Trước tình trạng nhiều người rao bán bộ kit test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để kiểm tra, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng…
Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội rao bán tràn lan bộ kit test nhanh COVID-19 với giá từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng. Các chủ hàng quảng cáo mặt hàng xuất xứ từ nhiều nước như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Theo quảng cáo, mỗi bộ kit này gồm 2 test dùng cho 2 người hoặc 2 lần sử dụng, có kết quả ngay sau 15 phút. Nếu bảng hiện 1 vạch là âm tính, 2 vạch là dương tính. Do vậy, việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là “cực kỳ dễ dàng” bằng cách dùng que lấy dịch ở mũi, sau đó bơm vào dung dịch và chờ kết quả.
Tuy nhiên khi hỏi hoá đơn, chứng từ thì những người này cho biết do là hàng xách tay từ nước ngoài về nên có giá rẻ và không cần giấy tờ gì cả (?).
Trên mạng xã hội rao bán số lớn kit test nhanh COVID-19 giá vài trăm nghìn đồng/bộ nhưng không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, qua kiểm tra, phát hiện một số lượng lớn các bộ kit test nhanh COVID-19 được nhập lậu vào Việt Nam. Các sản phẩm này đa dạng và phần lớn được thẩm lậu vào nội địa qua đường xách tay.
Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra, thu giữ vài nghìn bộ kit test nhanh COVID-19 và hầu hết là không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
“Do vậy, đề nghị người tiêu dùng hết sức lưu ý khi mua sản phẩm này, phải kiểm tra rõ ràng thông tin nguồn gốc sản phẩm và phải được cấp phép của Bộ Y tế”, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh.
Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội thu giữ số lượng lớn bộ kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc.
Trong khi đó, sau khi Báo Sức khoẻ & Đời sống đăng tải bài viết: Kit test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc “chào hàng” khắp nơi, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết: “Hiện nay, các test xét nghiệm SARS-CoV-2 muốn nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép theo các quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT. Hơn nữa, các sản phẩm này thuộc nhóm có nguy cơ rủi ro cao (loại C, D) nên mọi hoạt động mua bán, kinh doanh test xét nghiệm SARS-CoV-2 phải đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế về nhân sự, điều kiện kho bảo quản, phương tiện vận chuyển.
Người dân cần hết sức cảnh giác, không nên tự ý mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là mạng xã hội bởi những sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành khi xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác. Như vậy, không những mất t.iền oan mà nếu tin tưởng vào những kết quả này còn tiềm ẩn nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng”.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh: Với các sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được cấp phép, Bộ Y tế đã thông báo rộng rãi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc đồng thời cũng đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
Ngày 13/7/2021, Bộ Y tế cũng đã có công văn số 604/TTrB-P1 gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch COVID-19, trong đó việc thanh tra, kiểm tra về nhập khẩu, cung ứng, mua bán các trang thiết bị y tế và các test xét nghiệm SARS-CoV-2.
Để quản lý chặt chẽ, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để kiểm tra, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng, đặc biệt không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua dụng cụ và tự thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác.
Liên quan đến hiện tượng một số người dân tự đi mua dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, chuyên gia cố vấn ở Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định, các xét nghiệm nhanh COVID-19 là loại sinh phẩm liên quan đến sức khỏe nên phải do Bộ Y tế thẩm định, cho phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
“Người dân không nên mua và tự thực hiện xét nghiệm nhanh bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Theo đó, các xét nghiệm nhanh có giá trị sử dụng chính xác với các trường hợp: Có triệu chứng nghi mắc COVID-19 như ho, sốt…; sau khi nhiễm từ 2-7 ngày. Còn với những trường hợp nhiễm sau 7 ngày (nồng độ virus ít đi), độ chính xác của xét nghiệm nhanh không cao, khó phát hiện ra người dương tính với SARS-CoV-2.
Chuyên gia Trần Đắc Phu giải thích việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 thực hiện miễn phí, theo quy định của Bộ Y tế với các trường hợp có nguy cơ mắc (có triệu chứng, trờ về từ vùng có nguy cơ…). xét nghiệm nhanh có giá trị chứng nhận tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2, không phải là nguồn bệnh lây sang người khác.
Sau thời điểm đó, người được xét nghiệm không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, chủ quan, lơ là, không thực hiện nghiêm thông điệp 5K, vẫn có nguy cơ nhiễm virus.
Dịch Covid-19: Ăn tết 5K
Hạn chế tối đa đi lại và tụ tập, trong trường hợp vẫn phải di chuyển về quê, du lịch cùng gia đình trong dịp tết thì cần tuân thủ các quy tắc phòng dịch Covid-19.
Việc tuân thủ các quy tắc phòng bệnh trong quá trình di chuyển và tiếp xúc hằng ngày là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng – ẢNH: PHẠM HỮU
Chia sẻ về vấn đề đảm bảo an toàn trong dịp tết trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát, thạc sĩ, bác sĩ CK2 Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM), cho biết người trẻ, các em học sinh và người dân trước hết phải tuân thủ các quy tắc phòng dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đặc biệt, với đợt dịch này, bác sĩ Nam cho biết mọi người không được chủ quan vì khả năng lây lan nhanh chóng so với các chủng vi rút trước đây.
Về quy tắc phòng dịch Covid-19, theo bác sĩ Nam, mọi người đã được phổ biến các quy tắc ngay từ khi có dịch, trong đó có quy tắc 5K (khẩu trang – khử khuẩn – không tụ tập – khoảng cách – khai báo y tế). Nhưng quan trọng nhất là 2K đầu gồm khẩu trang và khử khuẩn. Việc khai báo y tế trong thời gian này cũng rất quan trọng, vì gần tết, nhiều người không muốn đón tết trong khu cách ly nên thường trốn tránh.
Tuy nhiên, trước mắt, mọi người nên hạn chế đi lại tránh tụ tập ở những nơi đông người trong thời gian này. Trường hợp nào nếu không cần thiết thì chúng ta có thể hoãn lại chuyến đi, hoặc nếu phải đi thì ưu tiên phương tiện cá nhân, còn đi các phương tiện đông người thì tuyệt đối phải tuân thủ các quy tắc phòng dịch Covid-19 nhất là luôn luôn đeo khẩu trang đúng cách.
“Hiện tại Bộ Y tế đã công bố 2 ổ dịch, các trường hợp dương tính ở các tỉnh khác cũng được thông tin rộng rãi, do vậy gia đình cần xem lại lộ trình của mình đi qua những vùng đang có dịch Covid-19 hay không. Nếu có thì nên thay đổi lại lịch trình để tránh nguy cơ tiếp xúc với những người có nguy cơ mang bệnh hay đi vào vùng dịch. Khi tiếp xúc với người thân trong gia đình cũng nên giữ khoảng cách cần thiết.
Đường hoa Nguyễn Huệ dần thành hình, chuẩn bị đón khách du xuân giữa Covid-19
Với những gia đình có con nhỏ cũng cần đeo khẩu trang, hướng dẫn con rửa tay thường xuyên. “Đối với t.rẻ e.m, có những nghiên cứu cho thấy khả năng mắc không thua người lớn nhưng tỷ lệ diễn biến nặng lại thấp hơn. Chính vì điều này t.rẻ e.m có thể trở thành nguồn lây cho người lớn vì khó nhận biết được bệnh nên càng không được chủ quan. Còn với những em bé còn nhỏ, chưa chịu đeo khẩu trang thì nên hạn chế tối đa ra khỏi nhà”, thạc sĩ Nguyễn Trần Nam nói thêm.
Tương tự, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngoài việc tuân thủ các quy tắc phòng dịch Covid-19 thì các em cũng cần chế độ ăn ngủ, tăng cường thể dục thể thao hợp lý để cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.
“Các chuyến bay trong nước thường ngắn, nguy cơ không cao nếu chúng ta tuân thủ được nguyên tắc phòng dịch Covid-19 luôn luôn đeo khẩu trang và khử khuẩn tay sạch sẽ. Chúng ta chỉ tháo khẩu trang khi ăn uống, do vậy, nếu được thì nên ăn uống đầy đủ trước khi lên máy bay, không nên tháo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển và giữ khoảng cách ở sân bay. Còn ở những nơi khác nên tuyệt đối chủ động tuân thủ quy tắc phòng bệnh 5K”, bác sĩ Khanh nói thêm.