Loại cây đàn ông vùng cao hay trồng trong vườn nhà để chữa bệnh tế nhị của chị em rất hiệu quả

Loài cây nghe cái tên đã lạ, sách thuốc cũng chẳng ghi tên cây này nhưng đàn ông vùng cao yêu vợ thì nhiều người biết. Có anh hài hước chia sẻ tối nào không ngửi mùi này thì không ngủ được.

Các ông chồng vùng cao rất yêu vợ, anh nào cũng trồng cả bụi to loại cây này trong vườn nhà để chữa bệnh. Có anh ngại thì trồng ở xa rồi đ.ánh dấu đường đi để đỡ quên. Có anh tối nào cũng sắc sẵn một nồi cho cho vợ ngâm… Có anh hài hước chia sẻ rằng “yêu vợ nên tối nào không ngửi mùi này thì không ngủ được”.

Ở vùng cao, vùng trồng dược liệu cả ở Việt Nam và Trung Quốc có tới 80% phụ nữ hay dùng một thứ cây mà bà con gọi là “ cây phụ khoa”. Rất nhiều bà con dân tộc không biết tên thật của nó, chỉ miêu tả là cây đó đắng lắm, thơm lắm, lá trắng trắng… dùng hiệu quả lắm.

Phụ nữ nói chung rất hay mắc bệnh tế nhị, hay tái phát, nhất là khi giao mùa, nồm ẩm, mưa dầm gió bấc. Các thầy thuốc chữa bệnh khó nói của chị em một đợt cũng hơn chục ngày, có khi chữa hoài không khỏi phải dùng kinh nghiệm dân gian để chữa trị.

Trong khi chị em dân tộc vùng cao làm việc vất vả, giữ vệ sinh kém hơn phụ nữ dưới xuôi, mưa dầm gió bấc, lạnh lẽo nhiều hơn, thậm chí còn thiếu thốn nguồn nước, không có nhiều đồ lót, băng hay bỉm vệ sinh… nhưng chả mấy khi các bác sĩ phải chữa trị bệnh phụ khoa cho bà con.

Đó là nhờ họ dùng cây chữa bệnh phụ khoa, nhưng đó không phải tên của nó, trong sách y học truyền lại thì cây đó cũng không có tác dụng này. Cái hay trong y học dân gian là đặt tên cây theo tác dụng đồng bào kiểm chứng.

Cây Cù đèn – loài cây đàn ông yêu vợ vùng cao rất hay trồng. Ảnh minh họa.

Thứ cây mà bà con gọi là cây phụ khoa chính là cây Cù đèn (còn gọi là Sâm Bắc bộ, Khổ sâm), mọc hoang ở nhiều nơi, có vùng còn trồng thành cây dược liệu, thu hái rễ, vỏ, lá quanh năm. Lá cây Cù đèn dùng tươi hay phơi khô đều được.

Xưa các thầy thuốc dùng cây Cù đèn để chữa ứ sản dịch sau sinh (gọi là m.áu sinh, sản dịch sau sinh, còn gọi là “m.áu nhà con”, ứ dịch tử cung (do sản dịch kéo dài không dứt khiến nấm, vi khuẩn,… gây viêm nhiễm tử cung và phần phụ, â.m đ.ạo)…

Ngày nay, các thầy thuốc dùng dự phòng sau khi sinh, sau nạo hút thai, phá thai bằng thuốc, hút điều hòa k.inh n.guyệt, dính tử cung, các bệnh sản hậu trong vòng 100 ngày sau khi sinh, hoặc tiểu phẫu ở bộ phận sinh sản…

Quả cây Cù đèn. Ảnh minh họa.

Cây Cù đèn Đông y quy vào kinh Đại tràng, kinh Can, có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, táo thấp, lợi niệu, tiêu viêm, sát trùng, sát khuẩn, trị mẩn ngứa ngoài da, mụn nhọt , táo bón, đau dạ dày, da vàng, kiết lỵ, viêm nhiễm tiết niệu… và bây giờ thêm tác dụng nữa trị các bệnh về phụ khoa.

Cây Cù đèn rất quen thuộc với các thầy thuốc Đông y. Về dược lý, Cù đèn có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, lợi nguyệt thủy, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thư gân cốt, chấm dứt sự tê đau… nhưng chỉ được áp dụng ở góc độ trị các bệnh về da, chữa dạ dày… Còn chữa phụ khoa thì rất mới, nhất là dùng bài thuốc ngâm chữa bệnh phụ khoa rất hiệu quả của các bác sĩ Đông y áp dụng gần đây.

Công dụng của cây Cù đèn được dùng và chỉ định và phối hợp như sau:

Rễ Cù đèn có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, lợi nguyệt thuỷ, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thư gân cốt, chấm dứt tê đau, chữa đau lưng, nhức xương thấp, cảm mạo 4 mùa, đau bụng.

Gỗ Cù đèn có khi được dùng thay rễ.

Có nơi phối hợp rễ, gỗ với các loại thuốc khác để nấu nước chữa bệnh về gan. Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ, quả và hạt làm thuốc trị rắn cắn. Vỏ dùng đắp ngoài bó trật xương, hay uống để trị bệnh đau gan.

Nhưng hạt và dầu hạt có tính tẩy mạnh và xem như là có độc.

Lá Cù đèn có tính kháng sinh, sát trùng, có nơi dùng đắp chữa rắn rết cắn.

Cây Cù đèn dùng được cả rễ, thân, lá làm thuốc. Ảnh minh họa.

Cách dùng dân gian của bà con vùng cao và các dân tộc thiểu số như sau:

– Lá Cù đèn non phối hợp với lá Đại bi, Dầu mè và Tầm gửi nấu nước tắm ghẻ. Buổi sáng, vừa ngủ dậy, lấy từng nắm lá thuốc đã nấu kỹ chà xát vào các nốt ghẻ..

– Sau khi sinh từ 7-10 ngày mới dùng (tối đa không được quá 20 ngày sau sinh) lấy 100 -150g, cho vào ba chén nước sắc còn 1 chén và uống 1 lần lúc bụng lưng (chỉ được dùng 1 lần).

– Dùng lá cây Cù đèn loại tươi tầm 50-100g, hoặc lá khô thì 100 – 200g. Rửa sạch rồi thả vào nồi nước đun sôi kỹ lấy nước đặc để dùng. Mỗi tối phụ nữ ngâm ít nhất 30-60 phút khi nước còn ấm nóng. Duy trì ngâm như vậy thì tất cả bệnh viêm nhiễm , nấm ngứa, đau rát, hoặc có khí hư… đều khỏi.

Chị em có thể trạng khỏe mạnh có thể ngâm duy trì để phần phụ luôn thơm sạch. Chị em sau sau sinh nở, mổ sinh, nạo hút thai… ngâm hàng ngày thì mọi khí huyết bẩn đều nhanh sạch, mau hồi phục phần phụ và khỏe mạnh.

Lời khuyên cho bệnh nhân hen suyễn

Vào những lúc giao mùa, thời tiết trở lạnh bất thường là thời điểm người mắc bệnh hen suyễn cần chú ý giữ gìn. Bệnh hen suyễn vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt căn nên cách tốt nhất cho bệnh nhân là cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các cơn hen xảy ra.

Hen suyễn là tình trạng phế quản bị viêm nặng và co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở phải thở gấp, rít lên từng hơi dài, thở khò khè… Cơn hen phế quản thường xảy ra vào sáng sớm hoặc đêm khuya.

Cùng với thuốc và kế hoạch điều trị thích hợp, các biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng. Việc chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng đối với những người bị hen suyễn để ngăn ngừa các đợt cấp của bệnh. Các biện pháp khắc phục bao gồm từ việc xác định các tác nhân đơn giản đến điều chỉnh lối sống.

Hình ảnh phế quản trong bệnh hen suyễn.

Các biện pháp phòng ngừa chung

Xác định và loại bỏ các yếu tố kích hoạt cơn hen: Một trong những biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà hiệu quả nhất là xác định và loại bỏ các tác nhân gây ra cơn hen suyễn.

Những tác nhân này tuy khác nhau ở mỗi người, nhưng phổ biến là các yếu tố sau đây: Khói (đốt củi hoặc rơm rạ, cỏ, than), đặc biệt là khói t.huốc l.á; Lông vật nuôi trong nhà như chó, mèo; Bụi; Phấn hoa; Ô nhiễm không khí; Mắc các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp; Căng thẳng cảm xúc; Không khí lạnh; Tập thể dục hoặc hoạt động thể lực quá mức…

Ngoài ra nguyên nhân còn có thể là nước hoa, côn trùng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một số thuốc mà người bệnh dùng… Khi người bệnh tự xác định tác nhân gây bệnh hen suyễn của mình là gì, có thể phòng tránh chúng. Chẳng hạn, bạn có thể bỏ hút thuốc và tránh hít khói thuốc thụ động; sử dụng bộ trải giường chống dị ứng, giặt và phơi hàng tuần; hút bụi thường xuyên trong nhà; theo dõi dự báo chất lượng không khí và thay đổi kế hoạch cá nhân để thích ứng với chất lượng không khí thấp trong khu vực; lắp một bộ lọc không khí trong phòng ngủ…

Thực hành lối sống lành mạnh: Những thói quen lành mạnh sau đây có thể giúp bạn kiểm soát bệnh hen suyễn của mình: Bỏ t.huốc l.á, nếu là người hút thuốc; Đạt hoặc duy trì cân nặng vừa phải; Hoạt động thể chất vừa phải; Ngủ đủ giấc; Thực hành các kỹ thuật quản lý căng thẳng, chẳng hạn như thiền và hít thở sâu.

Tập yoga: Nghiên cứu chỉ ra rằng yoga có thể là một phương pháp điều trị hen suyễn tại nhà hiệu quả. Những người mắc bệnh hen suyễn thực hành các tư thế yoga (Asanas), thực hành thở yoga (Pranayama) và thiền định có thể giảm tần suất các cơn hen suyễn, ít gặp triệu chứng hen suyễn hơn, nâng cao dung tích phổi, cải thiện lưu lượng m.áu, đáp ứng tốt hơn với thuốc.

Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng và những cảm xúc mạnh mẽ, chẳng hạn như tức giận, đôi khi có thể gây ra các cơn hen suyễn. Các kỹ thuật giảm mức độ căng thẳng có thể là phương pháp điều trị tại nhà hữu ích cho bệnh hen suyễn. Các kỹ thuật mà nhiều người bệnh hen suyễn có thể áp dụng: bài tập thở, liệu pháp massage, thiền, liệu pháp thôi miên…

Thuốc xịt cắt cơn hen rất cần thiết đối với người bệnh hen suyễn.

Làm gì ở nhà khi lên cơn suyễn

Khi có cơn hen cấp, người bệnh cần thực hiện ngay lập tức các bước sau: Ngồi thẳng và cố gắng giữ bình tĩnh. Đừng nằm! Sử dụng thuốc cắt cơn hoặc ống hít cách nhau 30 – 60 giây, tối đa 10 lần. Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện sau 10 lần xịt thuốc, hãy trợ giúp y tế khẩn cấp. Nếu mất hơn 15 phút chưa được trợ giúp, hãy lặp lại bước 2 – Sử dụng thuốc cắt cơn. Cần nhớ, các cơn hen suyễn cấp có khả năng đe dọa tính mạng nên cần được cấp cứu nếu các triệu chứng không thuyên giảm.

Biện pháp khắc phục tại nhà: Ngồi thẳng lưng sẽ giúp mở đường hô hấp, giúp không khí di chuyển qua phổi dễ dàng hơn. Giữ bình tĩnh là điều cần thiết. Phản ứng căng thẳng tự nhiên của cơ thể, có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Các bài tập thở có thể hữu ích. Mục đích của các bài tập này là giảm số lần thở, giữ cho đường thở mở lâu hơn và giúp bạn thở dễ dàng hơn. Thở mím môi: Hít vào bằng mũi. Thở ra bằng đôi môi mím chặt. Hơi thở ra phải dài gấp đôi nhịp hít vào.

Thở bụng: Hít vào bằng mũi với hai tay đặt trên bụng. Thở ra với cổ và vai thư giãn. Thở ra nên kéo dài hơn 2 hoặc 3 lần so với hít vào.

Lời khuyên của thầy thuốc

Cách tốt nhất để người bị hen suyễn thường xuyên hoặc dai dẳng ngăn chặn cơn hen là dùng thuốc dự phòng hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi họ có rất ít hoặc triệu chứng nhẹ. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp hỗ trợ dự phòng kể trên sẽ giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả bệnh hen suyễn và nâng cao chất lượng sống.

Nhận biết Cơn hen suyễn Cấp
Việc theo dõi các triệu chứng rất hữu ích vì các cơn hen suyễn thường bắt đầu từ từ. Nhận biết các triệu chứng bất thường có thể dẫn đến nhận biết sớm hơn về một cơn hen cấp. Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:
Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng.
Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.
Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *