Bé nhà tôi hiện 2 t.uổi. Thỉnh thoảng, con gặp vấn đề về tiêu hóa, bị đau bụng và nôn. Mỗi lần như vậy tôi rất bối rối và không biết nên xử trí ra sao. Xin nhờ bác sĩ hướng dẫn.
Bé nhà tôi hiện 2 t.uổi. Thỉnh thoảng, con gặp vấn đề về tiêu hóa, bị đau bụng và nôn. Mỗi lần như vậy tôi rất bối rối và không biết nên xử trí ra sao. Xin nhờ bác sĩ hướng dẫn.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương
Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Cha mẹ cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa con đến bệnh viện kịp thời. Phụ huynh không nên vội sử dụng thuốc giảm đau cho bé vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
Trẻ cần uống đủ nước để tránh bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Có nhiều chế phẩm (viên, gói bột) để pha dung dịch Oresol, cha mẹ cần pha đúng theo hướng dẫn.
Bố mẹ cũng không cho trẻ uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho con uống từ từ từng ngụm nhỏ, 50-100 ml Oresol sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy. Nếu trẻ đã được uống theo nguyên tắc ít một nhưng vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.
Bố mẹ lưu ý là không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là một hoạt động để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu. Đồng thời, chúng kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hóa của vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng.
Bạn nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường, nhiều hơn khi bé hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ 12-24 giờ, bạn có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho con uống nhiều nước. Hãy bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.
Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol (lưu ý liều lượng theo cân nặng). Cha mẹ không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Hơn 60 học sinh bị ngộ độc sau bữa cơm chiều
Sau khi ăn bữa cơm chiều, 61 em học sinh ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) bất ngờ xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ói phải nhập viện cấp cứu.
Chiều nay 3/11, trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Đăng Trung, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil, xác nhận có 61 em học sinh của trường DTNT THCS và THPT Đắk Mil vừa bị ngộ độc thực phẩm. Hiện toàn bộ bệnh nhân đã xuất viện.
“Hiện chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xác định nguyên nhân vụ ngộ độc này”, ông Trung chia sẻ.
Trường DTNT THCS và THPT Đắk Mil – nơi xảy ra vụ ngộ độc
Trước đó, chiều 31/10, có 225 em học sinh của trường DTNT THCS và THPT Đắk Mil cùng ăn cơm. Sau đó, một số em xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu.
Lúc này, nhà trường đã nhanh chóng gọi xe chở 61 em học sinh vào Trung tâm y tế huyện Đắk Mil cấp cứu.
Trong đó có 27 em được chỉ định phải nằm ở phòng cấp cứu để chữa trị, theo dõi. Số còn lại được khám, siêu âm, xét nghiệm và chuyển về Khoa Nội điều trị.
Hiện các em đều đã ổn định sức khỏe và xuất viện về nhà theo dõi.
Trong bữa cơm chiều 31/10 tại trường DTNT THCS và THPT Đắk Mil có các món như cơm, canh rau ngót, rau muống xào, thịt lợn kho trứng.
Hiện cơ quan chức năng đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn để xác định nguyên nhân vụ ngộ độc.