Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới đánh dấu sự trưởng thành của các cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, không ít chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều và băn khoăn không biết kinh nguyệt không đều có sao không, làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại? Những băn khoăn đó sẽ được Emdep giải đáp ngay sau đây!
Tình trạng kinh nguyệt không đều
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu hành kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ là 28 ngày, nhưng cũng có người ngắn hơn hoặc dài hơn
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ được coi là bình thường nếu bạn đến kỳ hành kinh đều đặn sau từ 24 – 38 ngày. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi liên tục, ngày hành kinh đến sớm hơn, hoặc muộn hơn.
Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?
Kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở những bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì do hoạt động của buồng trứng và nội tiết tố chưa ổn định. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chỉ xuất hiện trong 2 – 3 năm đầu mới có hành kinh
Với các chị em đang trong độ tuổi sinh sản, nếu kinh nguyệt không đều và rong kinh nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Đây là những bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của chị em phụ nữ.
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều
Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến dưới đây
– Mang thai: Mang thai sẽ gây mất kinh hoặc ra ít máu. Do đó, nếu bạn thấy chậm kinh, mất kinh hay những thay đổi về kinh nguyệt mà trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai thì hãy kiểm tra ngay nhé!
– Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết: viên uống tránh thai nội tiết bạn sử dụng hàng ngày có thể gây ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều. Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai nội tiết chính là tình trạng kinh nguyệt không đều.
– Phụ nữ đang cho con bú: Trong sữa mẹ có chứa nhiều prolactin, chất này có thể gây ức chế hormon sinh sản dẫn đến kinh nguyệt ít hoặc không có khi đang cho con bú. Khi cai sữa, kinh nguyệt sẽ đều trở lại.
– Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh: Từ tuổi 40 trở đi hoặc sớm hơn, lượng estrogen dao động trong thời gian này có thể làm cho chu kỳ kinh dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều
– Hội chứng đa nang buồng trứng: Hội chứng này khiến lượng androgens tăng lên, gây mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn khi có kinh
– Mắc bệnh tuyến giáp: Suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến kinh nguyệt dài hơn, nhiều hơn và gây đau bụng nhiều hơn khi đến kỳ. Ngược lại, cường giáp, tuyến giáp hoạt động nhiều hơn khiến kinh nguyệt ngắn hơn, ít hơn bình thường
– U xơ tử cung: Những khối u cơ phát triển trong thành tử cung có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều, gây đau và thiếu máu. Vì vậy, những chị em bị u xơ tử cung khi đến tháng thường xanh xao, mệt mỏi, thần sắc thiếu sức sống
– Lạc nội mạc tử cung: lạc nội mạc tử cung gây đau bụng kinh dữ dội, kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu và chảy máu giữa các kỳ kinh. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp trình trạng này là 1/10
– Thừa cân: Thừa cân tác động đến các hormon và mức insulin sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tăng cân và chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu phổ biến của hội chứng đa nang buồng trứng và suy giáp
– Rối loạn ăn uống và sụt cân quá nhanh: Giảm nhiều cân trong thời gian ngắn cũng có thể gây mất kinh, đi kèm với đó là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc. Lượng calo nạp vào cơ thể không đủ có thể cản trở sản sinh hormon ảnh hưởng đến việc rụng trứng
– Tập thể dục quá sức: hoạt động này gây trở ngại cho các hormon chịu trách nhiệm về kinh nguyệt, giảm cường độ tập và tăng lượng calo nạp vào cơ thể sẽ giúp kinh nguyệt trở lại bình thường
– Căng thẳng: Stress sẽ tác động vào vùng não, điều khiển các hormon tuyến yên khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không ổn định, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới
– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc sau đây có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt: Thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh, thuốc aspirin và ibuprofen…
– Ung thư cổ tử cung: bệnh lý này sẽ gây ra máu giữa kỳ hoặc kinh nguyệt ra nhiều vào mỗi kỳ kinh. Ra máu trong hoặc sau khi quan hệ, khí hư bất thường là những dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh này
Kinh nguyệt không đều có sao không?
Kinh nguyệt là thước đo sức khỏe của nhiều cơ quan trong cơ thể người phụ nữ. Dưới đây là một số tác hại của kinh nguyệt không đều:
– Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, thần sắc của chị em thiếu sức sống, nhất là những người trên 30 tuổi
– Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, lão hóa sớm, da nổi mụn
– Chu kỳ kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh
– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, suy giảm trí nhớ, dễ mắc các bệnh xương khớp
– Kinh nguyệt không đều là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa: đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng
– Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều, hoạt động của buồng trứng bị thay đổi, các nang trứng không thể chín và rụng đúng chu kỳ
– Có nguy cơ vô sinh- hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại? Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà không cần dùng thuốc?
Tập Yoga
Tập Yoga chính là một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều mà bạn nên thử áp dụng. Cũng theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013, 126 người tham gia tập yoga từ 35 – 40 phút trong 5 ngày/ tuần, kết quả cho thấy họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều sau 6 tháng
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh cũng như các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt như trầm cảm và lo lắng của việc tập yoga. Những người có triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát sẽ phải trải qua các cơn đau bụng kinh dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt. Tập yoga sẽ giúp cải thiện điều đó
Lời khuyên cho bạn là nên tập yoga từ 35 đến 40 phút mỗi ngày, 5 ngày/ tuần để điều chỉnh hormone cơ thể, đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường
Tập thể dục điều độ
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng, tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều
Kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc tập thể dục có thể điều trị chứng đau bụng kinh nguyên phát một cách hiệu quả. Nhóm 70 sinh viên Đại học bị đau bụng kinh đã thực hiện 30 phút tập thể dục nhịp điệu vào 3 lần/ tuần trong 8 tuần liên tục. Kết quả là chứng đau bụng kinh đã giảm rõ rệt
Tập thể dục cũng là phương pháp duy trì cân nặng, hạn chế việc tăng cân hay giảm cân đột ngột, từ đó giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.
Kinh nguyệt không đều uống gì? Chữa kinh nguyệt bằng giấm táo
Kinh nguyệt không đều uống gì? Làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại? Theo kết quả của một nghiên cứu được công bố vào năm 2013, thói quen uống khoảng 15ml giấm táo mỗi ngày đã giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngoài ra, giấm táo cũng có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu cũng như giảm nồng độ insulin
Giấm táo có vị đắng, khó sử dụng với một số người. Cách để dễ uống hơn là bạn có thể pha thêm với nước cho loãng và thêm 1 muỗng mật ong. Nếu đang có tiền sử bệnh dạ dày thì không nên dùng
Gừng giúp cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt
Gừng có vị cay, tính nóng. Nó không hoàn toàn là một liệu pháp chữa kinh nguyệt không đều tại nhà nhưng thực chất, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, gừng chỉ hỗ trợ các vấn đề như lượng máu kinh, giúp giảm đau bụng kinh…
92 phụ nữ có lượng máu kinh nhiều trong mỗi lần đến kỳ đã thực hiện bổ sung gừng hàng ngày, kết quả là lượng máu kinh có giảm. Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ với đối tượng là học sinh trung học nên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định lợi ích của gừng đối với lượng máu kinh chảy trong thời kỳ kinh nguyệt
Uống 750 – 2000mg bột gừng trong 3 – 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng hiệu quả. Cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước kỳ hành kinh để hỗ trợ cải thiện tâm trạng, thể chất và các hội chứng trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.
Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế
Một số nghiên cứu đã chỉ ra quế có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Ngoài ra, quế cũng giúp giảm đau, giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Nếu cảm thấy buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh thứ phát, hãy ngửi hoặc ngậm quế, nó sẽ khiến bạn thấy dễ chịu hơn
Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa
Trong dứa có chứa nhiều bromelain, đây là một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung, từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm, giảm đau nên có thể hỗ trợ điều trị những cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt
Ngoài những liệu pháp trên đây, để kinh nguyệt điều hòa, nội tiết tố ổn định, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt với những gợi ý dưới đây
– Thay đổi thực đơn hàng ngày: Hãy thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm nhiều loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, bổ sung rau củ quả và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để tăng sức đề kháng và nội tiết tố ổn định
– Uống nhiều nước: Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hoạt động trơn tru, lượng đường trong máu cũng ổn định, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt thất thường. Hãy nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày bạn nhé!
– Tránh sử dụng các chất kích thích: Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, thuốc lá… vì nó gây hại cho sức khỏe cũng như kinh nguyệt không đều.
Trên đây là những giải pháp trả lời cho câu hỏi làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại. Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến cả sức khỏe và khả năng sinh sản của phái nữ. Do đó, nếu thấy các triệu chứng kinh nguyệt bất thường như chậm kinh 3 tháng, đột ngột mất kinh, rong kinh… thì chị em vẫn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp.
Là những người phụ nữ hiện đại, hãy luôn biết cách chăm sóc bản thân thật tốt các chị em nhé!
(Thông tin mang tính chất tham khảo)
MIN (Tổng hợp)