Làm đẹp để đổi ‘phong thủy’, nhiều ca biến chứng nặng

Chỉ trong 3 tuần, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận và xử lý hàng chục ca tai biến do tiêm botox, filler tại các spa, cơ sở làm đẹp khác.

BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương), cho biết trường hợp tai biến điển hình là nữ bệnh nhân 30 t.uổi (Hà Nội) tiêm làm đầy thái dương tại một spa. Một tuần sau khi tiêm, bệnh nhân tới Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng mắt sưng húp, không mở được và hình thành ổ áp xe ở vùng thái dương. Các bác sĩ đã khám và hút ra khoảng 3 – 4cc mủ vàng, xử lí ổ áp xe để tránh lan ra toàn bộ vùng mặt và có nguy cơ n.hiễm t.rùng m.áu.

Ngoài ra, bệnh viện tiếp nhận một nữ bệnh nhân khác cũng rơi vào tình trạng áp xe má sau khi được cơ sở làm đẹp mời chào “tiêm má baby”; một nữ Việt kiều rơi vào tình trạng liệt tay sau khi được spa tiêm botox để làm thon gọn bắp tay. Trường hợp lớn t.uổi nhất là một bệnh nhân nữ 60 t.uổi, bị n.hiễm t.rùng, sưng tấy sau khi tiêm filler để xóa nhăn.

Bác sĩ xử lí ca tai biến sau tiêm filler vào thái dương.

Nhiều bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ họ muốn làm đẹp để đổi “phong thủy”, vận mệnh. Trường hợp mới nhất là chị H.Th.M, hơn 30 t.uổi, quê Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chị M. cho hay, mấy tháng trước chị đi xem thầy phong thủy, thầy “phán” dáng mũi chị không tốt, tiêu tán tài sản, không giữ được của cải. Nghe lời thầy bói, chị M. đi nâng mũi ở một spa. Một tháng sau, thấy đầu mũi vẫn thấp, dáng mũi không cải thiện được như mong muốn nên chị đến spa tiêm tiếp 1ml filler vào đầu mũi và vùng sống mũi. Tiêm được một ngày, vùng mũi xuất hiện vết ửng đỏ, sưng nề. Chị M. đến spa, được tiêm chất giải nhưng không hiệu quả phải đến Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Một nữ doanh nhân 37 t.uổi có dái tai mỏng và nhỏ nên muốn chỉnh sửa để có tướng mạo phúc hậu hơn. Sau tiêm 1 ngày tại một spa gần nhà, bệnh nhân phải đến bệnh viện thăm khám vì phần tiêm filler bị đau, sưng tấy đỏ và biến dạng. May mắn vùng tai bị viêm nhiễm chưa hoại tử do bệnh nhân đến viện sớm. Tuy nhiên, tổn thương để lại khiến tai bệnh nhân nhiều vùng da bị lồi, lõm ảnh hưởng tới thẩm mĩ, không thể trở lại như ban đầu.

Không chỉ chị em, nhiều nam giới, độ t.uổi trung niên (40-50) t.uổi cũng lựa chọn tiêm filler làm đầy dái tai mong có đôi tai hút tài vượng.

ủ chiêu lừa khách hàng

Bác sĩ Nguyễn Quang Minh, Phó trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương), cho hay nhiều bệnh nhân đến viện sau khi tiêm các chất làm đầy (filler), tiêm chất được quảng cáo là collagen.

Theo bác sĩ Minh, những vị trí như mũi, cằm, tai, hõm má, lõm giữa cung lông mày, thái dương… hay được chọn can thiệp. Tuy nhiên, đây chính là những vị trí dễ để lại biến chứng sau tiêm filler. Khi tiêm filler dễ có nguy cơ cao xâm lấn vào các mạch m.áu, vị trí thần kinh đi ngang qua nếu người tiêm không có kĩ năng thực hành tốt, hiểu về giải phẫu cấu trúc.

Bác sĩ Quang Minh cho biết thêm, do nhiều người bị biến chứng sau tiêm filler nên nhiều nơi đã lách bằng cách không dùng từ “tiêm chất làm đầy” hay “tiêm filler” mà là đổi thành sử dụng “hoạt chất collagen”, “hoạt chất tăng sinh collagen”… để lừa khách hàng. Thực tế, sau tiêm các chất được quảng cáo là collagen này, bệnh nhân có biểu hiện như sưng nề.

Ung thư tế bào hắc tố: Dấu hiệu nhận biết bệnh

Ung thư tế bào hắc tố chiếm khoảng 5% các loại ung thư da và khoảng 1% các loại ung thư. Theo nhiều nghiên cứu thì số lượng bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố ngày càng tăng.

Phần lớn các bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố gặp ở người nhiều t.uổi, t.uổi trung bình mắc bệnh khoảng 60, ít gặp ở người trẻ. Tỉ lệ mắc bệnh ở cả hai giới là tương đương nhau.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tế bào hắc tố

Theo Bệnh viện Da liễu Trung ương, ánh nắng mặt trời là tác nhân chủ yếu gây ung thư tế bào hắc tố, trong đó tia cực tím (UV), có thể gây nên những biến đổi của nhiễm sắc thể. Đây có thể là nguồn gốc của ung thư. Do vậy, càng ở những vùng có nhiều tia cực tím thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Cháy nắng là yếu tố thuận lợi đối vói ung thư tế bào hắc tố. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư tế bào hắc tố đều có t.iền sử bị cháy nắng khi còn trẻ. Người ta thấy rằng những người da trắng, làm việc trong văn phòng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chỉ bị cháy nắng 1 đến 2 lần trong dịp nghỉ mỗi năm có tỉ lệ mắc bệnh cao.

Ảnh: Irish Medical.

Ung thư tế bào hắc tố rất hiếm gặp ở t.rẻ e.m. Theo kết quả một số nghiên cứu, khoảng 5% ung thư tế bào hắc tố xuất hiện trên bớt bẩm sinh, nhất là các bớt bẩm sinh khổng lồ. Rất hiếm gặp ung thư tế bào hắc tố ở trẻ sơ sinh, xuất hiện tự nhiên hay di căn từ mẹ sang con qua rau thai.

Theo một số nghiên cứu, 2 đến 5% ung thư tế bào hắc tố có tính chất gia đình. 30% những bệnh nhân có t.iền sử gia đình mắc ung thư tế bào hắc tố có những bất thường của gen pl6 trên chromosome 9p21.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư tế bào hắc tố

Ung thư tế bào hắc tố nông

Thể này thường gặp ở người da trắng (chiếm 70% ung thư tế bào hắc tố ở người da trắng), lứa t.uổi từ 40 đến 50. Tổn thương xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ thường bị ở cẳng chân và nam giới lại gặp nhiều ở lưng.

Lúc đầu tổn thương có màu nâu xen kẽ màu xanh, bờ không đều, kích thước nhỏ và phẳng sau tiến triển lan rộng ra xung quanh, để lại sẹo teo hoặc nhạt màu ở giữa. Sau một thời gian tổn thương trở nên dày, xuất hiện các nốt, cục, loét, c.hảy m.áu. Một đặc điểm nổi bật của ung thư tế bào hắc tố là hiện tượng màu sắc không đồng nhất với sự xen kẽ giữa màu nâu và màu đen hay màu xám ở tổn thương.

Thể này cần chẩn đoán phân biệt với nốt ruồi không điển hình (Atypical naevus). Những nốt ruồi không điển hình thường xuất hiện từ bé hay trong quá trình phát triển của cơ thể, kích thước nhỏ, giới hạn không rõ với da lành. Trường hợp nghi ngờ, nên phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổn thương và làm xét nghiệm mô bệnh học để xác định.

Ngoài ra, trên lâm sàng, ung thư tế bào hắc tố cũng dễ nhầm với hạt cơm da dầu, tăng sắc tố do ánh nắng, hay ung thư tế bào gai nhiễm sắc tố.

Ung thư tế bào hắc tố thể u

Thể này thường hay gặp ở lứa t.uổi 50 đến 60 t.uổi, nam gặp nhiều hơn nữ. Thương tổn là những u nhỏ, nổi cao trên mặt da, hình vòm đôi khi có cuống, thường có màu nâu đỏ. Thương tổn có thế loét, hay dễ c.hảy m.áu, hay tăng sắc tố rải rác trên bề mặt. Thương tổn hay gặp ở thân mình, tuy nhiên có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bệnh tiến triển nhanh nên thường được chẩn đoán muộn hơn so với thể nông bề mặt và có tiên lượng xấu.

Ung thư tế bào hắc tố của Dubreuilh

Loại ung thư này thường gặp ở người nhiều t.uổi. Thương tổn là các dát màu nâu hay đen hình dạng không đều. Các dát này thường xuất hiện ở vùng da hở như má, thái dương và trán. Thương tổn tiến triển lâu nhiều tháng, nhiều năm có xu hướng lan rộng ra xung quanh đồi khi lành ở giữa, sau đó xuất hiện u ở trên tổn thương, báo hiệu sự xâm lấn sâu xuống phía dưới. Ở giai đoạn sớm, cần chẩn đoán phân biệt với dày sừng da dầu, dày sừng do ánh nắng. Cả hai loại tổn thương này đều rất nông trên bề mặt, tăng sắc tố đồng đều, mầu nâu xám, không bóng.

Các thể khác của ung thư tế bào hắc tố

– Thể đầu chi: Loại ung thư này chiếm khoảng 10% ung thư tế bào hắc tố ở người da trắng và chiếm trên 50% các trường hợp ung thư tế bào hắc tố ở châu Á. Thương tổn thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt là ở gót chân (chiếm 50% ung thư tế bào hắc tố ở bàn chân). Khởi đầu là một vùng da tăng sắc tố màu sắc không đồng nhất, màu nâu xen kẽ màu đen xám, giới hạn không rõ ràng, không đau, không ngứa. Thương tổn lan rộng ra xung quanh, có thể loét hay xuất hiện các khối u nổi cao.

– Thể niêm mạc: Ung thư tế bào hắc tố có thể thấy ở niêm mạc miệng, s.inh d.ục, quanh h.ậu m.ôn, nhưng hiếm gặp. Thương tổn thường là mảng da tăng sắc tố, tiến triển nhanh chóng lan ra xung quanh, nhưng cũng có thể phát triển rất chậm nhiều năm trước khi nổi cao trên mặt da. Đối với tất cả những thương tổn tăng sắc tố ở niêm mạc, cần làm sinh thiết mặc dù về mặt lâm sàng chưa có biểu hiện ác tính.

– Ung thư tế bào hắc có giảm sắc tố xung quanh tổn thương

Hiện tượng này đôi khi cũng xảy ra ở xung quanh một nốt ruồi và thường xảy ra vào giai đoạn đầu của bệnh. Trên hình ảnh mô bệnh học người ta thấy có sự thâm nhiễm nhiều bạch cầu và có thể đây là phản ứng của cơ thể chống lại các tế bào ung thư. Ý nghĩa của hiện tượng này chưa rõ, nhưng những bệnh nhân như vậy thường có tiên lượng tốt.

– Ung thư tế bào hắc tố phát triển từ nốt ruồi

Trên 50% các trường hợp ung thư tế bào hắc tố xuất hiện ở vùng da bình thường. Tuy nhiên, ung thư tế bào hắc tố có thể xuất phát từ những tổn thương sắc tố (nốt ruồi, bớt sắc tố bẩm sinh). Bệnh nhân càng có nhiều nốt ruồi không điển hình càng có nguy cơ biến thành ung thư tế bào hắc tố.

Do vậy, cần theo dõi sự tiến triển của các nốt ruồi. Trong trường hợp nốt ruồi có những thay đổi, cần phẫu thuật cắt bỏ và nên theo dõi 3 đến 6 tháng một lần. Trường hợp cần thiết có thể chụp ảnh để dễ so sánh.

Ung thư tế bào hắc tố thứ phát

Khoảng 5% ung thư tế bào hắc tố là thương tổn thứ phát mà không thấy thương tổn nguyên phát. Thương tổn thường là một khối u đơn độc, khu trú dưới da hoặc trong da hay niêm mạc. Thương tổn này có thể là sự di căn từ u hắc tố ở các cơ quan phủ tạng, hoặc ở da đã thoái triển. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp không xác định được thương tổn nguyên phát.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *