Lần đầu tiên vừa ghép gan vừa ghép thận cho một bệnh nhân

Ông M.S. (59 t.uổi, quốc tịch Lào) phát hiện mắc bệnh suy thận mãn tính kèm theo xơ gan từ tháng 4/2019. May mắn, vào lúc bệnh trở nên nguy kịch, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhận được tạng hiến, nhờ đó, ông M.S được cứu sống.

Ca phẫu thuật đầu tiên ghép đồng thời gan và thận cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: BVCC)

Ông M.S. có t.iền sử bệnh đái tháo đường và cao huyết áp. Khi tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để điều trị, tình trạng bệnh của ông M.S đã chuyển nặng: Suy cả gan và thận, phải chạy thận chu kỳ, đã xuất huyết tiêu hóa 2 lần phải điều trị nội khoa, xơ gan nặng. Ông được chỉ định phải ghép cả gan và thận.

Trước tình trạng bệnh phức tạp của ông M.S, GS.TS. Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – đã trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật vào ngày 17/12, quyết định sẽ ghép đồng thời cả gan và thận cho ông M.S để tránh các nguy cơ của 2 cuộc mổ liên tiếp.

Ông M.S. cũng là bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện được phẫu thuật ghép gan và thận đồng thời.

Ca mổ diễn ra trong 12 giờ đồng hồ, với sự tham gia của gần 100 chuyên gia trong lĩnh vực ghép tạng. Các bác sĩ thực hiện lọc m.áu liên tục để thay thế cho quả thận đã bị suy chức năng của ông H. để duy trì sức khỏe cơ thể cho ông và thực hiện ghép gan, thận thuận lợi. Tới 21h ngày 17/12, ca mổ thành công, gan và thận mới ghép đã hoạt động.

Hiện, người bệnh tự thở, các chức năng gan và thận đã dần phục hồi, tiếp tục được chăm sóc tại Bệnh viện.

TS. Nguyễn Quang Nghĩa – Giám đốc Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đ.ánh giá, ghép đồng thời gan và thận là một kỹ thuật khó trong lĩnh vực ghép tạng, thời gian mổ kéo dài. Không chỉ đòi hỏi bác sĩ phải có đủ kinh nghiệm trong ghép gan và thận, ca phẫu thuật còn đòi hỏi sử dụng các kỹ thuật phức tạp, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm bác sĩ.

Vì sự khó khăn, phức tạp nên ban đầu, các bác sĩ dự định sẽ ghép từng tạng một. Nhưng rồi, bằng kinh nghiệm và trình độ tay nghề đã được thử thách qua nhiều ca ghép tạng, đặc biệt là có sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia ngoại khoa hàng đầu như PGS. Nguyễn Tiến Quyết, GS. Trần Bình Giang, nên sau khi hội chẩn kỹ càng, các bác sĩ đã quyết định ghép cả 2 tạng cùng lúc. Việc này giúp cho bệnh nhân bớt ra m.áu hơn, cũng như giảm đau hơn.

“Thành công bước đầu của ca ghép đã chứng minh trình độ của ngành ghép tạng Việt Nam nói chung và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói riêng, đã đạt tầm cao mới, có thể sánh với các trung tâm ghép tạng lơn trên thế giới” – TS. Nguyễn Quang Nghĩa cho biết.

Theo viettimes

Cả nước đã thực hiện hơn 4.600 ca ghép tạng

Theo Hội Ghép tạng Việt Nam cho biết, số ca được ghép tạng tại Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 4 năm gần đây.

Cụ thể, tính đến tháng 9-2019, cả nước đã thực hiện được hơn 4.600 ca ghép tạng, trong đó ghép thận gần 4.000 ca, ghép tủy hơn 500 ca, còn lại là ghép gan, ghép tim, phổi và các loại mô tạng khác. Riêng năm 2019, tổng số ca ghép tạng là hơn 520 ca.

Tính đến tháng 9-2019, cả nước đã thực hiện được hơn 4.600 ca ghép tạng.

Tuy nhiên, phần lớn số ca ghép này là từ người cho sống. Hiện nay, rất nhiều người bệnh vẫn đang mòn mỏi chờ đợi tạng hiến để được ghép.

Được biết, đến nay Việt Nam có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Ngoài ra, hiện cả nước đã có hơn 30.000 người đăng ký hiến tạng, tăng 10.000 người so với thời điểm cuối năm 2018.

Hải Châu

Theo cand

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *