Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia y tế về cách giữ ấm cơ thể trong mùa đông mà mọi người có thể tham khảo.
Bước vào tháng 10 Âm lịch, thời tiết tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc có sự chuyển giao rõ rệt. Vào buổi sáng và tối, không khí se lạnh, mát mẻ. Đặc biệt những ngày gần đây, miền Bắc đã đón khá nhiều đợt gió mùa đông bắc khiến nhiệt độ giảm sâu.
Vậy, phải làm sao để có thể giữ ấm được cơ thể giúp cho sức khỏe không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết?
Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia y tế không chỉ áp dụng với những người đang mắc bệnh, người già, t.rẻ e.m mà cả những người có sức khỏe bình thường cũng có thể tham khảo.
Giữ ấm cơ thể là cách để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.
Mặc quần áo ấm
Đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, mọi người không nên mặc quần áo dày, mà nên mặc quần áo mỏng, mặc thành nhiều lớp, để gió lạnh không thể luồn vào cơ thể.
Đối với t.rẻ e.m mặc quần áo nhiều lớp còn có tác dụng để có thể cởi cho trẻ khi toát mồ hôi do chơi đùa, hoặc nằm ngủ. Mồ hôi của trẻ nếu không kịp lau có thể thấm ngược trở lại cơ thể gây các bệnh đường hô hấp.
Ăn đủ chất, tăng cường đạm, các gia vị cay
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố bạn cần chú ý. Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng. Các gia vị như hành, tỏi, gừng, quế… giúp giữ ấm rất tốt, giải cảm, ấm bụng, kích thích tiêu hóa.
Ăn nhiều protein (đạm)
Chuyên gia dinh dưỡng, tiến sĩ Sarah Schenker cho biết, việc tiêu hóa protein (đạm) khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đáng kể, so với quá trình tiêu hóa cácbon hyđrat hay chất béo.
Theo bà Schenker, cơ thể phải làm việc vất vả hơn để hấp thụ các protein, sẽ sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra sức nóng, giúp giữ ấm cho chúng ta.
Chuyên gia này gợi ý, đối với bữa sáng, bạn có thể ăn cháo đặc kết hợp và uống sữa đậu, vì chúng giàu protein hơn sữa bò thông thường. Bạn có thể tăng thêm lượng protein hấp thụ bằng cách ăn thêm các loạt hạt và sữa chua.
Uống rượu trong trời lạnh dễ bị đột quỵ.
Hạn chế uống rượu
Nhiều người cho rằng thời tiết lạnh, uống rượu sẽ làm ấm người. Tuy nhiên uống quá nhiều rượu lại gây ra những tác hại khôn lường với sức khỏe.
Uống rượu, nhất là uống say trong thời tiết lạnh rất nguy hiểm dễ bị đột quỵ. Khi uống rượu, các mạch m.áu giãn ra, khi gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng lên gây tai biến và dẫn đến t.ử v.ong. Cách tốt nhất là không uống rượu, nếu phải uống và uống quá say không nên ra ngoài trời lạnh ngay.
Luôn hoạt động
Nếu thời tiết quá lạnh, nên hạn chế đi ra ngoài đường, nhất là trẻ nhỏ. Cần cho trẻ nghỉ học. Song, nếu có thể thì cần vận động nhẹ nhàng trong nhà, không nên ngồi một chỗ. Nên di chuyển quanh nhà ít nhất 1 lần mỗi giờ.
Nguyễn Phượng
Theo ĐSPL
Cách dùng các loại gia vị an toàn khi nấu ăn
Gia vị có nhiều loại như muối, nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu, hành tỏi… Nêm gia vị làm sao để làm cho món ăn được ngon hơn là mối quan tâm của nhiều bà nội trợ vì nêm gia vị không chỉ cần vừa tay mà còn phải đúng thời điểm để hòa quyện vào thực phẩm. Vậy nêm gia vị thế nào là tốt nhất?
Muối, bột canh: Cho vào ướp hoặc nêm khi nấu canh
Có một số thông tin cho rằng, với các món xào, thì nên cho muối vào cùng với dầu ăn, rồi mới cho thực phẩm vào sau một phút để xào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối. Tuy nhiên, điều này không đúng và không có cơ sở khoa học vì alflatoxin chỉ tạo thành ở các hạt có dầu bị mốc như lạc, hạt điều chứ không thể có alflatoxin trong muối. Muối có thể cho vào khi ướp thực phẩm, nêm nếm trong khi đun nấu hoặc khi đã xào, nấu xong.
Nước mắm: Không nên nấu hoặc ninh kỹ quá
Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình muối chượp (nguyên liệu thuỷ sản – thường là cá ướp muối – đang phân huỷ dùng để làm nước mắm). Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin nên chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm. Nước mắm có thể cho vào thực phẩm khi ướp hoặc trước khi nấu.
Đường: Nên để lửa ở nhiệt độ vừa phải
Đường vừa tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Đối với món kho hoặc chiên, rán thường ướp thực phẩm với đường. Nếu chiên rán thì chỉ để lửa 170 độ C – 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn. Song, nếu để nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, làm mất đi vẻ đẹp của món ăn.
Hành, tỏi: Ướp thực phẩm hoặc phi thơm đều được
Hành có thể cho vào khi ướp thực phẩm, hoặc cho vào mỡ để phi lên trước khi xào. Khi xào rau muống hay ngọn bí, nên lấy một ít tỏi phi với dầu mỡ cho thơm rồi cho rau vào xào, gần chín cho thêm một ít tỏi, giã nhỏ vào sẽ có một món rau xào thơm ngon dậy mùi tỏi.
Hạt tiêu: Cho vào sau khi xào nấu
Với một số món kho, rán nhiều người có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên, hạt tiêu nếu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất hãy rắc hạt tiêu sau khi thức ăn đã chín và cho nồi ra khỏi bếp.
The Sức khỏe đời sống