Phương Thành, cố họa sĩ bậc thầy Trung Quốc hưởng thọ hơn 100 t.uổi, tiết lộ bí quyết để khỏe mạnh: “ bận rộn”.
Sinh thời, t.uổi cao niên nhưng ông vẫn miệt mài với những sáng tác, những ý tưởng nhạy bén. Ở t.uổi 93, ông cập nhật trang cá nhân hàng ngày. Nhiều người hỏi bí quyết gì để có sức khỏe tốt đến vậy, ông đã làm thơ để trả lời họ.
Bài thơ đại ý cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, ngày ngày đạp xe, vẽ tranh, viết văn, việc chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào một từ: Bận rộn.
Bận rộn viết lách, nuôi chim chóc, câu cá, tay chân hoạt động, trái tim còn đ.ập… là cách để cơ thể khỏe mạnh, Phương Thành lý giải.
Kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa Bối Duật Minh, người thiết kế Kim tự tháp thủy tinh Louvre… qua đời tháng 5/2019, hưởng thọ 102 t.uổi. Thời điểm 90 t.uổi, ông vẫn làm việc không mệt mỏi để thiết kế Bảo tàng Tô Châu. Công việc đem lại niềm vui, ông thậm chí ở bảo tàng hơn 8 tiếng mỗi ngày và xem xét cẩn thận từng chi tiết nhỏ.
Kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa Bối Duật Minh, người thiết kế bảo tàng kính Louvre, qua đời năm 102 t.uổi. Ảnh: Britannica.
Cố họa sĩ lừng danh Trung Quốc Tề Bạch Thạch cũng là một người tin vào nguyên lý bận rộn. Tín ngưỡng của ông là: “Đừng để một ngày nhàn rỗi”.
T.uổi thọ của những nhân vật bậc thầy này khiến cho nhiều người ghen tị, tuy nhiên ít ai biết họ đều lấy bận rộn là liều thuốc để sống lâu.
Một người kể câu chuyện của cha mẹ mình: “Bố tôi là người hoạt bát, chịu khó việc nhà, không những lo đưa đón cháu mà còn là người mua thức ăn, nấu ăn trong nhà, mẹ tôi từ lúc nghỉ hưu chỉ ngày ngày xem tivi. Ai cũng khen mẹ tôi sướng, nhưng mẹ bảo: Chẳng thoải mái. Từ lúc nghỉ hưu, mẹ cả ngày ít cười, trông bơ phờ, dù chẳng ốm đau gì. Có lúc mẹ còn than thở rằng cảm thấy con cái không còn coi trọng mình. Rồi bố tôi bị thương ở chân, không đi lại được, phải ngồi một chỗ. Mẹ trở thành người xoay việc nhà chính. Mẹ nấu ăn, dọn dẹp, gọi thợ sửa điện, sửa nước, nấu các món ngon cho lũ cháu khi chúng trở về nhà… Bận rộn nhưng tinh thần mẹ tôi tốt hơn trước rất nhiều, khuôn mặt hồng hào, không còn nhăn nhó. Quả thực bận rộn là liều thuốc tốt để điều trị mọi thứ”.
Làm thế nào để khiến mình luôn bận rộn?
– Dậy sớm đúng giờ, không “ngủ nướng”
Nhìn vào thói quen sinh hoạt của những người trường thọ, có thể thấy chẳng ai ngủ muộn, lối sống của họ rất đều đặn, khoa học. Khi dậy sớm, thời gian buổi sáng giúp bạn làm được nhiều công việc hữu ích, đơn giản như tập luyện ở công viên, ăn sáng…
– Ra ngoài đi dạo thay vì giam mình ở nhà để bản thân buồn chán
Cuộc sống với chỉ 4 bức tường sẽ khiến bạn mệt mỏi. Nếu muốn có những phút vui vẻ, thoải mái, nên ra ngoài đi dạo. Bạn có thể vận động một chút để cơ thể được đổ mồ hôi.
– Tham gia các hoạt động cộng đồng
Các hoạt động xã hội, đơn giản như tương tác với bạn bè, hay xây dựng mối quan hệ mới với mọi người xung quanh sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều tương tác và thu nạp nhiều cảm xúc thú vị. Nhờ thế, cuộc sống của bạn phong phú hơn.
– Chăm sóc cho cơ thể, hình thức
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln từng nói: “Trước t.uổi 40, ngoại hình là do cha mẹ ban cho. Nhưng sau t.uổi 40, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về ngoại hình của mình”. Khi bạn chăm chút cho ngoại hình nhiều hơn, bạn sẽ tự tin hơn khi tương tác với mọi người.
– Duy trì thói quen đọc sách, học và đi du lịch
Ở t.uổi nào, việc học hỏi và tích lũy kiến thức, hiểu biết cũng vô cùng quan trọng, nhờ thế bạn có chủ kiến, hiểu biết riêng cho mọi vấn đề và không bị thụ động. Nhờ có những kiến thức mới mẻ, bạn cũng sẽ trở nên tự tin và năng động hơn.
– Duy trì tập thể dục, thể thao
Sức khỏe thể chất là nền tảng cho một tinh thần khỏe mạnh, vì thế bạn càng cần phải duy trì việc tập luyện, để bản thân luôn toát ra sức sống từ nội tâm, tới hình thức.
– Tư duy trẻ
Những người có đầu óc cầu tiến, tư duy trẻ sẽ không ngại ngần nắm bắt những điều mới mẻ và học hỏi những kiến thức mới, giống như một miếng bọt biển.
Mọi người có thể thấy các nếp nhăn trên vầng trán bạn, nhưng điều khiến cho bạn trở nên thu hút chính là khuôn mặt rạng rỡ, trạng thái tinh thần chủ động, tích cực. Mỗi người có thể bận rộn theo cách riêng của mình, nhưng chỉ cần cuộc sống luôn đầy nhiệt huyết, đam mê, đấy chính là một cuộc sống hạnh phúc.
Thùy Linh
Theo Aboluowang/VNE
Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ bí quyết đương đầu với bệnh ung thư
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng người bệnh cần học cách sống chung với bệnh ung thư. Đồng thời giữ cho bản thân thái độ lạc quan, yêu đời, có thể làm những việc yêu thích như nấu ăn, xem phim, nghe nhạc, ngồi thiền, đi bộ, đạp xe, tập yoga…
165.000 ca mắc ung thư mới và gần 115.000 người c.hết trong năm 2018. Đó là những con số đáng báo động về tình hình mắc ung thư ở nước ta.
Ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều đáng tiếc là tại nước ta vẫn có hơn 70% người được phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Việc điều trị chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm triệu chứng.
Buồn bã, lo âu, trầm cảm… là những trạng thái cảm xúc thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Cứ 4 người mắc bệnh ung thư thì sẽ có một người thực sự bị trầm cảm.
GS,TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: Hữu Nghị.
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, bệnh ung thư ảnh hưởng đến cơ thể và lối sống của từng cá nhân theo cách riêng. Và mỗi người có cách riêng để đương đầu với bệnh ung thư.
“Hầu hết mọi người sẽ tìm ra cách để ổn định, tiếp tục làm việc, thực hiện những sở thích và duy trì các mối quan hệ xã hội của mình. Đồng thời họ sẽ thêm trân trọng cuộc sống và sống sao cho trọn vẹn và ý nghĩa nhất”, GS cho biết.
Người bệnh có thể thử những việc sau để tìm ra cách đương đầu phù hợp với bệnh ung thư.
Thứ nhất, mạnh dạn bày tỏ cảm xúc.
Nhiều người cho rằng việc tỏ ra buồn bã, suy sụp, sợ hãi hay giận dữ là một việc làm thể hiện sự yếu đuối. Nhưng thực tế cho thấy việc thể hiện được cảm xúc thực giúp người bệnh thoải mái và có thái độ tích cực hơn trong quá trình điều trị và trong cuộc sống.
Người bệnh có thể chia sẻ với người thân, người bạn tin tưởng nhất hoặc có thể thể hiện cảm xúc qua những cách khác nhau như viết nhật ký, sáng tác âm nhạc, thơ ca, hội họa… Việc đó sẽ giúp người bệnh cảm thấy kiểm soát được cảm xúc chứ không bị chi phối bởi những cảm xúc của mình.
Nụ cười của bệnh nhân ung thư tại một lớp học vẽ vẽ Tipsy Art do SCI phối hợp tổ chức. Ảnh: SCI.
Thứ hai, dành thời gian nhiều hơn chăm sóc bản thân
Người bệnh hãy làm những việc yêu thích như nấu ăn, tâm sự với bạn bè, xem một bộ phim, nghe nhạc hay ngồi thiền. Đồng thời luôn giữ cho mình một thái độ lạc quan, yêu đời.
“Có thái độ lạc quan không có nghĩa là bạn không bao giờ cảm thấy buồn, căng thẳng. Khi bạn cảm thấy trùng xuống một lúc nào đó, hãy chia sẻ cảm xúc với người thân của mình”,GS Thuấn nhấn mạnh.
Thứ ba, thực hiện một chương trình thể dục nhẹ nhàng
Bạn có thể đi bộ, đạp xe, tập yoga… trong điều kiện sức khỏe cho phép và theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sức sống hơn.
Thứ tư, mở rộng vòng tay hướng đến bạn bè, gia đình
Khi tình hình trở nên nặng nề hơn và cảm thấy khó khăn, cần có thêm sức mạnh, người bệnh không nên tự đương đầu một mình, mà chia sẻ với bạn bè, gia đình, người thân và các tổ chức hỗ trợ.
GS Thuấn cho rằng, bên cạnh việc tuân thủ điều trị và tiếp nhận những thông tin từ nhân viên y tế, người bệnh cần trang bị thêm cho mình kiến thức về bệnh ung thư đang mắc phải, lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng…qua các nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy.
“Giữ cho mình tình trạng thể chất và tinh thần thật tốt chính là chìa khóa giúp bạn đương đầu và chiến thắng bệnh ung thư”, GS Thuấn nói.
Nhiều người vẫn tin rằng bệnh ung thư đồng nghĩa với cái c.hết, mang án tử. Nhưng thực sự nhiều loại bệnh ung thư có thể chữa trị được. Thực tế vẫn có nhiều người bệnh đang sống khỏe mạnh.
Nam Phương
Theo dantri