Một bệnh viện tại Singapore vừa công bố một phương pháp mới để điều trị vết thương mạn tính, đó là dùng… giòi.
Thức ăn của giòi là những phần mô, da c.hết trên bề mặt vết thương – ẢNH: REUTERS
Đài Channel NewsAsia (CNA) hôm 12.11 đưa tin Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore (NUH) vừa công bố một phương pháp mới để điều trị vết thương mạn tính (vết thương chậm liền, khó liền hoặc không liền được), đó là dùng… giòi.
Cụ thể, với những vết thương mạn tính nhiều mô c.hết hoặc bị n.hiễm t.rùng, NUH sẽ dùng những con giòi được nuôi tiệt trùng thả vào vết thương rồi băng lại trong vòng từ 48 đến 72 giờ. Liệu trình này có thể lặp lại từ 3 đến 5 lần, tùy bệnh nhân, bác sĩ John Chen, đại diện bệnh viện, nói với đài CNA.
Ông Chen cũng cho biết thêm liệu pháp trên không làm bệnh nhân cảm thấy đau, bởi thức ăn của giòi chỉ là những phần mô, da c.hết trên bề mặt vết thương. Thậm chí, những người mắc chứng sợ giòi cũng không phải lo lắng vì những con giòi không có xu hướng thoát ra khỏi lớp băng y tế.
“Chúng bị thu hút bởi những mô c.hết trên vết thương, vì vậy không có xu hướng “trốn” ra ngoài”, bác sĩ Chen cho biết.
Ông William Teo (58 t.uổi), một bệnh nhân đã điều trị bằng phương pháp kỳ lạ này trong khoảng một tháng rưỡi, chia sẻ với đài CNA ông hoàn toàn không cảm thấy đau khi giòi ở trên vết thương và ăn các mô c.hết, dù đôi lúc, sẽ hơi đau như “kiến cắn” khi một vài con giòi gặm nhằm vào các mô còn sống.
Trước đó, người đàn ông này có vết thương sâu ở gót bàn chân. Ông đã kết thúc liệu trình điều trị vào hôm 11.11 và hiện các mô c.hết trên phần vết thương b.ị h.oại t.ử đã được giòi “dọn dẹp” sạch sẽ.
Đại diện của bệnh viện NUH cũng cho biết thêm liệu pháp khử trùng bằng giòi là “phương pháp điều trị khá an toàn” và ít rủi ro, đặc biệt thích hợp cho những bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ quá cao để vào phòng mổ như bệnh nhân tiểu đường lớn t.uổi, bệnh nhân bỏng nặng hoặc những người mắc bệnh tự miễn.
Bác sĩ Chen cho hay chi phí điều trị của liệu pháp mới dao động từ 300 đến 1.100 đô la Singapore (từ 5,1 – 18,8 triệu đồng), tùy thuộc vào kích thước vết thương cũng như phản ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị.
Đài CNA cũng cho hay, phương pháp điều trị mới đã được bệnh viện NUH điều trị cho 4 bệnh nhân kể từ tháng 8 và thu được nhiều kết quả khả quan.
Dự kiến, bệnh viện sẽ tiếp dùng liệu pháp này để điều trị cho nhiều bệnh nhân khác từ đầu năm 2021, theo CNA .
B.é g.ái sinh non chỉ nặng hơn 300 g ở Singapore
Sinh non khi mới 23 tuần 6 ngày, em bé ở Singapore chỉ nặng 345 g, tương đương kích thước một bàn tay của người lớn.
Theo CNA, khi mang thai ở tuần 23, Rohani Mustani bị đau bụng và tăng huyết áp đột ngột do chứng t.iền sản giật nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết tỷ lệ sống sót của thai nhi khoảng 20%.
Tiến sĩ Krishnamoorthy Niduvaje, chuyên gia tư vấn cấp cao tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH), cho biết trẻ sinh non trước 24 tuần t.uổi có cơ hội sống sót rất thấp.
Bất chấp rủi ro, Rohani và chồng quyết định sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai khẩn cấp.
“20% vẫn là hy vọng, còn hơn là không có. Vì vậy, chúng tôi quyết định sinh con. Dù có chuyện gì xảy ra sau đó, tôi cứ phó mặc cho số phận. Tôi không hối tiếc vì đã sinh con thay vì bỏ thai”, Rohani chia sẻ.
B.é g.ái Zaiya chỉ nặng 345 g khi ra đời. Ảnh: CNA.
Ngày 27/3, b.é g.ái Zaiya được sinh ra chỉ sau 23 tuần 6 ngày, nặng 345 g, tương đương một bàn tay người lớn. Ngay sau khi sinh, Zaiya được chuyển ngay đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).
Cô bé phải nằm trong lồng ấp bao quanh bởi các ống nối với máy thở. Cha mẹ không được chạm vào con suốt 3 tháng vì nguy cơ n.hiễm t.rùng cao.
“Con nằm trong lồng ấp, chúng tôi chỉ có thể nhìn con qua tấm kính trong suốt. Tôi cảm thấy rất đau xót. Lần duy nhất tôi có thể nhìn trực diện con là khi y tá thay tã”, Rohani chia sẻ
Y tá Wang Xia chia sẻ đối với Zaiya, mọi thứ đều quá lớn. Các y tá phải cẩn thận luồn những ống nối vào cánh tay cô bé – tương đương ngón tay của người lớn – để truyền dịch và bổ sung dinh dưỡng trong vài tuần đầu tiên.
“Zayia không thể ăn sữa. Trẻ sinh non gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa. Vì vậy, chúng tôi phải truyền bổ sung dinh dưỡng cho bé”, Wang chia sẻ.
Vì da của Zaiya rất mỏng, gần như trong suốt, cô bé phải thay tã ít nhất 6-8 lần mỗi ngày để tránh bị kích ứng và nứt da, có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng.
Sau 6 tháng điều trị, Zaiya được xuất viện khỏe mạnh. Ảnh: CNA.
Rohani cho biết một trong những trở ngại chính của Zaiya là tăng cân. Cô luôn hy vọng được nghe y tá thông báo về việc tăng cân của con gái. Thậm chí chỉ cần tăng 100 g hay 200 g cũng là tin vui với Rohani.
Ngoài ra, tiến sĩ Krishnamoorthy cho biết vì Zaiya sinh non, các mạch m.áu trong mắt không phát triển đầy đủ “theo cách có tổ chức”. Cô bé có thể bị mù nếu không được điều trị đúng cách. Zaiya cũng có lỗ hỏng nhỏ ở tim.
Rất may mắn, sau 6 tháng điều trị, Zaiya nặng 4,27 kg và khỏe mạnh. C.ô b.é đạt được các mốc quan trọng cần thiết khi được 2 tháng như đáp lại lời người khác bằng cách mỉm cười, ngẩng đầu và cầm nắm đồ vật.
Sau khi dùng thuốc, lỗ hổng ở tim của Zaiya đóng lại, không cần phẫu thuật. C.ô b.é được xuất viện vào tháng 8 và sau đó quay lại để phẫu thuật mắt bằng tia laser. Ca phẫu thuật cũng thành công.
Các bác sĩ cho biết Zaiya có thể là một trong những em bé nhỏ nhất Singapore sống sót và được xuất viện.