Liệu pháp “đóng băng” giúp cứu sống bệnh nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, các bác sĩ sử dụng liệu pháp “đóng băng” để cứu những bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị đặc biệt này phải là người rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh và không có cách điều trị nào khác.

Bảo vệ và hồi sức khẩn cấp

BS. Samuel Tisherman – Trường Y Đại học Maryland (Mỹ) cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã đưa một bệnh nhân (BN) vào trạng thái “đóng băng”. Kỹ thuật này có tên gọi Bảo vệ và hồi sức khẩn cấp (EPR), được áp dụng tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Baltimore), dành cho các BN được đưa đến cấp cứu vì bị chấn thương nghiêm trọng như trúng đạn hoặc b.ị đ.âm dao. Các BN này thường mất hơn một nửa lượng m.áu trong cơ thể và rơi vào tình trạng trụy tim.

Trong trường hợp này, các bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp trong vòng vài phút và BN chỉ có chưa đầy 5% cơ hội sống sót. Với phương pháp EPR, các bác sĩ rút sạch m.áu của BN, thay thế bằng “ nước muối đông lạnh”. Khi đó, nhiệt độ cơ thể của BN hạ xuống 10-15 độ C, hoạt động não ngừng hoàn toàn. Một khi quá trình này hoàn tất, BN được đưa về phòng hồi sức, làm ấm cơ thể, kích cho tim đ.ập trở lại. Tisherman nói, ông dự kiến sẽ công bố toàn bộ thí nghiệm vào cuối năm 2020. Thử nghiệm của Tisherman và các cộng sự dựa trên nguyên tắc nhiệt độ càng giảm thì quá trình trao đổi chất của cơ thể càng chậm.

Ở nhiệt độ cơ thể 37 độ C, các tế bào cần ôxy liên tục để tạo ra năng lượng sống. Một khi tim ngừng đ.ập, não bộ chỉ có thể duy trì được 5 phút trước khi các tổn thương xảy ra. Với phương pháp giảm nhiệt độ cơ thể xuống mức đáng kể, não bộ và các tế bào gần như ngừng hoàn toàn các phản ứng hóa học, từ đó cần lượng ôxy ít hơn.

BN rơi vào trạng thái c.hết lâm sàng tạm thời. EPR có tác dụng chặn đứng tình trạng mất m.áu và nguy cơ trụy tim. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm vài giờ để phẫu thuật xử lý các chấn thương của BN thay vì vài phút. Nghe có vẻ là một phương pháp trị liệu hoàn hảo, nhưng EPR vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Với việc bơm nước muối đông lạnh vào cơ thể, các mô cơ của BN có thể bị thiếu hụt ôxy trong một thời gian dài, gây ra tác dụng phụ. Rủi ro khác là không ai biết BN có thể “đóng băng” trong bao lâu. Khi được hồi sức trở lại, các tế bào có thể bị tổn thương vì nhiều lý do. “Chúng tôi có các phương án đối phó, nhưng chưa lường hết các rủi ro”, Tisherman thừa nhận. Nếu có thể khắc phục những rủi ro và được áp dụng rộng rãi, liệu pháp EPR sẽ là một bước tiến lớn của y học.

Giám đốc điều hành của Alcor, ông Max More trong phòng bảo quản lạnh.

Thông thường, các ca phẫu thuật chấn thương nghiêm trọng thất bại vì áp lực thời gian đối với bác sĩ chứ không hoàn toàn do độ nguy hiểm của vết thương. EPR có thể giải quyết được vấn đề này và giúp các bác sĩ có thêm nhiều thời gian để phản ứng với tình huống khó khăn. EPR là công trình nghiên cứu lớn của BS. Samuel Tisherman. Ban đầu, ông nhận thấy những hạn chế trong việc cấp cứu các nạn nhân bị chấn thương nghiêm trọng vì đa phần cơ sở y tế hiện đại ở Mỹ cách quá xa các khu dân cư. Do đó, BS. Tisherman dành gần như cả sự nghiệp để nghiên cứu EPR và đến nay, ca phẫu thuật đầu tiên bằng cách “đóng băng” BN đã được áp dụng vào thực tế.

Dịch vụ làm đông lạnh cơ thể người c.hết để chờ hồi sinh

Gần 1.000 người trên thế giới đã chọn cách bảo quản lạnh cơ thể sau khi c.hết để chờ cơ hội tái sinh trong tương lai. Để chuẩn bị cho cái c.hết, nhiều người lên kế hoạch xử lý h.ài c.ốt của mình dưới nhiều hình thức khác nhau, một số người chọn những chiếc quan tài, số khác có dự định hỏa táng và tro của họ sẽ được rải tại một số địa điểm đặc biệt, thậm chí chuyển thành đĩa than. Tuy nhiên, với vài trăm nghìn đô-la, nhiều người có thể làm đông lạnh cơ thể với hy vọng hồi sinh nhờ tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong tương lai.

Một trong những cơ sở lớn nhất thế giới cung cấp dịch vụ làm đông lạnh người c.hết là Tổ chức kéo dài cuộc sống Alcor ở bang Arizona, Mỹ. Hiện nay, có gần 1.000 người đăng ký tham gia dịch vụ này. Chi phí bảo quản là 80.000USD cho riêng phần não và 200.000USD cho toàn bộ cơ thể.

“Y học hiện đại có thể chữa khỏi nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo mà cách đây 50 năm các bác sĩ phải bó tay. Phương pháp làm đông lạnh cơ thể cũng tương tự như vậy, nó giống như một liều thuốc cấp cứu giúp cơ thể không trở nên tồi tệ hơn, các tế bào không bị phân rã để đợi kỹ thuật tiên tiến trong tương lai khắc phục vấn đề đó”, ông Max More – Giám đốc Alcor cho biết.

Alcor duy trì danh sách các thành viên có sức khỏe yếu kém và sẽ cử một đội phản ứng nhanh khi họ có dấu hiệu sắp qua đời. Nếu một người c.hết đột ngột, quá trình bảo quản có thể bị trì hoãn hàng giờ, thậm chí nhiều ngày sau khi c.hết. Càng để lâu, các tế bào bị hư hại nhiều hơn dẫn tới khó khăn trong việc hồi sinh BN sau này. Khi “khách hàng” đã c.hết về mặt pháp y, nhân viên Alcor chuyển họ lên giường lạnh và dùng thiết bị hồi sức tim phổi làm cho m.áu lưu thông khắp cơ thể một lần nữa. Sau đó, họ sử dụng 16 loại thuốc khác nhau để giúp cho tế bào không bị hư tổn sau khi c.hết trước khi rút hết m.áu và dịch cơ thể rồi bơm chất lỏng bảo vệ nội tạng vào thay thế.

Cuối cùng, các nhân viên tiến hành làm lạnh t.hi t.hể 0,5 độ C mỗi giờ cho đến khi đạt tới nhiệt độ của nitơ lỏng -160 độ C sau 2 tuần. Tiếp đó, họ cho các t.hi t.hể vào tủ đông lạnh hình trụ trong tư thế đầu lộn xuống. Trong những ngày đầu của quá trình làm lạnh, gia đình và bạn bè phải chi trả t.iền cho việc duy trì, bảo quản cơ thể người thân của mình.

Tuy nhiên, các công ty cung cấp dịch vụ này hiện tại đòi hỏi BN phải trả t.iền trước và số t.iền thường có nguồn gốc từ t.iền bảo hiểm nhân thọ của BN. “Phương pháp trên không dành riêng cho những người giàu có, bất cứ ai có khoản t.iền bảo hiểm đủ lớn cũng có thể sử dụng dịch vụ”, Max More nói. Một số ngôi sao nổi tiếng như Britney Spears, Simon Cowell và Larry King cũng tham gia đăng ký dịch vụ trên với hy vọng một ngày nào đó sẽ có cơ hội tái sinh sau khi qua đời.

Minh Nguyễn

Theo newscientist, nbcnews/SK&ĐS

Phương pháp ‘đóng băng’ lần đầu tiên được áp dụng ở người

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, các bác sĩ sử dụng liệu pháp “đóng băng” (suspended animation) để cứu những bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng.

Theo tạp chí New Scientist, bác sĩ Samuel Tisherman thuộc Trường Y Đại học Maryland (Mỹ) cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã đưa một bệnh nhân vào trạng thái “đóng băng”. “Chúng tôi có cảm giác rất kỳ dị khi lần đầu áp dụng phương pháp này”, bác sĩ Tisherman kể.

Kỹ thuật này có tên gọi Bảo vệ và hồi sức khẩn cấp (EPR), được áp dụng tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Baltimore), dành cho các bệnh nhân được đưa đến cấp cứu vì bị chấn thương nghiêm trọng như trúng đạn hoặc b.ị đ.âm dao.

Các bệnh nhân này thường mất hơn một nửa lượng m.áu trong cơ thể và rơi vào tình trạng trụy tim. Trong trường hợp này, các bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp trong vòng vài phút và bệnh nhân chỉ có chưa đầy 5% cơ hội sống sót.

Liệu pháp “đóng băng” giúp các bác sĩ có thêm thời gian cứu sống người bệnh. Ảnh: Engadget.

Với phương pháp EPR, các bác sĩ rút sạch m.áu của bệnh nhân, thay thế bằng “nước muối đông lạnh”. Khi đó, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân hạ xuống 10-15 độ C, hoạt động não ngừng hoàn toàn.

Bệnh nhân rơi vào trạng thái c.hết lâm sàng tạm thời. EPR có tác dụng chặn đứng tình trạng mất m.áu và nguy cơ trụy tim. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm vài giờ để phẫu thuật xử lý các chấn thương của bệnh nhân thay vì vài phút.

Nghe có vẻ là một phương pháp trị liệu hoàn hảo, nhưng EPR vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Với việc bơm nước muối đông lạnh vào cơ thể, các mô cơ của bệnh nhân có thể bị thiếu hụt oxy trong một thời gian dài, gây ra tác dụng phụ.

Nếu có thể khắc phục những rủi ro và được áp dụng rộng rãi, liệu pháp EPR sẽ là một bước tiến lớn của y học. Thông thường, các ca phẫu thuật chấn thương nghiêm trọng thất bại vì áp lực thời gian đối với bác sĩ chứ không hoàn toàn do độ nguy hiểm của vết thương.

Nếu liệu pháp EPR được áp dụng rộng rãi, rất nhiều bệnh nhân sẽ được cứu sống. Ảnh: New Scientist.

EPR có thể giải quyết được vấn đề này và giúp các bác sĩ có thêm nhiều thời gian để phản ứng với tình huống khó khăn.

EPR là công trình nghiên cứu lớn của bác sĩ Samuel Tisherman. Ban đầu, ông nhận thấy những hạn chế trong việc cấp cứu các nạn nhân bị chấn thương nghiêm trọng vì đa phần cơ sở y tế hiện đại ở Mỹ cách quá xa các khu dân cư.

Do đó, bác sĩ Tisherman dành gần như cả sự nghiệp để nghiên cứu EPR và đến nay ca phẫu thuật đầu tiên bằng cách “đóng băng” bệnh nhân đã được áp dụng vào thực tế.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *