Lâm Đồng lần đầu dùng ‘tim phổi nhân tạo’ ECMO cứu sống bệnh nhân nguy kịch

Bệnh nhân nam bị tai nạn giao thông nguy kịch, nhờ dùng “tim phổi nhân tạo” ECMO, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã cứu sống được bệnh nhân.

Đây là ca đầu tiên bệnh viện thực hiện kỹ thuật này.

Bệnh nhân T.X.V. hiện đã phục hồi nhờ “phổi nhân tạo” ECMO – Ảnh: M.V.

Ngày 1-11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng xác nhận bệnh nhân T.X.V. (17 t.uổi, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã hoàn toàn hồi phục và có thể xuất viện vào ngày 2-11.

Bệnh nhân T.X.V. nhập viện khuya 22-10 vì tai nạn giao thông. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, kích thích, la hét, đa chấn thương, tim đều, phổi ran ẩm, bụng mềm. Sau vài giờ, bệnh diễn tiến nặng dần, bệnh nhân lơ mơ, khó thở, được xử trí đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy.

Chiều 23-10, mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực và được cài máy thở hỗ trợ tối đa, tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy m.áu) luôn ở mức thấp.

Bác sĩ Nguyễn Kỳ Sơn, trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng), hội chẩn với bác sĩ Trần Thanh Linh – trưởng khoa hồi sức cấp cứu (ICU) Bệnh viện Chợ Rẫy – về chỉ định ECMO (oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể).

Bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thực hiện ECMO cho bệnh nhân dập phổi – Ảnh: BVCC

Ngay sau khi hội chẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy cử bác sĩ đến Đà Lạt cùng các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đặt ECMO cho bệnh nhân. Bệnh nhân duy trì ECMO liên tục trong 4 ngày, sau đó được sử dụng máy thở kết hợp ECMO trong 2 ngày để cai ECMO.

Mặc dù đã được chuyển giao kỹ thuật trước đó nhưng đây là trường hợp đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thực hiện đặt ECMO.

Bác sĩ Nguyễn Kỳ Sơn cho biết tình trạng bệnh nhân nguy kịch, thời điểm đó nếu chuyển viện cũng không được. Phổi bệnh nhân gần như ngưng hoạt động nên khả năng suy đa tạng rất cao. Việc dùng ECMO là biện pháp tối ưu.

Giải thích về ECMO, bác sĩ Kỳ Sơn cho biết: “Có thể nói nôm na ECMO như tim phổi nhân tạo, khi chức năng tim, phổi của bệnh nhân bị suy yếu thì dùng ECMO để thay thế nhằm cứu các cơ quan khác của cơ thể, từ đó có thể cấp cứu, điều trị bệnh nhân tốt nhất”.

Bác sĩ Kỳ Sơn đ.ánh giá phổi bệnh nhân đã hồi phục 98%. Hiện bệnh nhân đã vận động nhẹ, có thể tự ăn uống.

5 lần phẫu thuật cứu bệnh nhân bị đa chấn thương, dập phổi do tai nạn giao thông

Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) ngày 1-10 cho biết vừa cứu sống một nam thanh niên bị đa chấn thương, dập phổi nặng do bị tai nạn giao thông sau năm lần phẫu thuật.

Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang được tập cai máy thở – Ảnh: CHÍNH TRẦN

Cụ thể, bệnh nhân tên S.N. (19 t.uổi, hiện là sinh viên) bị tai nạn giao thông ngày 10-9, vào khoa cấp cứu Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng sốc đa chấn thương các vị trí hàm mặt, chấn thương ngực kín, bụng kín, dập phổi…

Xác định ca bệnh rơi vào tình trạng hết sức nguy kịch, mạng sống bệnh nhân đứng trước nguy cơ t.ử v.ong, bệnh viện đã bật báo động Code red (báo động đỏ dùng trong đa chấn thương) toàn bệnh viện.

Các chuyên khoa gấp rút và nhanh chóng phối hợp hội chẩn, thực hiện các biện pháp hồi sức chống sốc từ kiểm soát đường thở, bù dịch, bù m.áu, giảm đau đến chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng và tầm soát các tổn thương. Bệnh nhân có tình trạng xuất huyết trong ổ bụng lượng nhiều, kèm với các tổn thương khác.

Các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật, sau khi mở bụng cầm m.áu phát hiện bệnh nhân bị chấn thương bị rách mạc nối lớn, thủng hỗng tràng và vỡ bàng quang. Ca phẫu thuật kéo dài trong nhiều giờ, đội ngũ y bác sĩ hết sức thận trọng, gấp rút và tranh thủ “giờ vàng” để cứu sống cho bệnh nhân.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào khoa hồi sức tích cực để điều trị, bước đầu chống sốc thành công. Tuy nhiên, sau đó 3 ngày, do tổn thương dập phổi tiến triển nặng, bệnh nhân bị diễn biến suy hô hấp rơi vào tình trạng nguy kịch và thất bại với thở máy (lúc này máy thở đã tối đa).

Bác sĩ Tạ Văn Bạch – khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175 – cho biết do bệnh nhân trẻ t.uổi, các chấn thương tuy nặng nhưng có khả năng hồi phục nhanh. Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn với các chuyên gia về hồi sức và đưa ra quyết định đặt VV-ECMO (kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) để cứu sống bệnh nhân. Đây là quyết định hết sức khó khăn do bệnh nhân có nhiều nguy cơ c.hảy m.áu, khi chạy ECMO bắt buộc phải dùng thuốc kháng đông.

Do bệnh nhân tổn thương phổi quá nặng, lưu lượng ECMO không đủ để hỗ trợ cho phổi, đồng thời xuất hiện tình trạng c.hảy m.áu rỉ rả mũi miệng và vết mổ ngay thành bụng.

“Trước tình trạng đó, chúng tôi bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng đông tối thiểu, chấp nhận nguy cơ đông màng ECMO sớm hơn bình thường để bảo vệ bệnh nhân và đặt thêm đường lấy m.áu phụ để nâng lưu lượng ECMO”, bác sĩ Bạch chia sẻ.

Nhờ sự phối hợp nhanh chóng, bệnh nhân đã thoát được “cửa tử” sau những giây phút khó khăn. Sau 7 ngày, bệnh nhân đã có đáp ứng, phổi dần cải thiện và rút ECMO. Bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ từ các chuyên khoa tiến hành phẫu thuật kết xương đùi hai bên, kết xương hàm mặt và tập cai máy thở.

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã cải thiện, các tổn thương được xử trí cơ bản, sinh hiệu ổn định, bệnh nhân đang tập cai máy thở và điều trị vật lý trị liệu. Do tình trạng tổn thương đa cơ quan, bệnh nhân phải can thiệp 5 lần phẫu thuật và kết hợp đội ngũ y bác sĩ từ các chuyên khoa của bệnh viện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *