Lần đầu tiên trên thế giới, một nhóm bác sĩ Canada đã dùng robot để thực hiện ca phẫu thuật não loại bỏ chứng phình mạch não, mở ra hy vọng ứng dụng tiếp theo các công nghệ robot giúp cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân bị phình mạch não và đột quỵ.
Hệ thống robot cũng phù hợp để điều trị đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ khi lưu lượng m.áu đến não bị ngăn chặn – Ảnh : CTVnews
Theo CTVnews.ca, một nhóm bác sĩ Canada đã dùng robot để thực hiện ca phẫu thuật não đầu tiên trên thế giới để loại bỏ chứng phình mạch não (aneurysm – là sự phình to của một phần thành mạch m.áu não tại nơi thành mạch m.áu bị yếu). Theo các bác sĩ, việc sử dụng các công nghệ robot sẽ cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân bị phình mạch não và đột quỵ.
Được biết, nữ bệnh nhân 64 t.uổi bị chứng chóng mặt vào tháng 8 và đã chụp MRI tại bệnh viện. Các bác sĩ đã xác định bà bị phình động mạch gây chứng chóng mặt, có nguy cơ bị vỡ. Sau 2,5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện West Toronto, sử dụng một máy vi điều khiển với điều hướng tích hợp, được đưa vào cơ thể thông qua một vết mổ nhỏ ở háng để tới não. Toàn bộ quá trình di chuyển của thiết bị diễn ra dưới sự kiểm soát x-quang nghiêm ngặt.
Như vậy, các bác sĩ thần kinh đã sử dụng thành công một hệ thống robot để cài đặt stent sửa chữa động mạch, cũng như cấy các cuộn dây cắt đứt nguồn cung cấp m.áu cho vị trí phình mạch. Bệnh nhân được xuất viện sau ngày phẫu thuật. Hệ thống này cũng phù hợp để điều trị đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ khi lưu lượng m.áu đến não bị ngăn chặn.
Bác sĩ thần kinh, Vitor Pereira, người điều khiển robot từ bàn điều khiển trong phòng phẫu thuật chia sẻ rằng cánh tay robot hoạt động như một phần nối dài cánh tay của ông, nhưng với độ chính xác cao hơn bên trong bệnh nhân.
Các bác sĩ Canada hy vọng là phẫu thuật với sự hỗ trợ của robot có thể được thực hiện từ xa cho các bệnh nhân ở khu vực nông thôn hoặc khu vực không có chuyên môn để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp. Nếu các hệ thống robot được đặt trong bệnh viện, chúng có thể được vận hành với một kỹ thuật viên được đào tạo tại chỗ và một bác sĩ phẫu thuật thần kinh ở bất cứ đâu trên thế giới.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Phát trực tiếp phẫu thuật não không gây mê lên Facebook
“Nếu chúng tôi làm sai một điểm nào đó, rất có thể cô ấy sẽ hoàn toàn mất khả năng nói”, các bác sĩ chia sẻ khi tiến hành phẫu thuật não cho cô Jenna Schardt, 25 t.uổi, tại bang Texas, Mỹ mà không gây mê.
Ngày 29-10, các nhân viên tại Trung tâm Y tế Methodist Dallas, bang Texas, Mỹ đã phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook một phần trong ca phẫu thuật não của Jenna Schardt trong lúc cô ấy vẫn còn tỉnh táo.
Ca phẫu thuật trên nhằm loại bỏ một cục m.áu tụ nhỏ đã làm ảnh hưởng đến khả năng nói và gây co giật đối với cô Schrdat, theo đài NBC.
Trong 45 phút phát trực tiếp, cô Schardt vẫn tỉnh táo, mỉm cười, và trả lời các câu hỏi của bác sĩ.
45 phút của ca phẫu thuật não không gây mê toàn bộ với cô Schardt được trực tiếp trên Facebook. Ảnh: Facebook
Quá trình phát trực tiếp trên Facebook được một phát ngôn viên của bệnh viện cùng với trưởng khoa phẫu thuật thần kinh, bác sĩ Nimesh Patel, tường thuật. Theo bác sĩ Patel, khi bệnh viện đề cập với cô Schardt việc sẽ trực tiếp ca phẫu thuật này, cô ấy tỏ ra vô cùng háo hức.
“Chúng tôi đã phải đấu tranh với ý tưởng phát trực tiếp cuộc phẫu thuật lên Facebook, nhưng vì Schardt đã rất sẵn sàng và cô ấy muốn cho mọi người thấy nếu các bạn cũng gặp trường hợp tương tự cô ấy, bạn có thể giải quyết nó”, bác sĩ Patel nói.
Việc giữ cho cô Schardt luôn tỉnh táo là một phương pháp giúp các chuyên gia phẫu thuật kiểm tra chức năng não ở khu vực có cục m.áu tụ mà họ sắp loại bỏ, cũng như nhằm tránh ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của cô ấy, tờ The Guardian dẫn lời các bác sĩ.
“Khi loại bỏ khối m.áu tụ, việc cắt bỏ nó chừng một milimet sang trái hoặc phải cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói hoặc các khả năng khác, vì vậy một nhân viên y tế cho cô ấy nhìn vào một bảng hiển thị và bảo cô xác định số lượng, màu sắc và động vật khác nhau nhẳm giúp cô ấy duy trì chức năng não trong suốt”, bác sĩ Patel cho biết.
“Tôi đã rất ấn tượng với cách cô ấy thực hiện quá trình này”.
Cô Schardt tươi tắn sau ca phẫu thuật ngày 29-10. Ảnh: Facebook Trung tâm Y tế Methodist Dallas
Video phát trực tiếp ca phẫu thuật của cô Schardt đã thu hút hơn 45.000 lượt xem và 1.000 bình luận. Tuy nhiên, phía bệnh viện cho biết họ không quay cận cảnh quá trình mổ não ở phía sau mà chỉ cho thấy hình ảnh cô Schart còn tỉnh táo.
Các thao tác và hình ảnh trong ca phẫu thuật được che lại bằng một tấm màn màu xanh. Theo bệnh viện, việc phát cận cảnh quá trình phẫu thuật với các chi tiết có quá nhiều m.áu có thể sẽ vi phạm quy tắc của Facebook.
Phẫu thuật não mà vẫn giữ cho bệnh nhân luôn tỉnh táo đã được các bác sĩ thực hiện nhiều năm qua. NBC cho biết vào năm 2017, các bác sĩ tại Đại học Rochester, New York đã thực hiện ca phẫu thuật não thành công cho một nhạc công saxophone khi loại bỏ một khối u lành tính mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chơi nhạc của anh.
Theo PLO