Làm chậm tiến triển bệnh đái tháo đường bằng thực phẩm chức năng?

Bùi Văn Huỳnh (68 t.uổi, tỉnh Ninh Bình): Chào bác sĩ, kết quả xét nghiệm mới đây cho thấy tôi bị đái tháo đường. Với bệnh này nên dùng thuốc nào là tốt nhất, có thực phẩm chức năng nào giúp làm chậm phát triển bệnh?

Ảnh minh họa

TS-BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trả lời: Để xác định đái tháo đường phải xét nghiệm đường huyết lúc đói, trên 7 mmol/lít là có thể kết luận bị đái tháo đường. Nếu xét nghiệm đường m.áu không cao nhưng vẫn nghi ngờ, người bệnh cần được thăm khám và xét nghiệm thêm tại các bệnh viện chuyên khoa.

Để điều trị đái tháo đường sẽ theo nguyên tắc là điều trị người bệnh chứ không phải điều trị bệnh. Mỗi người tùy độ t.uổi, cân nặng, thời gian bị bệnh, đã có biến chứng hay chưa và cả khả năng kinh tế thì bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp cho mỗi người bệnh.

Bên cạnh hiệu quả, các thuốc đái tháo đường phù hợp còn bảo đảm các tiêu chí như an toàn, ít nguy cơ gây hạ đường huyết và có thêm tác dụng có lợi khác cho người bệnh như làm giảm biến chứng tim mạch, biến chứng thận.

Hiện nay không có thực phẩm chức năng nào được chứng minh giúp làm chậm tiến triển của bệnh đái tháo đường.

D.Thu ghi

Theo nld.com.vn

Không tự ý dùng thuốc kháng virus trị cúm

Oseltamivir tôi còn được biết đến với cái tên khá quen thuộc trong mùa cúm này, đó là tamiflu, loại thuốc mà mọi người đang đề cập tới rất nhiều khi dịch cúm đang hành hoành.

Là một loại thuốc chống virus, oseltamivir có tác dụng ức chế enzym có vai trò thiết yếu giải phóng các hạt virus cúm type A và type B mới được hình thành trong tế bào bị nhiễm và làm virus lan truyền khắp cơ thể.

Các bạn cần lưu ý, oseltamivir chỉ nên dùng trong các trường hợp: Điều trị cúm typ A và B ở t.rẻ e.m từ 1 t.uổi trở lên và cho người lớn, đã có triệu chứng điển hình của cúm không quá 48 giờ (2 ngày), trong thời gian có cúm virus lưu hành. Chỉ định được khuyến cáo đặc biệt đối với người có nguy cơ cao (người trên 65 t.uổi hoặc có 1 trong những bệnh sau: Bệnh hô hấp mạn kể cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim – mạch nặng trừ bệnh tăng huyết áp, bệnh thận mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường) và dự phòng cúm (trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm và trong thời gian có dịch cúm) cho người lớn và t.rẻ e.m từ 13 t.uổi trở lên, đặc biệt đối với người có nhiều nguy cơ (chưa được bảo vệ hữu hiệu bằng vắc-xin cúm, nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp người bệnh và có thể bắt đầu dùng oseltamivir trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm). Việc dùng thuốc cần do bác sĩ chỉ định.

Các triệu chứng của bệnh cúm.

Nhiều người nghe thấy có tác dụng chống cúm của oseltamivir tôi, nên đã mua thuốc về uống phòng và rất nhiều người bệnh sợ biến chứng của cúm cũng đã tự ý tìm đến với oseltamivir tôi mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc, dẫn tới tình trạng dùng thuốc khi chưa cần thiết gây tốn kém và nếu không may còn gặp bất lợi không mong muốn gây hại cho người dùng.

Một số bất lợi thường gặp như: buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt… hoặc nặng hơn có thể gây viêm gan, thận cấp; ảnh hưởng đến m.áu làm giảm bạch cầu, tiểu cầu. Như vậy là lợi bất cập hại…

Với những trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng oseltamivir, người bệnh cần chú ý về cách uống thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất: Đối với dạng thuốc viên nên uống với nhiều nước; phải uống đủ liều và đủ thời gian quy định ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm; phân khoảng cách giữa các liều uống phải đều nhau trong ngày để duy trì nồng độ thuốc trong m.áu ổn định. T.rẻ e.m dưới 12 t.uổi nên dùng thuốc dạng nước và phải dùng thìa hoặc dụng cụ đong bán kèm thuốc để đong thuốc nước cho đúng liều lượng.

DS. Lê Thị Thiện

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *