Lao thận có nguy hiểm không?

Hỏi: Thời gian gần đây tôi bị đi tiểu khó và buốt, nước tiểu màu đỏ như có lẫn m.áu. Quá lo lắng, tôi đi khám và được biết bị lao thận, xin bác sỹ cho biết bệnh có nguy hiểm không?

Ảnh minh họa

Trả lời: Lao thận là tổn thương nhu mô một trong hai quả thận. Nguyên nhân của lao thận là do vi khuẩn lao từ phổi hoặc từ ruột, xương, hạch bạch huyết… tới thận, gây lao thận, làm tổn thương nhu mô một trong hai quả thận. Mới đầu, vi khuẩn làm tổn thương nhu mô thận, sau vào đài, bể thận. Từ nơi này, trực khuẩn lao lan ra hệ tiết niệu và s.inh d.ục.

Bệnh khởi đầu yên lặng nên ở giai đoạn sớm, chưa thể biết tổn thương lao đã vào tới đài, bể thận. Ở thời kỳ toàn phát sẽ có các triệu chứng như luôn tiểu dắt, nhiều về đêm, mỗi lần chỉ đi vài giọt, không thành tia… mặc dù người bệnh cố hết sức rặn. Người bệnh tiểu buốt vào cuối bãi, cảm giác buốt còn lan ra vùng tiết niệu, lan lên trên và lan xuống dưới hai đùi… Người bệnh thường xuyên tiểu đục và tiểu có m.áu.

Bệnh diễn biến rất lâu, từ bị lao một thận chuyển sang lao hai thận. Thận sẽ bị ứ nước do hẹp, tắc niệu quản, bể thận. Lao lan sang các bộ phận s.inh d.ục lân cận như túi tinh, mào t.inh h.oàn, ống dẫn trứng hay các cơ quan khác như màng não. Bệnh lao hiện đã được điều trị rất hiệu quả, bác đã phát hiện bệnh rồi cần được nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và điều trị thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Sốt 10 ngày liên tục không đỡ, nam thanh niên phát hiện bị lao màng não

Nam thanh niên được đưa đến bệnh viện cấp cứu do sốt nhiều ngày liên tục, dù tự uống thuốc nhưng không đỡ. Kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện anh bị lao màng não.

Bệnh nhân được theo dõi điều trị lao màng não tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh: PN Online

Ngày 1/10, thông tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân H.V.L. (27 t.uổi, quê Cần Thơ) bị viêm màng não và nhồi m.áu não rải rác do vi khuẩn lao tấn công.

Được biết, anh L. hiện đang làm việc tại Bình Dương. Trước đó, anh L. bỗng sốt liên tục 10 ngày, tự mua thuốc uống tại nhà nhưng không bớt. Sau đó, anh L. được đưa đến Bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu.

Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị rối loạn tri giác nặng và nhận định bệnh nhân có thể bị viêm màng não, cho chỉ định chọc dịch não tủy. Kết quả chụp MRI (cộng hưởng từ) sọ não cho thấy bệnh nhân bị viêm màng não và nhồi m.áu não rải rác, chẩn đoán ban đầu bệnh nhân bị lao màng não.

Sau 2 tuần điều trị, tri giác bệnh nhân có cải thiện rõ, hết sốt, gọi hỏi có đáp ứng, thực hiện được một số y lệnh đơn giản, được rút ống sonde dạ dày, có thể tự mình ăn uống. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, được xuất viện về nhà, đồng thời được hướng dẫn thủ tục để tiếp tục điều trị lao tại tổ chống lao địa phương.

Trao đổi với PN Online, bác sĩ Phạm Đỗ Thanh Tuấn – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết trường hợp anh L. là một trong các trường hợp được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Mặc dù tình hình hiện tại đã ổn định và được xuất viện nhưng bệnh nhân vẫn phải liên tục điều trị kéo dài 12 tháng để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn, tránh được tình trạng kháng thuốc.

Theo bác sĩ Tuấn, lao màng não xảy ra do trực khuẩn lao gây ra ở não và màng não con người. Đây là một bệnh cảnh lao hệ thần kinh được xếp vào nhóm lao nặng do diễn tiến và đáp ứng điều trị khó lường trước được.

Tuy tỷ lệ lao màng não hiếm xảy ra, chỉ khoảng 5% trong số các bệnh lao nhưng ra tỉ lệ t.ử v.ong có thể tới 70%, để lại nhiều di chứng thần kinh không hồi phục như: sống đời thực vật, bị động kinh, bị mù, liệt vĩnh viễn…

Bác sĩ Tuấn cho rằng việc chẩn đoán sớm lao màng não rất khó do bệnh cảnh lâm sàng thay đổi và không đặc hiệu nên chỉ có khoảng 36% bệnh nhân được chẩn đoán và 6% được điều trị ngay lập tức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *