Đột quỵ tái phát là mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đã từng bị đột quỵ và tiếp tục bị thêm lần nữa.
Mỗi lần đột quỵ, tế bào não sẽ bị tổn thương. Tổn thương này tích tụ và làm suy giảm chức năng vận động và nhận thức.
Đột quỵ xảy ra khi lưu thông m.áu đến não bị tắc nghẽn, khiến não không nhận được lượng m.áu giàu ô xy và dinh dưỡng. Mỗi lần xảy ra đột quỵ thì nguy cơ xuất hiện biến chứng nặng sẽ cao hơn, đồng thời quá trình phục hồi sẽ khó khăn hơn, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Nhức đầu là triệu chứng đặc trưng của đột quỵ và đột quỵ tái phát. Ảnh PEXELS
Các triệu chứng đột quỵ tái phát có thể giống như lần đột quỵ đầu tiên. Tuy nhiên, ở một số người, triệu chứng có thể là khác nhau. Những triệu chứng thường gặp của đột quỵ tái phát là bỗng dưng cảm thấy cơ thể bị tê, yếu sức, méo mặt, khó nói, đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng, đi lại khó khăn và một số triệu chứng khác.
Để phòng ngừa đột quỵ tái phát, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Duy trì huyết áp khỏe mạnh
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ đáng kể gây đột quỵ, kể cả đột quỵ tái phát. Duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp phòng tránh đột quỵ. Để thực hiện điều này, người bệnh cần ăn ít muối, uống đủ thuốc theo chỉ định bác sĩ, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng.
Kiểm soát đường huyết
Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ khiến các mạch m.áu bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, kiểm soát đường huyết sẽ giúp giảm rủi ro đột quỵ tái phát. Người bệnh cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên.
Bỏ t.huốc l.á
Hút thuốc sẽ làm tổn thương mạch m.áu, khiến dễ hình thành các cục m.áu đông. Tình trạng này góp phần dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Vì vậy, bỏ t.huốc l.á là một trong những cách hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ đột quỵ và đột quỵ tái phát.
Kiểm soát cholesterol
Cholesterol cao sẽ góp phần đáng kể làm hình thành các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, từ đó làm tắc nghẽn mạch m.áu và dễ gây đột quỵ. Muốn kiểm soát cholesterol thì cần thay đổi lối sống bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo bão hòa và hạn chế chất béo chuyển hóa. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục và uống thuốc hạ cholesterol theo hướng dẫn của bác sĩ, theo Verywell Health.
Đề phòng sốc nhiệt khi nắng nóng
Nắng nóng khiến nguy cơ sốc nhiệt tăng cao, đặc biệt là ở t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người có sẵn bệnh nền hay người làm việc, hoạt động ngoài trời nhiều.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân V.V.C. (55 t.uổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng có biểu hiện đột quỵ, khó nói, méo miệng.
Ảnh minh họa.
Ông C. là bảo vệ, thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Do thời tiết nắng nóng nên bệnh nhân bị kiệt sức, người uể oải và ngã quỵ. May mắn, ông được cấp cứu trong thời gian vàng.
Cũng có nhiều bệnh nhân bị đột quỵ do nắng nóng nhưng nhập viện muộn, khiến việc hồi phục trở nên khó khăn. Điển hình như ông T. (là thợ xây, ở Gia Lâm, Hà Nội), khi đang làm việc trên giàn giáo, bất ngờ cảm thấy tối sầm mặt, loạng choạng, hoa mắt. Ông T. nhập viện muộn sau khi đã qua giờ vàng điều trị nên bị biến chứng nặng nề.
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng gay gắt đã khiến 2 người đàn ông tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bị sốc nhiệt, t.ử v.ong sau khi đi ngoài đường.
2 nạn nhân được xác định cùng ở xã Kim Song Trường là ông N.H.O. (80 t.uổi, trú tại thôn Đình Hồ) và ông N.H.T. (70 t.uổi, ngụ tại thôn Phúc Yên).
Sáng 28/4, ông N.H.O. đi xe đạp sang nhà người thân ở cùng xã chơi. Trưa về, do t.uổi cao sức yếu cùng với thời tiết nắng nóng hơn 40 độ C khiến ông O. bị say nắng, ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng đã t.ử v.ong do bị sốc nhiệt.
Tương tự, trưa 27/4, ông N.H.T. đi bộ từ nhà con ở cùng thôn về nhà với quãng đường chỉ 500 m cũng bị sốc nhiệt ngất xỉu nằm ra đường và t.ử v.ong sau đó.
Trước đó, nhiều bệnh viện liên tục tiếp nhận bệnh nhân bị sốc nhiệt, đột quỵ do thời tiết nắng nóng gay gắt. Bác sĩ Nguyễn Văn Học, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, nắng nóng gây cơ thể mất nước, muối nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến m.áu bị lưu thông kém. Hậu quả là làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục m.áu đông gây tắc nghẽn mạch m.áu, từ đó tăng nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ.
Thời tiết những ngày vào hè đang trở nên nắng nóng trên phạm vi lớn, cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt với người dân. Theo chuyên gia, dấu hiệu thường gặp khi sốc nhiệt là nhức đầu, vã nhiều mồ hôi, mặt đỏ gay, lừ đừ, mệt, khó thở, có khi bị chuột rút, đau bụng, nôn mửa, người bứt rứt.
Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể hoa mắt, chóng mặt, sốt cao 40 độ C đến 41 độ C, mạch nhanh, sắc mặt chuyển qua tái nhợt. Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ ngất xỉu, mê sảng, co giật, hôn mê, trụy mạch và dễ t.ử v.ong.
Để hạn chế sốc nhiệt trong ngày hè, t.rẻ e.m, người cao t.uổi, người có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh mãn tính cần hạn chế ra ngoài đường.
Nếu bắt buộc phải đi ra đường khi trời nắng, nóng, phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo mỏng bằng vải cotton, đeo kính râm và khẩu trang để chống nắng, nóng.
Đặc biệt, khi mới ở ngoài trời nắng về không nên bật điều hòa quá lạnh hoặc tắm nước lạnh ngay. Nên nghỉ ngơi 13-15 phút để cơ thể điều chỉnh lại thân nhiệt ổn định, bớt mồ hôi.
Với người buộc phải lao động nhiều giờ ngoài trời, ngoài những chuẩn bị trên nên chủ động uống nước để bù lại lượng nước, muối đã mất qua mồ hôi. Hạn chế uống cà phê, rượu trước và trong khi làm việc, tránh gia tăng khả năng mất nước.
Những người đã từng bị sốc nhiệt cần luôn mang theo một lọ muối hoặc đường để pha nước uống khi có dấu hiệu thiếu nước, sốc nhiệt.
Nếu có những dấu hiệu như chóng mặt, yếu ớt, lo lắng, khát nước dữ dội và đau đầu trong thời tiết nắng nóng, tốt nhất bạn nên di chuyển đến nơi mát mẻ càng sớm càng tốt và đo nhiệt độ cơ thể. Sau đó, nên uống một ít nước hoặc nước ép trái cây để bù nước.
Nghỉ ngơi ngay lập tức ở nơi mát mẻ nếu bạn bị co thắt cơ gây đau (đặc biệt là ở chân, tay hoặc bụng) và uống dung dịch bù nước có chứa chất điện giải và cần tới cơ sở y tế nếu chuột rút do nhiệt kéo dài hơn 1 giờ.
Chuyên gia khuyên rằng nếu cảm thấy các triệu chứng bất thường hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu một người có triệu chứng mất nước như da khô, nóng và mê sảng, co giật và/hoặc bất tỉnh, người bên cạnh cần gọi bác sĩ hoặc xe cứu thương ngay lập tức.
Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, hãy di chuyển bệnh nhân đến nơi mát mẻ, đặt họ ở tư thế nằm ngang và nâng cao chân và hông, cởi bỏ quần áo và bắt đầu làm mát từ bên ngoài.
Có thể đặt túi làm mát, khăn nhúng nước mát vào vùng cổ, nách và háng, dùng quạt mát để giảm nhiệt độ cơ thể, phun nước lên da ở nhiệt độ 25 – 30 C. Sau đó tiến hành đo nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân.
PGS-TS Nguyễn Văn Chi, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ và người lớn t.uổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Thanh thiếu niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt.
Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt cũng như không mấy chú tâm đến chúng, hoặc họ có thể cảm thấy ngại khi than phiền về việc cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi khuyến cáo, người dân nếu phải ở lâu ngoài trời, cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất.
Mỗi người dân phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước. Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng.
Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 – 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng.