Tay chân mọc nhiều mụn nước gây ngứa, loét điều trị nhiều tháng không khỏi, 2 bệnh nhi được bác sĩ thực hiện xét nghiệm và soi da thì phát hiện ký sinh trùng lúc nhúc ở vị trí bị tổn thương.
Đó là trường hợp của 2 bệnh nhi ngụ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa được phát hiện, điều trị tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM (Bộ Y tế). Tại phòng khám chuyên khoa Ký sinh trùng, các bác sĩ ghi nhận tay chân của cả 2 bệnh nhi có nhiều mụn nước và vết loét da gây ngứa.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ người nhà ghi nhận, tình trạng trên đã xuất hiện ở cả 2 bé gần 5 tháng qua. Gia đình đã đưa trẻ đi khám ở nhiều nơi, được chẩn đoán viêm da nhưng điều trị không thuyên giảm mà ngày càng có dấu hiệu nặng hơn.
Bệnh nhi đã đi nhiều nơi, điều trị nhiều tháng nhưng không khỏi
Nghi ngờ bệnh nhi bị nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm và tiến hành soi trực tiếp dưới da bằng kính chuyên dụng. Kết quả cho thấy, tại vị trí bị viêm loét có nhiều trứng và cái ghẻ trưởng thành. Điểm tập trung nhiều ký sinh trùng nhất là kẽ ngón tay của trẻ. Sau chẩn đoán, bác sĩ đã chỉ định điều trị, hướng dẫn cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng, nhà cửa… để tránh nguy cơ lây lan.
Từ 2 trường hợp trên, bác sĩ cảnh báo, cái ghẻ có tên khoa học Sarcoptes scabiei là loài ký sinh trùng giống Hominis. Ký sinh trùng trưởng thành này dạng hình cầu có 8 chân, ấu trùng có 6 chân rất nhỏ nên gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng thường đẻ trứng rồi ký sinh gây bệnh trên da người và động vật.
Nhóm người trưởng thành và trẻ lớn, ký sinh trùng thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, các nếp gấp cổ tay, vùng khuỷu tay bên trong, lòng bàn chân, trong nách, lưng, mông, vùng quanh vú, xung quanh bộ phận s.inh d.ục nam. Còn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vị trí nhiễm thường thấy ở da đầu, mặt, cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
Kết quả soi da phát hiện ký sinh trùng là nguyên nhân gây tổn thương, viêm loét kéo dài
Ký sinh trùng gây bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da người lành với da của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể lan toàn cơ thể, lây truyền cho người lành, nguy cơ tạo thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, vệ sinh kém, lớp học… Đặc biệt, sau các vụ thiên tai, bão lụt, môi trường vệ sinh thay đổi, các yếu tố không bảo đảm, tạo ra dịch bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da.
Diễn biến của bệnh ghẻ thường phức tạp do nhiễm vi khuẩn, dẫn đến sự phát triển của các vết loét da. Bệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn như n.hiễm t.rùng m.áu, bệnh tim và bệnh thận mạn tính. Nếu có các triệu chứng của bệnh ghẻ hoặc sinh hoạt tập thể có nguồn lây nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám phát hiện điều trị sớm, hạn chế để lại biến chứng
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, cần duy trì việc vệ sinh hàng ngày bằng xà phòng hoặc sữa tắm chuyên dụng, phòng ngừa sự phát triển và lây lan của các loại ký sinh trùng trên cơ thể. Tạo thói quen rửa tay cho trẻ bằng xà phòng trước và sau bữa ăn để đảm bảo vệ sinh chung. Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau, trong gia đình, tập thể.
1001 công dụng thần kỳ của hạt chanh ít người biết
Không phải ai cũng biết rằng hạt chanh có công dụng chữa ho, chữa táo bón, giải độc khi bị rắn cắn.
Tác dụng của trái chanh đối với sức khỏe đã được biết đến hàng thế kỷ nay, trong đó quan trọng nhất là tác dụng chống khuẩn, diệt vi-rút, tăng khả năng miễn dịch và tác dụng giảm cân nhờ khả năng hỗ trợ tiêu hóa và giải độc gan. Chanh có chứa nhiều chất có lợi như axit xitric, canxi, magiê, vitamin C, flavonoid sinh học, pectin, limonin, các chất hỗ trợ miễn dịch và kháng khuẩn.
(Ảnh minh họa)
Hạt chanh chứa acid palmitric, oleic, linoleic, stearic và chất đắng lemonin cùng pepolimonin là vị thuốc có công dụng chữa ho rất tốt. Các tài liệu về thảo dược cho rằng hạt chanh sát trùng rất hiệu quả, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về nấm da. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dùng hạt chanh để ăn hoặc uống nhằm đối phó với các loại ký sinh trùng nguy hiểm trong cơ thể.
Điều bạn cần là chuẩn bị:
– 10g hạt chanh.
– 15g hoa đu đủ đực.
– 15g lá hẹ.
– 20ml nước.
Bạn đem nghiền nát toàn bộ dược liệu trên, hòa với nước rồi thêm vào chút mật ong hoặc chút đường kính. Chia phần hỗn hợp trên thành 3 lần uống/ ngày, dùng vài ngày cho đến khi hết ho. Với trường hợp bị rắn cắn, cần dùng 20g hạt chanh tươi hoặc hạt chanh phơi khô.
Người Ai cập cổ đại tin rằng chanh có tác dụng chống lại nhiều loại chất độc rất hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh được điều này.
Người bị rắn cắn bỏ hết số hạt chanh trên vào miệng nhai nát nhừ, uống phần nước và nhả phần bã ra, lấy phần bã vừa nhả đắp trực tiếp vào vết cắn. Đây là phương pháp dựa trên kinh nghiệm của người dân ở một vài địa phận miền núi nước ta và tại một số địa phương của đất nước Ấn Độ, Ai Cập.
Bạn hãy để ý phần chất nhầy bao quanh hạt chanh khi vắt chanh vào nước. Chất nhầy này có chứa các hoạt chất giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi các vi khuẩn hữu ích trong ruột, đồng thời dung dịch chất nhầy này cũng thúc đẩy sự co bóp của ruột già, giúp quá trình đào thải các chất cặn bã trong c tể diễn ra nhanh và dễ dàng hơn.
Làm cách nào để chọn được những quả chanh đạt tiêu chuẩn?
Lưu ý rằng, chọn chanh nhỏ vừa phải, có cành, cầm thấy nặng tay và sáng màu. Bạn không nên mua những quả chanh quá to, bóng nhoáng bởi rất có thể nó đã bị kích thích tăng trưởng. Lượng nước trong những quả chanh nhỏ thường nhiều và có chất lượng hơn so với những quả to nhưng nhẹ.
Không chọn những quả chanh có mùi hắc, khó chịu. Bạn có thể kiểm tra bằng cách, để chanh vào túi ni lông, túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc. Mùi hắc khó chịu này là do sau khi phun thuốc xong, không có đủ thời gian cách ly mà đã đưa quả chanh ra thị trường để bán.
Khi dùng tay bấm nhẹ lớp vỏ bên ngoài, nếu thấy tinh dầu b.ắn ra thì đây là loại chanh đạt chất lượng, không bị ngâm trong hóa chất bảo quản.