Tiếp xúc nhiều với nắng mặt trời, lạm dụng mỹ phẩm, tiếp xúc nhiều với bức xạ, hóa chất độc hại… làm tăng nguy cơ gây ung thư da. Hạn chế yếu tố nguy cơ sẽ giúp làn da tránh sinh ung, phát hiện điều trị sớm sẽ tăng khả năng dứt bệnh.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Những người phải làm việc hoặc dành nhiều thời gian hoạt động dưới ánh mặt trời, đặc biệt là khi da không được bảo vệ bằng kem chống nắng hoặc quần áo bảo hộ, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da.
Những người sống ở nơi có khí hậu ấm áp hoặc ở nơi có độ cao so với mặt nước biển cao hơn, đây là khu vực có cường độ ánh sáng mặt trời mạnh nhất sẽ khiến làn da tiếp xúc với nhiều bức xạ và dễ mắc ung thư da hơn.
Da có nhiều nốt ruồi, nốt ruồi bất thường
Nốt ruồi thường xuất hiện trên cơ thể con người từ khi cơ thể còn bé, đó là do các tế bào sắc tố da sẫm màu phát triển thành nhóm. Đây là một yếu tố mang tính di truyền, tuy nhiên việc thường xuyên để da tiếp xúc với ánh nắng cũng là nguyên nhân hình thành các nốt ruồi, tàn nhang, đốm nâu.
Những người có nhiều nốt ruồi hoặc nốt ruồi bất thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư da cao hơn. Ngoài ra, các nốt ruồi bất thường và lớn hơn so với nốt ruồi bình thường, nhiều khả năng trở thành ung thư. Nếu bệnh nhân có nốt ruồi bất thường như vậy thì hãy theo dõi chúng thường xuyên và thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán.
Mụn thịt sinh ung thư da trên cơ thể nam bệnh nhân được Bệnh viện Da liễu phát hiện
Màu da
Bất cứ ai, bất kể màu da, đều có thể bị ung thư da. Tuy nhiên, ít sắc tố (melanin) trong da sẽ khiến da ít được bảo vệ khỏi tia UV gây hại. Nếu bạn tóc vàng hoặc tóc đỏ, mắt màu sáng và có tàn nhang… bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư da hơn người có làn da sẫm màu.
T.iền sử cá nhân, bệnh sử gia đình.
Nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã bị ung thư da, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.
Nếu đã mắc ung thư da một lần, bạn vẫn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh.
Hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Cơ thể có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ phát triển ung thư da, bao gồm những người bị nhiễm HIV/AIDS và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép tạng.
Lạm dụng mỹ phẩm
Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong mỹ phẩm chứa một hàm lượng lớn những chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư như Stearic acid, Mineral oil, PEG-100 stearate, Methylparaben, Propylparaben, Fragance, Methol… Khi sử dụng mỹ phẩm những chất này sẽ thấm trực tiếp vào da làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Tiếp xúc với bức xạ, hóa chất độc hại
Những người phải điều trị bức xạ có nguy cơ mắc bệnh ung thư da cao hơn, cụ thể là ung thư biểu mô tế bào đáy.
Ung thư da, biết sớm, can thiệp hiệu quả sẽ giúp cơ thể được trị lành
Tiếp xúc nhiều với tia X hay tiếp xúc với hóa chất độc hại, bạn có thể nhiễm độc arsenic (thạch tín) mạn tính gây các bệnh ngoài da như biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hóa, ung thư da…
Nhiễm Virus HPV
Hiện có hơn 150 chủng virus HPV, nhiều nhất được biết đến là qua đường t.ình d.ục, gây ra ung thư cổ tử cung và những mụn cóc dưới da. Virus này có thể lây lan qua da nếu tiếp xúc với ai đó bị mụn cóc. Một nghiên cứu tại Đại học Y khoa Dartmouth (Mỹ) cho thấy, n.hiễm t.rùng da HPV làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da như biểu mô tế bào tróc vảy và sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Một vài ghi nhận khác
Những người có t.iền sử ung thư da sẽ có nguy cơ 20% phát triển thêm một ung thư da thứ hai trong vòng hai năm. Đàn ông trên 50 t.uổi có nhiều nguy cơ bị ung thư da.
Phòng tránh ung thư da như thế nào?
BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu, TPHCM khuyến cáo: để tránh nguy cơ mắc ung thư da cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 sáng đến 3 giờ chiều; sử dụng kem chống nắng thường xuyên; che chắn làn da khi ra ngoài trời nắng.
Đặc biệt, nên kiểm tra làn da thường xuyên, khi thấy có các dấu hiệu như: có nốt ruồi bị đau, xuất huyết, thay đổi kích thước nhanh chóng; xuất hiện vùng da bất thường, biến đổi màu sắc cần tới ngay cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám. Có thể chữa khỏi ung thư da nếu phát hiện và điều trị sớm.
Theo tinnhanhchungkhoan
Nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại từ các sản phẩm vệ sinh phụ nữ
Phụ nữ hay sử dụng các sản phẩm vệ sinh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm các hóa chất độc hại. Đó là cảnh báo từ Đại học Michigan (Mỹ) đăng trên trang web của trường mới đây.
Trong giai đoạn từ 2001-2004, đại học Michigan đã tiến hành một nghiên cứu với 2.432 phụ nữ độ t.uổi từ 20-49, lấy thông tin về các sản phẩm vệ sinh phụ nữ họ dùng, gồm băng vệ sinh dạng ống đặt â.m đ.ạo, dạng miếng, cốc nguyệt san, các loại chất xịt, bột và giấy ướt vệ sinh. Sau đó, xét nghiệm m.áu các phụ nữ này để tìm kiếm 8 chất có hại qua đó phát hiện có sự liên quan giữa tỷ lệ hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) trong m.áu với tần suất thụt rửa â.m đ.ạo. Cụ thể, nếu thụt rửa â.m đ.ạo nhiều hơn hai lần trong tháng, tỷ lệ các hợp chất có hại sẽ cao hơn 81% so với các phụ nữ không thụt rửa, còn chỉ cần thụt rửa một lần trong tháng thì tỷ lệ các hóa chất đã tăng 18%.
Tuy đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu được đăng tải trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ online, song tác giả của nghiên cứu cũng khuyến cáo phụ nữ không nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh công nghiệp. Tác giả chỉ ra rằng phụ nữ thường quan tâm đến độ cân bằng vi khuẩn hay độ pH của cơ quan s.inh d.ục song lại quên mất các hóa chất độc hại. Các nhà khoa học cũng tiếp tục tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự liên quan giữa sản phẩm vệ sinh và tỷ lệ VOC trong nước tiểu.
Tâm Hằng
Theo TTXVN