Lạm dụng kháng sinh hôm nay- Ngày mai không thuốc chữa

Thống kê của ngành Y tế cho thấy, hiện ở Việt Nam, tình hình kháng thuốc đang rất báo động khi chúng ta đứng thứ 11 trong những quốc gia có tần suất sử dụng kháng sinh nhiều nhất.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng kháng sinh xảy ra khi con người lạm dụng hoặc dùng kháng sinh sai mục đích.

Việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho tương lai. Ảnh: DN

TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam thông tin, báo cáo về tình hình kháng thuốc của một nhóm điều phối của Liên hợp quốc đưa ra hồi tháng 4/2019 khuyến nghị, nếu không hành động ngay từ hôm nay, đến năm 2050 thế giới sẽ có 10 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm do kháng thuốc, cao hơn số ca t.ử v.ong vì ung thư; kháng thuốc tạo gánh nặng kinh tế toàn cầu, tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD, đồng thời từ nay đến năm 2030, hơn 24 triệu người sẽ rơi vào tình trạng đói nghèo.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, ước tính ở Việt Nam, tình hình kháng thuốc trở nên báo động. Việt Nam đứng thứ 11 trong những quốc gia có tần suất sử dụng kháng sinh nhiều nhất.

Thống kê của cơ quan BHXH Việt Nam năm 2018 cho thấy, kháng sinh là một trong những loại thuốc BHYT chi trả cao nhất. Càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh thì càng có nguy cơ, cơ hội cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc.

Theo GS.TS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc Phụ trách Bệnh viện Bạch Mai, trong quá thăm khám tại bệnh viện, ông đã chứng kiến nhiều trường hợp chủ quan với việc sử dụng thuốc kháng sinh. Có người bệnh khi bị ốm không chịu đi khám mà lục lại đơn thuốc được bác sỹ kê từ 3 năm trước để tự đi mua thuốc về điều trị.

Bên cạnh đó, việc người dân uống kháng sinh cũng không đủ liều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng kháng thuốc kháng sinh.

Để hành động chống lại vấn nạn kháng kháng sinh, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, từ năm 2013, Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” và là một trong số các nước đi đầu trong việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.

Đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, ông Khuê kêu gọi, mọi người chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sỹ kê đơn; không chia sẻ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh dư thừa của người khác.

“Ngăn ngừa n.hiễm t.rùng bằng cách thường xuyên rửa tay, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, quan hệ t.ình d.ục an toàn và tiêm chủng vắc xin đúng lịch”, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu.

Đối với các bác sỹ và nhân viên y tế, theo ông Khuê, cần ngăn ngừa n.hiễm t.rùng bằng cách rửa tay, dụng cụ và môi trường sạch sẽ; chỉ kê đơn và phân phối kháng sinh khi cần thiết, theo phác đồ hiện hành; nói chuyện với bệnh nhân về cách sử dụng kháng sinh đúng cách, hậu quả đề kháng kháng sinh và nguy cơ lạm dụng thuốc.

“Đối với các nhà quản lý và người hành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ cung cấp thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám s.át n.hân viên thú y; truyền thông và áp dụng việc thực hành tốt ở tất cả các bước sản xuất và chế biến thực phẩm từ động vật và thực vật; cải thiện an toàn sinh học tại các trang trại và ngăn ngừa n.hiễm t.rùng thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ động vật”, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh kêu gọi.

D.Ngân

Theo baohaiquan

Kháng thuốc – mối đe doạ thường trực

Kháng thuốc và xu hướng gia tăng kháng thuốc đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại, là mối hiểm họa nhiều mặt khi nó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái.

Ảnh minh họa.

Đến năm 2050, có thể có 10 triệu người t.ử v.ong do kháng thuốc

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng kháng sinh xảy ra khi chúng ta lạm dụng hoặc dùng kháng sinh sai mục đích. Vi khuẩn tiến hóa và có khả năng kháng lại những kháng sinh từng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn do chúng gây ra.

TS Kidong Park – Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam thông tin, báo cáo về tình hình kháng thuốc của một nhóm điều phối của Liên hợp quốc đưa ra hồi tháng 4/2019 khuyến nghị, nếu không hành động ngay từ hôm nay, kháng thuốc sẽ gây ra hệ lụy là từ nay đến năm 2050 có 10 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm, cao hơn số ca t.ử v.ong vì ung thư; kháng thuốc tạo gánh nặng kinh tế toàn cầu, tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD, đồng thời từ nay đến năm 2030, hơn 24 triệu người sẽ rơi vào tình trạng đói nghèo.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, ước tính ở Việt Nam, tình hình kháng thuốc trở nên báo động. Việt Nam đứng thứ 11 trong những quốc gia có tần suất sử dụng kháng sinh nhiều nhất.

Thống kê của cơ quan BHXH Việt Nam năm 2018 cho thấy, kháng sinh là một trong những loại thuốc bảo hiểm y tế chi trả cao nhất. Càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh thì càng có nguy cơ, cơ hội cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc.

Theo GS.TS Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc Phụ trách BV Bạch Mai, trong quá thăm khám tại bệnh viện, ông đã chứng kiến nhiều trường hợp chủ quan với việc sử dụng thuốc kháng sinh. Có người bệnh khi bị ốm không chịu đi khám mà lục lại đơn thuốc được bác sĩ kê từ 3 năm trước để tự đi mua thuốc về điều trị.

“Rất nhiều người bệnh khi thấy có dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, sốt thì ra ngay hiệu thuốc mua kháng sinh. Lẽ ra phải đến bệnh viện để được thăm khám thì họ lại tin vào người bán thuốc. Hầu như, nhiều người bệnh chỉ khi bệnh tiến triển rất nặng và đã qua sử dụng thuốc ở nhà rồi mới đến bệnh viện. Đây là một thói quen sử dụng kháng sinh khá tùy tiện” – GS.TS Ngô Quý Châu nói.

Cũng có những trường hợp nguy hiểm hơn đó là, người bệnh khi thấy có triệu chứng giống với triệu chứng mình từng mắc trước đó thì tự ý đi mua thuốc với đơn thuốc sẵn có lần trước. Việc tự mua thuốc như vậy không phù hợp về liều, về thuốc so với mặt bệnh.

GS.TS Ngô Quý Châu giải thích, một liều thuốc đó có thể sẽ cần đến 3g/ngày nhưng người bệnh chỉ uống một nửa liều. Việc uống kháng sinh không đủ liều rất nguy hiểm vì nó dẫn tới việc vi khuẩn thích nghi dần. Có những trường hợp bệnh nhân chỉ mới uống được 2 – 3 ngày thấy đỡ bệnh đã tự ý ngưng sử dụng thuốc kháng sinh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng kháng thuốc kháng sinh.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, hiện nay vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng, người dân mua thuốc kháng sinh dễ “như mua rau” vì được bán đầy ở các hiệu thuốc.
Do đó, kháng thuốc đang thực sự là một mối đe dọa đối với an ninh y tế công cộng tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Những nỗ lực của Việt Nam

Theo Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, kháng thuốc và xu hướng gia tăng kháng thuốc đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại: Là mối hiểm họa nhiều mặt đối với sự sống còn của loài người, đối với sức khỏe cộng đồng, đối với kinh tế – thương mại và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia; làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị kinh điển.

Kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi và càng đáng báo động hơn khi nó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái của chúng ta;

Việc đầu tư, nghiên cứu cho ra đời các kháng sinh mới đã giảm trong nhiều thập kỷ nay, dẫn đến sự thiếu hụt các kháng sinh có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng.

Kháng thuốc ngày nay không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng chục ngàn người t.ử v.ong do kháng thuốc và phải chi phí hàng chục tỷ đô la cho kháng thuốc.

Từ năm 2013, Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” và là một trong số các nước đi đầu trong việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Thời gian qua Bộ Y tế đã phối hợp các bộ, ngành và các đối tác phát triển, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và thu được các kết quả quan trọng: Đã tổ chức tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc hàng năm; Thiết lập, củng cố và phát triển hệ thống giám sát kháng thuốc quốc gia tại 16 BV trên cả nước; Xây dựng tài liệu về Hướng dẫn sử dụng kháng sinh và Hướng dẫn Quản lý kháng sinh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Xây dựng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020.

Nhờ đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh giảm mạnh, góp phần giảm đáng kể tình trạng kháng kháng sinh, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Đức Trân

Theo daidoanket

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *