính có tỷ lệ t.ử v.ong cao.

Điều khiến cả bác sĩ lẫn bệnh nhân lo lắng là hầu như triệu chứng của căn bệnh này rất mơ hồ, khó phân biệt được với bệnh lý tiêu hóa khác.

Khó phát hiện

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), tỷ lệ mắc ung thư tụy đứng hàng thứ 13 thế giới. Đây cũng là nguyên nhân t.ử v.ong hàng đầu do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm chỉ khoảng 9,3%.

“Ung thư tụy thường được phát hiện muộn do chúng nằm sâu trong ổ bụng, các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm khá nghèo nàn, làm người bệnh dễ nhầm với bệnh khác”, bác sĩ Huế nói.

Theo bác sĩ Huế, khi bệnh lan tràn, triệu chứng lâm sàng đa dạng hơn, thay đổi tùy theo vị trí khối u và mức độ lan rộng. Lúc này, bệnh đã ở giai đoạn muộn và đáp ứng kém với các phương pháp điều trị.

Tại Mỹ, chỉ khoảng 10% bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Trong khi đó, 53% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn IV khi đã có di căn xa.

Triệu chứng

Tụy là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, cấu trúc cơ bản gồm ba phần: Đầu, thân, đuôi tụy. Tụy hoạt động với 2 chức năng chính: Tụy ngoại tiết tạo enzym tiêu hóa và tụy nội tiết tạo hormone.

Về mô học, tụy bao gồm các tế bào của mô tụy ngoại tiết, tế bào tụy nội tiết (tế bào đảo Langerhans) và các tế bào thuộc mô liên kết của tụy. Trên 95% ca bệnh ung thư có nguồn gốc từ mô tụy ngoại tiết. Ung thư xuất phát từ tế bào tụy nội tiết và của mô liên kết lại rất hiếm gặp.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huế , bệnh thường gặp ở những người có yếu tố nguy cơ như: Nam giới, t.uổi trên 40, viêm tụy mạn tính, hút t.huốc l.á, béo phì, đái tháo đường.

Bên cạnh đó, những người có bất thường về gene di truyền như viêm tụy di truyền; từ 2 thành viên trong gia đình bậc 1 bị ung thư tuyến tụy, hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Lynch đột biến HNPCC hoặc đột biến BRCA2), cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Bác sĩ khoa Gan – Mật – Tụy nhấn mạnh người dân nên chú ý một số dấu hiệu lâm sàng có thể gặp khi mắc bệnh dưới đây:

Đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn vùng thượng vị/hạ sườn trái, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Triệu chứng kéo dài và dễ nhầm với viêm dạ dày.

Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sẫm, ngứa lòng bàn tay và bàn chân do tình trạng tắc mật. Lúc này, u gây tắc ống mật chính, thường gặp với khối u vùng đầu tụy.

Suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém do ung thư tụy có thể gây trở ngại cho việc sản sinh enzym tiêu hóa.

Tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài ra phân lỏng lẫn nhày/mùi hôi bất thường.

Sụt cân, thiếu hụt vitamin do kém hấp thu dinh dưỡng.

Mệt mỏi, trầm cảm.

Xuất huyết tiêu hóa do u tụy xâm lấn chèn ép mạch m.áu gây giãn tĩnh mạch dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản.

Kiểm soát đường m.áu không tốt trong thời gian dài.

Người bệnh thường đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn vùng thượng vị/hạ sườn trái, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Ảnh: Healthline.

Bác sĩ này cũng khuyến cáo người bệnh cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Điều trị ung thư tụy

Theo bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ung thư tụy được chia thành các giai đoạn từ I ( giai đoạn đầu) đến IV (giai đoạn muộn). Để chẩn đoán ung thư tụy, bác sĩ cần dựa vào triệu chứng lâm sàng kể trên kết hợp với chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học.

Người bệnh cần được chụp CT gan mật tụy hoặc cộng hưởng từ/chụp cộng hưởng từ mật tụy ngược dòng (MRI/MRCP) đ.ánh giá hình thái, kích thước khối u, tình trạng xâm lấn, di căn các tạng xung quanh.

Nội soi siêu âm có chọc hút bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết khối u dưới hướng dẫn của CT để chẩn đoán mô học cũng thường được áp dụng.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) khi tắc mật tiến triển, vừa để điều trị vừa để chẩn đoán.

Dựa trên tình trạng sức khỏe, độ t.uổi và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định:

– Phẫu thuật: Cắt bỏ phần ung thư xâm lấn. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, phẫu thuật được chọn để cắt bỏ ung thư thường là thủ thuật Whipple (cắt khối tá tụy).

– Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc hóa chất điều trị ung thư nhằm t.iêu d.iệt các tế bào ung thư còn sót lại.

– Xạ trị: Biện pháp sử dụng tia X và các tia năng lượng cao khác để t.iêu d.iệt tế bào ung thư.

– Liệu pháp xâm lấn: Đây là phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư thần kinh nội tiết tuyến tụy đã di căn đến gan hoặc các cơ quan khác.

– Phương pháp khác: Thuyên tắc khối u, phẫu thuật lạnh, liệu pháp nội tiết, phương pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp dinh dưỡng, cắt bỏ tần số vô tuyến điện…

Điều trị phẫu thuật can thiệp cần kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong ung thư tụy, chăm sóc giảm nhẹ bao gồm điều trị đau, điều trị tâm lý, xử trí tình trạng nặng khác.

Phương pháp mới đ.ánh giá triển vọng của các liệu pháp điều trị ung thư

Một báo cáo đăng trên tạp chí Cancer Cell ngày 15/2 cho biết các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát triển một công nghệ mới có thể giúp dự báo khả năng đáp ứng của bệnh nhân ung thư với liệu pháp miễn dịch áp dụng trong điều trị bệnh.

Ảnh minh họa

Theo Viện Công nghệ Israel (Technion), các nhà khoa học của viện này cùng các đồng nghiệp từ Israel, Mỹ và Đức đã phát hiện ra rằng một loại bạch cầu trung tính trong m.áu có thể tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch và kích thích chúng nhắm mục tiêu vào khối u, qua đó giúp việc điều trị bằng liệu pháp miễn dịch trở nên hiệu quả hơn.

Các nhà khoa học đã kiểm chứng phát hiện nói trên với những trường hợp bị ung thư phổi hoặc có khối u ác tính. Kết quả thu được phù hợp với kết quả phân tích dữ liệu có sẵn đối với 1.237 bệnh nhân ung thư đã trải qua điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Điều này cho thấy bạch cầu trung tính có thể dự đoán kết quả của liệu pháp miễn dịch với độ chính xác cao hơn.

Không giống như biện pháp hóa trị liệu truyền thống, liệu pháp điều trị tăng cường hệ thống miễn dịch nhằm mục đích xác định và chống lại các tế bào ung thư một cách tự động. Tuy nhiên, các khối u có thể đ.ánh lừa hệ thống miễn dịch và do đó, phát hiện trên nhấn mạnh sự cần thiết của các dấu ấn sinh học (bio-marker) để dự đoán sự thành công của phương pháp điều trị.

Ở thời điểm hiện tại, phương pháp xét nghiệm dấu ấn sinh học liên quan đến thủ thuật sinh thiết xâm lấn, nhưng chỉ có khả năng dự đoán hạn chế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *