Lần đầu tiên Việt Nam mổ chữa bệnh cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ

Hai thai phụ mang song thai chung bánh rau cực kỳ phức tạp đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện phẫu thuật can thiệp trong buồng ối thành công. Đây là kỹ thuật cao nhất trong sản khoa và lần đầu tiên các bác sỹ Việt Nam thực hiện được…

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh thông tin đến báo chí về việc bệnh viện thực hiện thành công kỹ thuật cao nhất trong sản khoa hiện nay

Sáng nay, 7-10, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức họp báo công bố thông tin về việc bệnh viện này vừa trở thành cơ sở sản phụ khoa công lập đầu tiên của Việt Nam thực hiện can thiệp trong buồng ối.

Theo đó, chiều 4-10 vừa qua, kíp mổ gồm các giáo sư hàng đầu châu Âu (đến từ Pháp) và các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công 2 ca phẫu thuật trong buồng ối cho 2 sản phụ mang song thai chung bánh rau.

Ca thứ nhất là một sản phụ đang mang thai 23 tuần, song thai, vì chung bánh rau (chung nguồn dinh dưỡng) nên 2 thai truyền m.áu cho nhau, nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng: một thai nhận được nhiều m.áu quá sẽ phù não, phù các mô trong cơ thể, ngược lại thai nhận được ít m.áu hơn sẽ thiếu m.áu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận…

Ca thứ hai là một sản phụ ở Hưng Yên, cũng mang song thai chung bánh rau nhưng thời điểm nhập viện đã có biến chứng rất nặng: thai được truyền thiếu m.áu đã bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng kèm dị tật. Vì thế, với ca này, kíp mổ quyết định can thiệp cứu lấy một thai còn khỏe mạnh, vì thai còn lại nếu có cứu được cũng chắc chắn mang dị tật nặng nề sau này.

Hai ca mổ được thực hiện gối đầu, từ 15h đến khoảng 18h. Sau mổ 3 ngày, hiện sức khỏe của 2 sản phụ tốt, tình trạng các thai nhi đang được theo dõi tích cực và có thể khẳng định ca mổ đã thành công tốt đẹp.

Thai phụ vừa được can thiệp trong buồng ối vẫn đang nằm viện để theo dõi thai nhi

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh, y học bào thai là kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực sản khoa không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới, và kỹ thuật can thiệp bào thai lại là kỹ thuật cao nhất, hiện đại nhất trong y học bào thai hiện nay. Tại Việt Nam, trước đây, những thai phụ mắc các bệnh lý về bào thai phải chấp nhận hoặc thai nhi t.ử v.ong hoặc được chào đời thì cũng tật nguyền.

Với quan niệm bào thai cũng chính là một bệnh nhân và phải điều trị khi có vấn đề bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đề xuất Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử can thiệp trong buồng ối nhằm tăng cơ hội được cứu sống, điều trị cho các thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết, sau khi được phê duyệt, bệnh viện đã có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, cử các chuyên gia sang Pháp học tập, chuyển giao kinh nghiệm hàng năm trời tại Bệnh viện hàng đầu của nước này, đồng thời đầu tư phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể thực hiện các ca mổ khó, phức tạp nhất về sản khoa.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết thêm, với kỹ thuật can thiệp bào thai có thể can thiệp được ở hầu hết các cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi… Trước mắt, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ triển khai từng bước. Chi phí thực hiện kỹ thuật này trung bình khoảng 50 triệu đồng/ ca. 30 ca đầu tiên sẽ được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội miễn phí hoàn toàn.

Theo anninhthudo

Em bé được hiến tim phổi sau một cuộc phỏng vấn

ANH – Suốt 2 năm chờ đợi mỏi mòn trong danh sách chờ ghép tạng, Lilly Kendall có một cuộc nói chuyện trên truyền hình, một tuần sau có người hiến tạng.

Lilly Kendall mắc bệnh tim bẩm sinh, 3 tháng đầu đời trải qua trong bệnh viện. Lên 9 t.uổi, sức khỏe cô bé ngày càng xấu, phương pháp duy nhất để cứu sống Lilly là ghép cả tim lẫn phổi. C.ô b.é được đưa vào danh sách người cần hiến tạng để ghép. Có 16 người ở trong danh sách chờ ghép tạng, Lilly là một trong 5 em bé thuộc danh sách này. Cơ quan truyền m.áu và ghép tạng NHS (NHS BT) cho biết trong 5 năm qua ở Anh có 42 trẻ đã qua đời trong lúc chờ được hiến tim. Các bệnh nhân nhi thường phải chờ trong thời gian lâu gấp nhiều lần so với người lớn.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch cho tang lễ của con gái mình”, mẹ của Lilly là Catherine cho biết.

Hai năm sau, 11 t.uổi, Lilly và gia đình có một cuộc nói chuyện trên sóng truyền hình BBC Wales. Một tuần sau cuộc phỏng vấn, Lilly nhận được cuộc điện thoại thông báo có người hiến tim phổi để ghép cho em. Ngay sau đó, c.ô b.é được đưa đến bệnh viện Great Ormond Street và mất 7 giờ để hoàn thành thủ tục. Ca ghép tim phổi thành công.

Lilly giờ đây 12 t.uổi, đang trong quá trình phục hồi và đã trở lại trường học. Cô bé chia sẻ: “Cháu cảm thấy rất tuyệt vời và vô cùng hạnh phúc. Cháu sẽ không thể sống sót nếu không có trái tim và lá phổi từ người hiến tặng, chúng đã thực sự cứu cháu”.

Người mẹ cũng cho biết: “Những hơi thở đầu tiên của con tôi thật tuyệt vời. Tôi biết mọi thứ sẽ ổn”.

Lilly đang trong quá trình phục hồi để trở lại trường học. Ảnh: BBC.

Ở xứ Wales, từ tháng 12/2015 đến nay, những người trên 18 t.uổi được mặc định đồng ý hiến tạng sau khi c.hết, trừ khi họ không đồng ý. Đầu năm 2020, quy định này sẽ được áp dụng rộng ở Anh. T.rẻ e.m có thể tham gia Chương trình đăng ký hiến tạng của NHS ở bất cứ t.uổi nào, tuy nhiên việc lấy tạng được đăng ký hiến từ t.rẻ e.m sau khi c.hết vẫn phải có sự đồng ý của cha mẹ.

Năm 2018-2019, chỉ có 56 t.rẻ e.m hiến tạng ở Anh. Năm 2017 có 57 trường hợp và năm 2013-2014 có 55 t.rẻ e.m hiến tạng.

Tại Scotland, t.rẻ e.m trên 12 t.uổi có quyền tự quyết định việc hiến tạng của mình.

Hoài Thu

Theo BBC/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *