Kit test nhanh khác kit PCR thế nào?

Thông tin Việt Nam muốn Hàn Quốc hỗ trợ kit chẩn đoán nhanh khiến nhiều người thắc mắc kit test này có gì khác nhau với kit test SARS-CoV-2 của nước ta.

Đầu tháng 3, Việt Nam công bố là một trong số ít các nước sản xuất thành công bộ kit test SARS-CoV-2. Bộ sản phẩm do công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, phối hợp với Học viện Quân y sản xuất. Bộ kit này sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử (RT-PCR và realtime RT-PCR), sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn ISO 13485, Labo kiểm định tiêu chuẩn ISO Class 8.

Bộ kít được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại tại Labo chuẩn thức của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và Học viện Quân y. Kết quả cho thấy, các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ (US CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sản xuất.

Kiểm định độc lập tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đ.ánh giá trên các mẫu bệnh phẩm, tương thích với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế trong nước đều cho kết quả chính xác 100% ở tất cả các lần thử nghiệm.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, bộ sinh phẩm được khuyến cáo sử dụng để phát hiện virus SARS-CoV-2. Thời gian phát hiện virus trong khoảng 2 tiếng.

Đây là niềm tự hào của các nhà khoa học Việt Nam và là một “vũ khí” giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong cuộc chiến chống Covid-19. Tuy nhiên, hiện tại bộ test kit SARS-CoV-2 “made in Vietnam” vẫn đang trong quá trình bắt đầu được đưa vào sản xuất, dự kiến sẽ sớm có trên thị trường để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Trong khi đó, Việt Nam bước vào giai đoạn hai của cuộc chiến chống Covid-19, phức tạp và nhiều khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn trước. Mặc dù, chúng ta đã xây dựng 5 kịch bản với 5 cấp độ dịch, trong đó cấp độ xấu với số ca nhiễm lên tới trên 1.000 ca nhiễm.

Trong một phỏng vấn về xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2, TS. Hoàng Vũ Mai Phương, Trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ TW có nhận định rằng với kỹ thuật xét nghiệm hiện nay của Việt Nam (kỹ thuật sinh học phân tử – RT-PCR và realtime RT-PCR), nếu dịch phát triển đến cấp độ 1.000 ca nhiễm thì vô cùng khó khăn và gần như không thể đáp ứng xét nghiệm.

Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến RT-PCR và realtime RT-PCR cho kết quả sau 24-48 giờ.

Điều này liên quan tới kỹ thuật xét nghiệm. Nói một cách ngắn gọn: Kỹ thuật xét nghiệm của Việt Nam cho độ chính xác cao lên đến 100% nhưng dùng sức người nhiều. Dù nghiên cứu sản xuất thành công bộ test kit, nếu đưa vào sản xuất, công suất có thể đáp ứng 10.000 bộ/ngày, thậm chí gấp ba là có thật, nhưng năng lực xét nghiệm cho kết quả thì khó lòng đáp ứng do lực lượng chuyên môn ko đủ.

Chưa kể là để thực hiện thí nghiệm sinh học phân tử, đòi hỏi cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối hiện đại (tối thiểu là cần máy ly tâm lạnh, tủ hút tiêu chuẩn an toàn sinh học cao, máy qPCR), trong khi cả nước chỉ có 30 đơn vị có trang thiết bị đáp ứng được kỹ thuật sinh học phân tử (RT-PCR và realtime RT-PCR).

Sáng 15/3, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tiếp ngài Park Noh-wan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam và TS Kydong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.

Tại đây, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị phía Hàn Quốc chia sẻ bài học kinh nghiệm trong việc xét nghiệm cùng lúc số lượng lớn mẫu bệnh phẩm, hỗ trợ cho Việt Nam các sinh phẩm, kit chẩn đoán nhanh, trang thiết bị xét nghiệm nhằm rút ngắn thời gian xét nghiệm, ứng phó kịp thời nếu xảy ra tình huống dịch trên diện rộng.

Vậy test kit của Hàn Quốc khác gì test kit của Việt Nam?

Kỳ thực, đây là 2 loại kit khác hẳn nhau. Của Hàn Quốc là kit test nhanh, không phải kit PCR như đã nói ở trên của Việt Nam.

Test kit nhanh của Hàn Quốc tuy độ chính xác ko cao, nhưng do dùng máy móc can thiệp, có thể lấy nhiều mẫu trong thời gian ngắn cho kết quả nhanh hơn. Do vậy, mẫu test nhanh này áp dụng phù hợp vào các trường hợp khẩn cấp cần xác định để khoanh vùng cách ly ngay.

Thời gian vừa qua, Hàn Quốc từng được coi là ổ dịch lớn nhất nhì thế giới, tính đến ngày 15/3, Hàn Quốc đã có hơn 8.000 người mắc Covid-19, 72 người t.ử v.ong. Dù dịch Covid-19 bùng phát nhanh trong thời gian ngắn, nhưng Chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng chặn đứng bệnh dịch.

Biện pháp của Hàn Quốc là, thay vì phong tỏa như các nước, Hàn Quốc cho xét nghiệm đại trà hàng trăm nghìn người ở mọi nơi, từ phòng khám cho đến trạm giao thông. Hàn Quốc sản xuất được kit chẩn đoán nhanh Covid-19 và hiện tại có thể xét nghiệm cho hơn 10.000 người mỗi ngày, nhờ đó, nhanh chóng tìm ra người bệnh để cách ly kịp thời.

Hiện tốc độ lây lan Covid-19 ở Hàn Quốc đang giảm dần chứng tỏ cách làm của Hàn Quốc là hiệu quả. Có thể nói, dùng kit test nhanh cho sàng lọc đại trà tốt hơn vì tốc độ nhanh dù độ chính xác thấp hơn PCR.

Việc Việt Nam quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ kit chẩn đoán nhanh từ Hàn Quốc là để đáp ứng giai đoạn mới của dịch Covid -19 tại Việt Nam, khi ca bệnh tăng về số lượng và dịch lan trên diện rộng, nguồn lây lan khó kiểm soát.

(Nguồn: Sức khỏe đời sống)

Theo vtc.vn

Bác sĩ hướng dẫn cách rửa tay đúng kỹ thuật để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus Corona

Rửa tay thường xuyên là một trong những biện pháp hiệu quả nhất được Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế Việt Nam cũng như các bác sĩ khuyến cáo thực hiện để phòng ngừa lây nhiễm từ tay lên miệng đối với virus Corona mới.

Tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1, WHO đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Theo tờ SCMP, tính đến 11 giờ ngày 31/1, Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc công bố đã ghi nhận 213 ca t.ử v.ong do viêm phổi cấp, 9.692 ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục. Trên toàn thế giới, số ca mắc được ghi nhận đến nay là 9.816 ca.

Tại Việt Nam, số người mắc bệnh là 5 trường hợp. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm virus là 97 trường hợp bao gồm 65 trường hợp xét nghiệm đã âm tính với virus, 32 trường hợp tiếp tục được cách ly theo dõi.

Rửa tay sao cho đúng cách, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh?

Bác sĩ khuyến cáo rằng rửa tay thường xuyên là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh lây nhiễm virus corona. Bởi vì một trong những đường lây của virus là qua việc tiếp xúc với đôi bàn tay. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết cách rửa tay đúng cách để mang lại hiệu quả ngăn ngừa tốt nhất.

Chúng ta có thể rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc những dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Dưới đây là hướng dẫn rửa tay ngoại khoa được bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ:

BP (tổng hợp)

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *