Liệt mềm toàn thân do biến chứng sau nhiễm vi rút Adeno

Bệnh viện (BV) Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa ghi nhận bệnh nhi (BN) 2 t.uổi bị biến chứng rất nặng sau nhiễm vi rút Adeno ( Adenovirus).

BN là Đ.V.T (ở Phú Thọ) được chuyển từ BV Nhi T.Ư (Hà Nội) về điều trị tại BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ với chẩn đoán n.hiễm t.rùng huyết, nhiễm nấm Candidas tiết niệu, di chứng viêm não sau nhiễm vi rút Adeno ( liệt mềm toàn thân), suy hô hấp độ 3.

Theo gia đình BN, trước nhập viện, b.é t.rai này hoàn toàn khỏe mạnh và khởi phát bệnh với triệu chứng ban đầu là sốt cao kéo dài, đi ngoài phân lỏng (9 – 10 lần/ngày), nôn nhiều (2 – 3 lần/ngày). Kết quả xét nghiệm PCR tại BV Nhi T.Ư xác định BN nhiễm vi rút Adeno. Lúc này, BN có các cơn co giật kéo dài khoảng 10 phút. Sau co giật, trẻ không tỉnh lại, giảm ý thức và bắt đầu có tình trạng yếu liệt chân tay 2 bên. BN được điều trị an thần, thở máy kết hợp kháng sinh liều cao, điều trị viêm não, màng não, chống phù não, tăng áp lực nội sọ.

Một bệnh nhi nhiễm Adenovirus điều trị tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi T.Ư. Ảnh LÊ HIẾU

Sau đợt điều trị tại BV Nhi T.Ư, tình trạng của trẻ ổn định hơn nhưng di chứng của viêm màng não sau nhiễm vi rút Adeno khiến BN bị liệt mềm toàn thân, cần rất nhiều thời gian để cải thiện.

Hiện BN đang tiếp tục được điều trị tại BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ với phác đồ an thần thở máy, truyền albumin, truyền m.áu kết hợp sử dụng kháng sinh.

Theo BS Dương Thị Hồng Ngọc, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trong trường hợp trẻ được chẩn đoán nhiễm vi rút Adeno mức độ nhẹ với các biểu hiện như: sốt cao, ho ít kèm một số biểu hiện của đường hô hấp trên, gia đình có thể theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của BS tại nhà.

Tuy nhiên, nếu trẻ có xuất hiện một số triệu chứng nặng như: sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt; viêm kết mạc mắt, đau mắt hoặc có vấn đề về thị lực; nôn mửa, tiêu chảy, hoặc có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, mệt mỏi, tiểu ít…, gia đình cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng gây ra biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Người phụ nữ nhập viện, biến chứng nặng vì kiêng tắm

Dù thời tiết lạnh, mọi người vẫn cần chú ý việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt là người có bệnh lý nền.

Biến chứng vì lười tắm mùa lạnh

Khi thời tiết lạnh, rất nhiều người ngại ra ngoài đường và không ít người còn xuất hiện tâm lý lười tắm, kiêng tắm vì sợ rét, lo bị cảm lạnh… Đa số mọi người nghĩ rằng không tắm một vài hôm cũng không sao. Điều này là một sai lầm, vì trong mùa đông, việc không tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh thân thể hàng ngày sẽ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.

ThS.BS Đoàn Thị Anh Đào – Phó trưởng khoa Nội (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, quá trình thăm khám, bác sĩ hay gặp trường hợp bệnh nhân sợ tắm khi mùa đông đến, thậm chí cả trong hè. “Có bệnh nhân vào viện, dù bác sĩ luôn dặn dò vệ sinh cá nhân hàng ngày nhưng 3-4 ngày sau vẫn hỏi bác sĩ có được tắm rửa không. Khi hỏi, bệnh nhân cho rằng mùa đông lạnh, đang uống thuốc, bị bệnh nên kiêng tắm”, bác sĩ Đào chia sẻ.

Bác sĩ Đào cho biết càng những người có bệnh lý nền càng nên vệ sinh sạch sẽ trong mùa lạnh. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Đào đã gặp trường hợp bệnh nhân có t.iền sử mắc bệnh tiểu đường và phổi tắc nghẽn mãn tính, nhập viện trong tình trạng bị biến chứng vì kiêng tắm. Theo chia sẻ của bệnh nhân, do thời tiết lạnh nên bệnh nhân ngại tắm và cho rằng “không tắm vài hôm không chết”, nhưng tắm sẽ bị nhiễm lạnh, làm bệnh càng nặng thêm.

Đến khi thấy mệt mỏi, khó thở, bệnh nhân được gia đình đưa vào viện thì phát hiện da ở vùng chân tóc bị viêm nhiễm nặng. Nguyên nhân là bệnh nhân đang bị đái tháo đường, đường huyết tăng, xong không vệ sinh cơ thể nên vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.

“Trường hợp này ngoài tập trung điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, các bác sĩ còn phải điều trị nhiễm khuẩn ngoài da. Do đường huyết bệnh nhân không cải thiện, vì thế đã tạo nên vòng xoáy bệnh tật, bệnh nọ kéo theo bệnh kia, rất khó khăn trong quá trình điều trị”, bác sĩ Anh Đào cho hay.

Tắm sao cho đúng và điều cần tránh khi tắm mùa đông

Không chỉ người có bệnh nền, người khỏe mạnh cũng dễ ảnh hưởng sức khỏe khi không tắm gội sạch sẽ trong mùa lạnh. Cụ thể, khi không tắm hàng ngày, người sẽ ngứa ngáy, khó chịu, da đầu xuất hiện nhiều gàu gây ngứa và thường mọi người sẽ có phản xạ tự nhiên là gãi, gây xước da. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Nhất là chị em phụ nữ, nếu không tắm, vệ sinh sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như viêm nhiễm “vùng kín”.

Bác sĩ Anh Đào tư vấn mùa đông vẫn nên duy trì tắm thường xuyên, nhưng cần lưu ý một số điểm. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Đào tư vấn, trong mùa đông, mọi người tốt nhất vẫn nên tắm 1 lần/ngày. Thời điểm tắm gội hợp lý nhất là buổi trưa hoặc cuối giờ chiều, khi có ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng tự nhiên. Nên tắm gội bằng nước ấm, ở trong phòng kín. Trước khi ra khỏi phòng tắm cần lau khô người, mặc quần áo giữ ấm cơ thể.

Cần làm khô tóc nếu gội đầu, kể cả nam giới cũng cần sấy khô tóc. Rất nhiều người chủ quan cho rằng nam giới tóc ngắn nhanh khô không cần sấy, nhưng để tóc ướt rất nguy hiểm, dễ gây cảm lạnh, đau đầu.

Bác sĩ Anh Đào chỉ ra một số sai lầm thường gặp khi tắm gội trong mùa đông mọi người nên tránh:

– Không tắm ngay khi hoạt động thể lực, người vẫn đang có mồ hôi bởi khi đó thân nhiệt thay đổi đột ngột, tắm có thể gây đột quỵ.

– Không tắm quá muộn, vì mùa đông thường càng muộn nhiệt độ càng xuống thấp.

– Không tắm vào buổi sáng sớm vì ngoài nhiệt độ thấp thì cơ thể mới trong chăn ấm ra, tắm ngay sẽ thay đổi thân nhiệt đột ngột, gây nguy hiểm.

– Khi tắm không nên gội đầu trước, để cơ thể làm quen với nước trước, sau đó tắm rồi mới gội đầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *