Một số nghiên cứu cho thấy trong não người tồn tại một hệ vi sinh vật riêng. Khám phá mới này mở ra cơ hội cho những lựa chọn trị liệu tiềm năng mới cho các bệnh về não như bệnh Alzheimer.
Một số nghiên cứu cho rằng có sự tồn tại của hệ vi sinh vật sống trong não người. (Nguồn: Brainline.org)
Ý tưởng cho rằng trong bộ não có hệ vi sinh vật đã từng được nêu ra lần đầu tiên vào năm 2013 nhưng không nhận được nhiều sự chú ý của giới khoa học.
Điều này chủ yếu là do niềm tin lâu đời rằng não là một cơ quan vô trùng, được bảo vệ khỏi phần còn lại của cơ thể và khỏi các tác nhân gây hại đang lưu thông trong m.áu của chúng ta.
Các hệ vi sinh vật đã được phát hiện sống trên cơ thể người và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Miệng, khoang mũi, da và da đầu đều có hệ vi sinh vật độc đáo riêng. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng trong não cũng có hệ vi sinh vật riêng.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Edinburgh (Anh) đã so sánh bộ não của những người mắc bệnh Alzheimer với bộ não khỏe mạnh. Họ phát hiện ra rằng trong bộ não của người mắc bệnh Alzheimer có nhiều vi khuẩn và nấm ký sinh hơn người khỏe mạnh.
Điều ngạc nhiên là ngay trong bộ não khỏe mạnh, các nhà khoa học vẫn tìm thấy một số loài nấm, vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Hệ vi sinh vật sống trong não người được phát hiện có số lượng nhỏ, tương đương khoảng 20% số vi sinh vật sống trong đường ruột.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế mà các vi sinh vật có thể xâm nhập vào não. Một giả thuyết cho rằng, các bệnh về miệng như bệnh nướu răng hoặc sâu răng, gây tổn thương mô có thể đã cho phép các vi khuẩn có trong miệng di chuyển lên não thông qua hệ thống thần kinh.
Điều đáng lưu ý là vi khuẩn sống trong miệng có thể tạo ra protein amyloid. Đây là một loại protein được tìm thấy ở những người mắc bệnh Alzheimer. Điều này có nghĩa là vi khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào não và gây bệnh.
Tương tự như ở hệ vi sinh vật đường ruột, sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn sống trong não có thể dẫn đến bệnh tật. Giới khoa học nhận định, khám phá này mở ra cơ hội cho những lựa chọn trị liệu tiềm năng mới cho các bệnh về não như bệnh Alzheimer.
Đồ ăn rơi xuống đất 5 giây có còn an toàn?
Nhiều người cho rằng, thực phẩm rơi xuống sàn vẫn có thể ăn được nếu chúng ta nhặt lên trong vòng 5 giây.
Song, đây là quan niệm sai lầm.
Tiêu thụ thực phẩm từ sàn nhà làm tăng nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn. Ảnh minh họa.
Nhiều người cho rằng, thực phẩm rơi xuống sàn vẫn có thể ăn được nếu chúng ta nhặt lên trong vòng 5 giây. Song, theo các chuyên gia, đây là quan niệm sai lầm. Thực tế, vi khuẩn có thể làm ô nhiễm thực phẩm trong vòng chưa đầy một giây.
Huyền thoại “quy tắc 5 giây” bị phá vỡ
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, Tiến sĩ Palaniappan Pal (Mỹ) nhấn mạnh, thức ăn rơi xuống sàn có thể bị ô nhiễm bởi nhiều loại vi khuẩn, bất kể chúng ta nhặt nó lên nhanh đến mức nào.
Một nghiên cứu năm 2016 từ Đại học Rutgers xác nhận rằng, vi khuẩn có thể làm ô nhiễm thực phẩm trong vòng chưa đầy một giây khi tiếp xúc với sàn nhà.
Hậu quả của việc ăn thực phẩm nhặt lên từ sàn nhà
Ngộ độc thực phẩm: Tiêu thụ thực phẩm từ sàn nhà làm tăng nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn. Từ đó, dẫn đến các bệnh như ngộ độc thực phẩm.
N.hiễm t.rùng đường tiêu hóa: Các vi khuẩn như E. coli, Salmonella và Staphylococcus Aureus hiện diện trên sàn nhà có thể gây n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa khi nuốt phải.
Khó chịu về tiêu hóa: Ăn thức ăn từ bề mặt không vệ sinh có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, dẫn đến khó chịu, đầy hơi và tiêu chảy.
Tăng nguy cơ mắc bệnh: Tiếp xúc với vi khuẩn có hại từ sàn nhà làm tăng khả năng phát triển các bệnh và n.hiễm t.rùng khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Vi khuẩn và vi sinh vật có hại có thể làm ô nhiễm thực phẩm rất nhanh.
Vi khuẩn có hại có thể làm ô nhiễm thực phẩm nhanh đến mức nào?
Vi khuẩn và vi sinh vật có hại có thể làm ô nhiễm thực phẩm rất nhanh, thường chỉ trong vài giây sau khi tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn như E. coli, Salmonella và Staphylococcus Aureus có thể truyền sang thực phẩm gần như ngay lập tức khi tiếp xúc với bề mặt như mặt bàn, sàn nhà hoặc đồ dùng.
Các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ và kết cấu bề mặt có thể ảnh hưởng đến tốc độ truyền vi khuẩn. Vì vậy, điều cần thiết là phải xử lý thực phẩm một cách an toàn, giữ bề mặt sạch sẽ và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Từ đó, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại và đảm bảo an toàn thực phẩm.