Nhiều người khuyên ngay sau khi con chào đời, nên lấy lá hẹ giã ra và lấy nước lá hẹ giã thoa lên nướu để sau này con mọc răng không bị đau.
Tôi sắp sinh em bé thứ 2. Với em bé đầu, tôi đã rất khốn khổ mỗi lần bé mọc răng là lại sốt mất mấy ngày. Vì vậy, nhiều người khuyên ngay sau khi con thứ 2 chào đời, nên lấy lá hẹ giã ra và lấy nước lá hẹ giã thoa lên nướu để sau này con mọc răng không bị đau. Mong chuyên mục tư vấn biện pháp này có an toàn cho trẻ không? Khi đã được thoa nước lá hẹ vào nướu thì khi mọc răng, trẻ có bị sốt, bị đau không? (Thu Lương- Hà Nội).
Lá hẹ
Bạn không nên áp dụng theo lời khuyên này vì trẻ ngay sau sinh, hệ tiêu hóa chưa ổn định, nếu lấy nước hẹ sống thoa lên nướu, ít thì trẻ có thể không nuốt xuống ruột, nhưng nếu nhiều trẻ nuốt xuống ruột có thể gây viêm ruột (nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân).
Trong giai đoạn mọc răng trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt (thường mọc răng hàm). Nếu chỉ ngứa nướu (trẻ hay nghiến răng, nghiến lợi, chảy nước dãi) có thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ khó chịu. Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol (thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ), liều lượng như khi trẻ bị sốt.
Ngoài ra, bạn nên cho trẻ uống thêm đồ uống mát để làm dịu đau nướu trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng t.uổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho trẻ uống nước ép trái cây pha với nước để giảm đau mọc răng cho bé. Một số thực phẩm được làm mát vừa phải như chuối, cà rốt… cũng giúp bé làm dịu những cơn đau do sưng, viêm nướu.
Trẻ trên 12 tháng t.uổi, các mẹ có thể cho trẻ bú thường xuyên hơn trong thời gian mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, việc này cũng góp phần làm trẻ bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
Khi trẻ mọc răng, bạn cũng nên cho con ăn thực phẩm xay nhuyễn. Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em trẻ lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn.
Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai/Giadinhnet
Phát hiện phương pháp can thiệp sớm giúp cơ thể miễn nhiễm với viêm phổi
Một nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột của Đại học Y khoa Washington (Mỹ) đã phát hiện thuốc GM-CSF dưới dạng hít có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng phổi, những bệnh thường mắc phải ở trẻ sinh non với tỷ lệ t.ử v.ong cao.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Advances. (Nguồn: Vinmec)
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên những con chuột bị khiếm khuyết gien khiến các đại thực bào ở phổi của chúng phát triển không bình thường. Những con chuột mới sinh này được xông GM-CSF 24 giờ đầu tiên sau khi sinh ra. Số đại thực bào ở phổi của chúng tăng lên ngay lập tức và có những tế bào sống rất lâu. Những con chuột này miễn nhiễm với bệnh viêm phổi ngay cả khi trưởng thành.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử tiêm GM-CSF vào tĩnh mạch hoặc dưới da của một số trẻ sinh non. Ông Celeste Morley, Phó Giáo sư về Nhi khoa, nghiên cứu về bệnh học và miễn dịch, cũng là một trong số tác giả nghiên cứu trên cho biết, khi đưa GM-CSF vào cơ thể bằng cách này, nó sẽ huy động những bạch cầu trung tính, một tế bào miễn dịch khác cũng đóng vai trò rất quan trọng để chống lại những bệnh n.hiễm t.rùng nói chung, nhưng không phải là loại tế bào miễn dịch thiết yếu ở phổi.
Ông Morley giải thích, việc tiêm GM-CSF không làm giảm nguy cơ mắc viêm phổi. Theo ông, điểm khác biệt trong nghiên cứu của họ là đưa thuốc trực tiếp đến phổi thông qua đường thở, dẫn đến sự phát triển của các đại thực bào ở phổi thay vì bạch cầu trung tính. Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận biện pháp này có tác dụng lâu dài giúp cơ thể miễn nhiễm với viêm phổi.
“Điểm mấu chốt ở phương pháp điều trị này là thuốc được đưa vào cơ thể trong ngày đầu tiên sau khi sinh. Những đại thực bào được biệt hóa này chỉ sinh ra trong vài ngày đầu sau khi sinh. Sau khi các đại thực bào qua giai đoạn trưởng thành, các bác sĩ sẽ mất cơ hội để thực hiện biện pháp can thiệp”, ông Morley nhấn mạnh.
Thuốc GM-CSF đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua và đang được sử dụng an toàn trong những thí nghiệm lâm sàng ở trẻ sinh thiếu tháng.
Theo TTXVN