Ngày nhận tin vui có thai được 7 tuần, chị Tình hoang mang không biết phải làm sao bởi chị cũng mới vừa tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella cách đó 7 tuần. Chị đã liều mình giữ con lại.
Vắc xin sởi – quai bị – rubella là một trong những vắc xin quan trọng nên tiêm phòng trước khi mang bầu. Người ta khuyên sau khi tiêm vắc xin sởi – qua bị – rubella 3 tháng sau mới được có thai lại để tránh gây ra dị tật bẩm sinh sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên nguy cơ lý thuyết tối đa gây ra dị tật bẩm sinh sau khi tiêm vắc xin này cho phụ nữ mang thai chỉ là 0,2% (2/1000).
Thực tế có rất nhiều bà mẹ có tiêm phòng rubella mà không biết mình có thai vẫn sinh con khoẻ mạnh bình thường. Điển hình là trường hợp của chị Lê Thị Tình (34 t.uổi, Sài Gòn) khi lỡ mang bầu bé thứ 2 trong thời gian tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella. Hiện nay, con gái chị đã được 4 t.uổi rất khỏe mạnh và thông minh.
Tổ ấm nhỏ nhà chị Tình.
Khóc nức nở khi bác sĩ nào cũng khuyên nên bỏ thai
Chị Tình là giáo viên ở Sài Gòn. Hiện nay, chị đang hạnh phúc với tổ ấm nhỏ có một b.é t.rai 11 t.uổi và một b.é g.ái 4 t.uổi. Chị Tình cho biết, chị mang bầu và sinh con đầu khá thuận lợi nhưng đến khi có bé thứ 2, vợ chồng chị lại nơm nớp lo sợ chỉ vì …lỡ tiêm phòng vắc xin sởi – quai bị – rubella.
“B.é t.rai đầu nhà mình sinh năm 2008, năm 2015 mình chưa có dự định sinh bé thứ 2 chỉ tính chích vắc xin sởi – quai bị – rubella để chuẩn bị có bầu ai ngờ hình như đúng ngày chích là ngày mình rụng trứng, cấn bầu. Sau một tháng mình thấy trễ kinh đi khám mới biết có bầu được 7 tuần đúng bằng khoảng thời gian mình tiêm mũi vắc xin này”, chị Tình cho hay.
Với nhiều gia đình khi nhận tin chuẩn bị đón chào thành viên mới trong gia đình sẽ rất vui mừng còn đối với vợ chồng chị Tình lúc đó lại luôn trong trạng thái nơm nớp lo sợ, hoang mang tột độ bởi vợ chồng chị đi khám bất cứ nơi đâu, kể cả bác sĩ nổi tiếng cũng đều khuyên nên bỏ thai.
Bố chị cũng là bác tìm hiểu cũng nói rằng trên lý thuyết khi có bầu trong khoảng thời gian 3 tháng tiêm vắc xin này phải bỏ thai còn trên thực tế không ai biết được hết khiến 2 vợ chồng chị phải đứng trước sự lựa chọn 50/50, không biết giữ hay bỏ con. Đã nhiều lần chị khóc khi nghe bác sĩ khuyên và từng nghĩ có lẽ con không có duyên với vợ chồng mình.
Thế nhưng, may mắn trong một lần tình cờ đi làm về thấy tấm biển hiệu phòng khám của Ths. BS Hồ Quang Nhật – Bệnh viện Từ Dũ, vợ chồng chị như c.hết đ.uối vớ được cọc khi nghe bác sĩ khuyên giữ lại con và khẳng định chắc nịch “Khi sinh em bé ra tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
“Hôm đó trên đường đi làm về mình thấy biển phòng khám của bác sĩ Nhật, mình nghĩ bảo thử đến bác sĩ này nữa xem sao, nếu bác sĩ kết luận bỏ, vợ chồng mình sẽ bỏ vì 5-6 bệnh viện, bác sĩ tư lớn ở Sài Gòn ai cũng bảo vậy rồi.
Hai vợ chồng mình đến gặp bác sĩ Nhật, bác nói dễ thương vô cùng khiến mình có niềm tin để chắc chắn giữ con ở lại: “Yên tâm, việc này không có gì xảy ra hết, không sao hết. Ai nói sao thì nói, với anh, anh hoàn toàn chịu trách nhiệm khi sinh em bé ra”. Câu nói đó làm mình yên tâm 100% giữ con lại và vui mừng như bắt được vàng vậy còn quên giày đi nhầm dép bác sĩ về nhà. Gia đình mình ở quê và ở trong này nghe tin ai cũng mừng hết.
Sau khi khám xong mình mới nhìn thấy giấy khen chứng nhận của bác sĩ về nghiên cứu việc tiêm phòng vắc xin sởi – quai bị – rubella nên giữ hay nên bỏ”, chị Tình nhớ lại.
Chị biết tin mình mang bầu bé thứ 2 như ngồi trên đống lửa.
Liều mình giữ con và cái kết vỡ òa
Nếu như khi biết có bầu, chị Tình run, không ăn uống gì, giống như người trầm cảm vì lo lắng cho con thì sau khi gặp bác sĩ Nhật, chị đã được thoải mái tâm lý hơn. Thai kỳ của chị diễn ra thuận lợi giống như lần mang thai trước và bao thai phụ khác. Khi thai được đến 30 tuần, chị lo lắng thêm lần nữa vì bị dư ối nhưng nhờ bác sĩ động viên, tư vấn và giải thích kỹ lưỡng chị thở phòng nhẹ nhõm hơn phần nào.
Để yên tâm hơn và xóa bỏ tâm lý căng thẳng, lần nào chị Tình cũng mong đến ngày bác sĩ hẹn khám để nghe ngóng về tình hình con. Thậm chí, chị còn đi khám song song các bác sĩ khác để yên tâm hơn.
“Chỉ bác sĩ Nhật biết trường hợp của mình còn đi khám bác sĩ khác mình không hề nói rằng mình có bầu khi tiêm phòng vắc xin sởi- quai bị – rubella vì sợ họ nói những câu làm mình lo. May mắn lần nào các bác sĩ cũng đều thông báo tình hình con phát triển tốt”, chị Tình chia sẻ.
Dù là trường hợp đặc biệt nhưng chị Tình vẫn được bác sĩ Nhật bổ sung dinh dưỡng và khám bình thường như bao sản phụ khác. Cả thai kỳ chị tăng được 20kg từ 48kg lên 68kg dù không ăn tinh bột, uống sữa bầu mà chỉ bổ sung hoa quả, rau xanh và uống sữa tươi không đường.
Bé nhà chị sinh mổ vào ngày 17/9/2015.
Chị Tình sinh bé tháng 9/2015. Đến bây giờ chị vẫn còn nhớ mãi ngày đi sinh của mình với tâm trạng hồi hộp, lo âu. Nằm trên bàn sinh mổ dù đau nhưng nhìn thấy con sinh ra lành lặn, bình an, khỏe mạnh chị quên đi tất cả. Chưa bao giờ chị sung sướng như vậy khi bác sĩ đưa con ra cho mình nhìn mặt. Cả nhà chị ai cũng hạnh phúc trào dâng, chồng chị đã khóc vì mừng, vì con sinh ra lành lặn.
“Lúc chuyển ra phòng hồi sức mình mê muội không biết gì. Lúc đó mình nhớ lại khoảnh khắc nhìn thấy con nhưng vì sợ gây mê quên cảm giác đó như thế nào nên cứ giục y tá cho được gặp con. Tâm trạng mình như ngồi trên đống lửa khi con mãi chưa được ra. Đến lúc bác sĩ cho con gặp, mình đang đau vẫn phải cố gượng dậy sờ tay chân con xem có sao không. Phải nói vợ chồng mình rất cảm ơn bác sĩ Hồ Quang Nhật bởi không có bác sẽ không có con”, chị Tình cười.
Bé vô cùng thông minh, hoạt bát và lanh lợi.
Được biết, bé nhà chị Tình chào đời nặng 3,6kg. Khi bé về nhà, ai đến thăm cũng bất ngờ và mừng rỡ như nhặt được vàng vì bé không bị làm sao. Cuối cùng sao 9 tháng 10 ngày như ngồi trên đống lửa, cả gia đình chị đã được thở phào nhẹ nhõm. Đến giờ bé nhà chị đã được 4 t.uổi nặng 20kg vô cùng khỏe mạnh, thông minh và lanh lợi.
Theo Hồng Nhung (Ảnh: NVCC) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
18 hành khách phải tiêm vắc xin vì tiếp viên mắc bệnh truyền nhiễm
Môt tiêp viên cua American Airlines măc viêm gan A va bi tiêu chay khi đang lam viêc. Do đo, 18 hanh khach có thể bị lây bênh sau khi tiêp xuc vơi anh ta.
Theo ABC News, CDC vừa báo cáo một trường hợp khẩn cấp liên quan đến chuyến bay mang số hiệu AA1960 từ San Francisco đến Charlotte (New York) vào ngày 21/9 của hãng hàng không American Airlines. Nguyên nhân là cơ quan này nghi ngờ chuyến bay có một tiếp viên mắc viêm gan A.
American Airlines đã xác nhận thông tin này. Đại diện hãng hàng không này cho biết trong ca làm việc, tiếp viên mang virus viêm gan A bị tiêu chảy. Do đó, họ nghi ngờ anh có thể lây nhiễm bệnh cho các hành khách đã tiếp xúc với mình.
Trung tâm Y tế Công cộng Mecklenburg đã xác nhận 18 khách hàng có nguy cơ phơi nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với tiếp viên này. Ngay lập tức, các hành khách này đã được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Tiếp viên của hãng hàng không mắc viêm gan A và bị tiêu chảy trong giờ làm việc. Chính vì thế, 18 người tiếp xúc với anh ta ngay vừa phải tiêm phòng để tránh lây nhiễm bệnh. Ảnh: NY Daily News.
Theo CDC, viêm gan A là bệnh rất dễ lây nhiễm. Virus này thường lây truyền từ người sang người do thức ăn nhiễm phân, thực phẩm hoặc nước có chứa mầm bệnh.
Virus viêm gan A sẽ gây ra các triệu chứng tương tự bệnh cúm như mệt mỏi, đau dạ dày, buồn nôn và vàng da. T.rẻ e.m dưới 6 tháng t.uổi rất khó nhận biết dấu hiệu mắc bệnh. Hiện nay, tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh.
Theo Zing