Làm việc thiện giúp giảm cảm giác đau đớn

Là một người tốt bụng, nhân hậu, làm những điều tốt đẹp giúp đỡ người khác có thể giúp giảm những sự đau đớn thể chất. Đó là điều đã được nghiên cứu khoa học chứng minh.

Các nhà khoa học tại trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã tiến hành thí nghiệm với 287 tình nguyện viên, trong đó, có cả những người đang điều trị ung thư, phải chịu đựng những đau đớn thể chất.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng mức độ đau đớn mà những người này phải chịu đã sụt giảm đi nhiều sau khi họ thực hiện những việc làm tốt đẹp, giúp đỡ người khác.

Khi thực hiện thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã đặt các tình nguyện viên vào những bối cảnh khác nhau. Chẳng hạn trong một bối cảnh, các nhà nghiên cứu đề nghị những bệnh nhân ung thư nấu nướng, dọn dẹp cho chính mình hoặc giúp đỡ những người khác tại một trung tâm điều trị.

Khi họ làm để giúp đỡ người khác, mức độ đau đớn về thể chất đã giảm xuống. Nhưng khi họ làm vì chính mình, mức độ giảm đau sụt giảm đi nhiều.

Trong một bối cảnh khác, những tình nguyện viên hiến m.áu cảm thấy sự đau đớn hay những khó chịu khác có thể xảy ra trong quá trình hiến m.áu giảm đi rất nhiều so với những người xét nghiệm m.áu tại bệnh viện, dù cả hai việc này đều đòi hỏi phải sử dụng những mũi kim lớn.

Trong bối cảnh rõ ràng nhất, các tình nguyện viên cảm thấy ít đau đớn hơn khi phải trải qua một cú điện giật ở tay, nếu trước đó họ vừa quyên t.iền giúp đỡ trẻ mồ côi.

Những chụp chiếu đối với não bộ cũng cho thấy khu vực kiểm soát cảm nhận đau đớn ở não của những người vừa quyên t.iền làm từ thiện phản ứng nhẹ hơn trước cú sốc điện so với những người không quyên t.iền.

“ Làm việc thiện giúp đỡ người khác không chỉ giảm mức độ đau đớn về thể chất ở những người khỏe mạnh mà còn cả ở những bệnh nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo và thường xuyên phải chịu đựng đau đớn”, nhóm nghiên cứu kết luận.

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên một số chuyên san khoa học, theo đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các bác sĩ hãy cân nhắc việc khuyến khích người bệnh sống rộng lòng, làm việc thiện, như một trong những biện pháp hỗ trợ liệu pháp điều trị.

Nguyễn Nga

Theo Dân trí/Daily Mail

Chuyên gia cảnh báo: Ăn quá nhiều 3 loại thịt này, rất dễ gây ung thư đường ruột

Chu Minh Châu, thạc sĩ dinh dưỡng tại Viện Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư đường ruột có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống.

Thịt là thực phẩm vô cùng phổ biến trên bàn ăn của mỗi gia đình, đặc biệt là vào mùa đông, món thịt nướng được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên chuyên gia cảnh báo, ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột.

Chu Minh Châu, thạc sĩ dinh dưỡng tại Viện Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư đường ruột có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Trong đó, chế độ ăn giàu chất béo, giàu protein, ăn ít chất xơ gây nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe.

Đặc biệt, 3 loại thịt dưới đây có liên quan mật thiết đến ung thư đường ruột, kiến nghị mọi người không nên ăn quá nhiều.

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ là thịt gia súc, bao gồm thịt cơ bắp và nội tạng của lợn, bò, dê… Bởi vì cơ của thịt gia súc có màu tương đối sẫm – đỏ sẫm. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều chất béo có thể thúc đẩy ung thư đại trực tràng, và các loại thịt đỏ có tương đối nhiều chất béo bão hòa. Tuy nhiên ngoài thịt đỏ, bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm và dầu thực vật không làm tăng ung thư đại trực tràng.

Một nghiên cứu gần 500.000 người được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế vào tháng 4 năm 2019 cho thấy cứ ăn 50 gram thịt đỏ mỗi ngày tương đương với một miếng thịt bò hoặc thịt cừu dày, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%.

Ăn 50 gram thịt đỏ mỗi ngày tương đương với một miếng thịt bò hoặc thịt cừu dày, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%.

2. Thịt chế biến sẵn

Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều phải trải qua quá trình tẩm ướp, sấy khô, lên men, hun khói hoặc các cách xử lý khác để làm tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng. Chất béo trong thịt chế biến sẵn có thể là một trong những yếu tố gây ung thư đường ruột. Ngoài ra, các sản phẩm thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, lạp xưởng được thêm muối và nitrite trong quá trình sản xuất.

Nitrite cùng kết hợp với các amin bị phân giải bởi protein có thể hợp thành chất gây ung thư “nitrosamine”. Nghiên cứu được công bố trên Dịch tễ học quốc tế vào tháng 4/2019 cho thấy cứ 25 gram thịt chế biến mỗi ngày, tương đương với một miếng thịt xông khói hoặc giăm bông, làm tăng 19% nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều phải trải qua quá trình tẩm ướp, sấy khô, lên men, hun khói hoặc các cách xử lý khác để làm tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng.

3. Thịt nướng

Khi được nướng trên ngọn lửa, chất béo của thịt nướng rơi xuống than củi đốt, tạo ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng, chẳng hạn như benzopyrene [B (a) P], sau khi các chất này tích tụ trong cơ thể có thể sẽ gây ung thư dạ dày, ung thư ruột… Theo khuyến cáo, lượng benzopyrene trong cơ thể người không được vượt quá 10 microgam mỗi ngày. Vì vậy, những người thích ăn thịt nướng cần phải chú ý.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thịt trong quá trình hun khói, nướng, chiên đều tạo ra các amin dị vòng. Các amin dị vòng có thể gây đột biến ở niêm mạc đại tràng của con người dẫn đến ung thư ruột kết.

Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư ruột, nhưng không có nghĩa là không được ăn thịt đỏ. Chỉ cần ăn thịt đỏ với liều lượng thích hợp và chọn phương pháp chế biến đúng.

Khi được nướng trên ngọn lửa, chất béo của thịt nướng rơi xuống than củi đốt, tạo ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng.

Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc (2016) khuyến nghị:

– Cá, thịt gia cầm, trứng và thịt nạc nên được ăn ở mức độ vừa phải.

– Các sản phẩm thủy sản mỗi ngày ăn từ 40-75g, thịt gia súc và gia cầm cũng chỉ nên ăn từ 40-75g mỗi ngày.

– Ưu tiên các loại thịt trắng (thịt cá, thịt gà, thịt vịt…).

– Ăn ít chất béo, hạn chế tối đa các loại thịt chế biến sẵn.

– Khi nấu, lựa chọn phương pháp hấp, luộc nhiều hơn chiên, rán, nướng.

Nguồn: Sohu/baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *