Thói quen hút thuốc và uống rượu thường xuyên khiến lá gan của anh Lý (Trung Quốc) bị xơ cứng, nặng đến 5,5 kg.
Theo Sina, thanh niên họ Lý ngụ tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, có thói quen uống rượu và hút thuốc là thường xuyên. Bình thường, mỗi ngày, Lý hút hai bao thuốc và uống nửa lít rượu trở lên khi nhậu. Hậu quả, lá gan của bệnh nhân đã mất đi chức năng sinh lý.
Thời gian đầu, bệnh nhân cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, đôi khi thấy buồn nôn, bụng căng tức. Vì tình trạng không cải thiện trong nhiều ngày, nam thanh niên này mới đi khám.
Anh Lý sau khi phẫu thuật. Ảnh: Sina.
Tại khoa Nội gan mật, Bệnh viện Nhân dân số 3, thành phố Thâm Quyến, Lý được chẩn đoán xơ gan giai đoạn 4 – giai đoạn cuối cùng của xơ gan. Hơn thế nữa, kết quả sinh thiết còn cho thấy Lý mắc ung thư gan nguyên phát. Khối ung thư đã xâm lấn đến phân nhánh của tĩnh mạch cửa. Bề mặt gan phù nề làm cho phần bụng bệnh nhân to hơn rất nhiều so với người bình thường.
Bác sĩ Khương Nam – Chủ nhiệm khoa Nội gan mật, Bệnh viện Nhân dân số 3, Thâm Quyến, cho biết phương pháp duy nhất để cứu bệnh nhân là thay gan. Điều đó phụ thuộc vào nguồn hiến tạng phù hợp.
May mắn, sau một tháng chờ đợi, bệnh nhân đã có nguồn hiến gan. Lá gan được lấy ra từ cơ thể anh Lý có đường kính hơn 30 cm và trọng lượng lên đến 5,5 kg, xơ cứng như đá. Hiện tại, bệnh nhân đã phục hồi khá tốt, có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh.
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo những người trẻ nên hạn chế rượu bia, t.huốc l.á, giữ lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, người dân nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có kế hoạch dự phòng cụ thể.
Theo Zing
Bệnh lao phổi có lây không?
Từ phổi, vi khuẩn có thể qua m.áu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,…) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn với câu hỏi bệnh lao phổi có lây không?
1. Bệnh lao phổi có lây không?
Nguồn bệnh gây ra bệnh chủ yếu là do lây nhiễm từ người bị bệnh qua các hoạt động hô hấp như hắt hơi, ho, khạc… Đây là con đường dễ nhất và phổ biến nhất khiến bệnh lao phổi lây nhiễm từ người này sang người khác.
Khi cơ thể có cơ địa kém, chỉ cần hít hoặc tiếp xúc với vi khuẩn lao là đã nguy cơ cao mắc bệnh. Lượng vi khuẩn lao từ một người bệnh phát ra không khí có thể truyền sang cho 10-15 người khác.
Các bác sĩ cho biết một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lao phổi dễ dàng lây nhiễm hơn như suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính, nghiện t.huốc l.á, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định, mắc bệnh HIV… Những người này khi tiếp xúc với người bệnh hoặc gặp các yếu tố vi khuẩn lây bệnh sẽ dễ dàng mắc lao phổi.
Bệnh lao phổi có lây nhiễm từ người này sang người khác
2. Bệnh lao phổi lây qua đường nào?
Vi khuẩn lao phổi sẽ lây truyền qua những con đường cơ bản sau:
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Đường hô hấp là con đường nhanh nhất, gần nhất để lây bệnh lao phổi từ người bệnh sang người khác. Thông qua trò chuyện, tiếp xúc với người bệnh ho, khạc, hắt hơi, xì mũi… bệnh lao phổi có thể dễ dàng lây nhiễm. Các vi khuẩn lao phổi phát tán ra ngoài môi trường, xâm nhập vào cơ thể và rất nhanh phát triển, hình thành bệnh ở người khác.
Bệnh lao phổi lây qua đường cọ xát
Người bình thường hoàn toàn có thể bị lây lao phổi thông qua những vết trầy, xước, các vết thương khi cọ xát với người bị bệnh. Bởi vậy cần tránh tiếp xúc với người bệnh khi người bệnh bị các vết thương do cọ xát.
Bệnh lao phổi lây qua đường sinh hoạt
Sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Dùng khăn chung, dùng chung bát đũa… là con đường lây nhiễm bệnh lao phổi từ người bệnh sang người bình thường. Khi sống chung với người bệnh lao phổi, người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện cũng như điều trị sớm nếu bị lây.
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con
Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên không phải 100% trường hợp trẻ đều bị lây lao phổi từ mẹ. Khi mẹ mắc bệnh cần được theo dõi và thực hiện các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm lao phổi từ mẹ sang con.
Bệnh lao phổi lây qua đường t.ình d.ục
Trong quan hệ t.ình d.ục khi hai người thực hiện hôn sâu, trao đổi tuyến nước bọt thì rất dễ lây nhiễm lao phổi cho người còn lại.
3. Biện pháp phòng ngừa lây lao phổi
Tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sống
Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.
Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.
Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.
Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể lây lan qua những con đường hết sức đơn giản, mỗi người cần biết cách phòng ngừa, cũng như điều trị đúng cách.
Theo congthuong.vn