Sau khoảnh khắc tuyệt vời đón chào “thiên thần”, được ôm con vào lòng và ngắm nghía hình hài con yêu, nhiều bà mẹ lúng túng không biết nên và cần phải làm những gì.
Lần đầu làm mẹ, tôi khá vụng về trong khoản chăm lo cho bản thân và em bé từ cách bế, cho con ti… đến việc bản thân đi, đứng, ngồi… như thế nào cũng cần có người chỉ bảo. Điều này, chắc không chỉ riêng mình tôi mà nhiều bà mẹ trẻ cũng gặp phải đúng không?
Sau khi sinh xong, sản phụ sẽ được chuyển tới phòng hồi sức và y tá sẽ theo dõi bạn trong vòng 2 tiếng. Sau đó, bạn và em bé sẽ được chuyển sang phòng thường.
Nên ăn cháo và uống sữa bò
Khi chuyển sang phòng thường, sản phụ nên ăn cháo và uống sữa bò ngay. Việc sinh nở rất mất sức, sản phụ nạp ngay thức ăn để lấy lại sữa còn theo kinh nghiệm dân gian uống sữa bò nóng sẽ kích thích sữa về nhanh.
Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 6 – 8 giờ
Sinh xong, các bà mẹ nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 6 – 8 giờ, lưu ý không kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu.
Thỉnh thoảng, các mẹ xoay trở mình, nghiêng phải, nghiêng trái sau đó có thể vận động sớm sau 6 giờ.
Nên tập đi sớm
Với những bà mẹ sinh mổ, việc tập đi rất quan trọng bởi nếu như lười vận động sẽ làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón, nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…; gây viêm phổi sau phẫu thuật do nằm một chỗ, phổi bị ứ đọng.
Do vậy, việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm các nguy cơ biến chứng.
Nên vệ sinh thân thể sạch sẽ
Sang ngày hôm sau, mẹ cần rửa toàn thân ngay bằng nước ấm sạch và lau khô người nhằm giúp cơ thể được vệ sinh tốt, trên mặt da các lỗ chân lông được hô hấp thông thoáng, tránh gây n.hiễm t.rùng da.
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý việc vệ sinh răng miệng, không nên sử dụng bàn chải sớm mà vệ sinh bằng cách súc miệng tránh bị ra m.áu chân răng.
Để tránh hiện tượng bí tiểu sau sinh, các mẹ nên tập đi tiểu từ 2 đến 3 giờ sau khi rút ống thông tiểu.
Sau sinh, hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, trung bình thấm 4 – 5 băng vệ sinh, bà mẹ cần thay băng vệ sinh ngay sau khi băng đã thấm sản dịch, không nên băng vệ sinh quá 6 giờ vì điều đó có thể gây chậm liền vết khâu tầng sinh môn, có thể có nguy cơ làm vi trùng vùng â.m đ.ạo phát triển gây n.hiễm t.rùng. Trong thời gian nằm viện, bà mẹ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh â.m h.ộ sáng và chiều.
Nên có chế độ ăn hợp lý
Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2 – 4 giờ sinh thường, các món ăn cần nấu chín và nóng, tập trung là thịt, trứng với số lượng nhiều hơn bữa ăn hàng ngày, thức ăn đi kèm là rau luộc chín và canh nấu chín có hầm giò heo hoặc thịt bò, thịt gà. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây tươi chín như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… có thể kèm các loại chè đậu nấu, ăn nóng.
Nên cho con bú sớm để kích thích sữa về
Sau khi sinh, dù là sinh mổ hay sinh thường, mẹ nên cho con bú ngay càng sớm càng tốt. Mặc dù, sữa đầu có nhưng số lượng rất ít, nhưng động tác cho bé bú, giúp cho sự bài tiết sữa về nhanh hơn do phản xạ mút của bé từ đầu vú, sẽ kích thích tuyến sữa tiết sữa.
Mặt khác trong 3 ngày đầu, sữa mẹ gọi là sữa non, có hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể rất cao giúp cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Việc cho bé bú sớm không chỉ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp tử cung của mẹ co bóp, mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.
Sang ngày thứ 3 sau sinh, thường có hiện tượng cương sữa, biểu hiện hai vú cương cứng, ấn đau, có thể kèm theo sốt nhẹ.
Với các bà mẹ sinh lần đầu ít kinh nghiệm như mình sẽ tưởng rằng bị tắc tia sữa. Nhưng thực ra, đó là dấu hiệu sữa về, các bà mẹ cần cần sự giúp đỡ của ông bố hay người thân trong gia đình thực hiện động tác mát-xa vú hoặc có thể dùng máy hút sữa. Một khi không hiệu quả, có thể chườm mát, không nên chườm nóng. Cách thức xử trí: dùng khăn mặt thấm ướt để trong ngăn đá tủ lạnh sau 15 – 20 phút, mang ra chườm trên bầu vú, động tác như vậy giúp hiện tượng co mạch, làm giảm cương sữa. Ngoài ra, cần lau sạch vú thường xuyên nhằm n.hiễm t.rùng đầu vú.
Đó là kinh nghiệm của mình còn với các bà mẹ khác thì sao? Nếu có những ý kiến đóng góp nào bạn có thể chia sẻ dưới bài viết này.
Phong Linh
Theo nguoiduatin
Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh cúm mùa
Nhằm chủ động phòng tránh và phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để bệnh cúm lây lan, kéo dài, lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, Sở Y tế đề nghị Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường tuyên truyền để đông đảo người dân được biết; vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với gia cầm c.hết không rõ lý do, gia cầm bệnh.
Khi có các triệu chứng nghi mắc cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở mà trước đó có liên quan đến gia cầm cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Người dân tiêm vaccine phòng bệnh cúm tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh. (Ảnh tư liệu)
Các cơ sở khám chữa bệnh phải tiến hành cách ly, lấy mẫu, điều tra dịch tễ các trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus; kiểm soát tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế; trang bị đầy đủ thuốc, hóa chất để điều trị bệnh; thông báo ngay cho đơn vị y tế dự phòng cùng cấp các trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus và chùm ca bệnh viêm hô hấp nghi do virus để điều tra, xử lý và vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
Lộc Dung
Theo baodongnai