Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa, tốt cho người bị tiểu đường

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non ( bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên “ngọc dinh dưỡng”,

Với hàm lượng tinh bột và calo thấp, ngô bao tử là thực phẩm được ưa chuộng để giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể.

1. Giá trị dinh dưỡng của ngô bao tử

Theo Livestrong, dinh dưỡng trong 1/2 cốc (130g) ngô bao tử bao gồm:

– Calo

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngô bao tử là một loại rau có hàm lượng calo thấp với 25 calo trong mỗi khẩu phần 1/2 cốc (130g). Để so sánh, 1/2 cốc ngô thông thường, được coi là loại rau giàu tinh bột, có hơn 60 calo.

Bắp non có hàm lượng calo tương tự như các loại rau không chứa tinh bột khác như bông cải xanh, súp lơ trắng và đậu xanh.

– Carb và chất xơ

Khẩu phần 1/2 cốc (130g) ngô bao tử chỉ chứa 5 gam carbs – so với 13,5 gam trong 1/2 cốc hạt ngô thông thường, và 3 gam chất xơ.

– Không có chất béo

– Protein

Khẩu phần 1/2 cốc (130g) ngô bao tử chứa 1 gam protein

– Vitamin và khoáng chất

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bắp non rất giàu dinh dưỡng, cung cấp vitamin A, vitamin C và sắt

Ngô bao tử rất giàu chất xơ và ít calo (Ảnh: Internet)

2. Lợi ích sức khỏe của ngô bao tử

Vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, ngô bao tử đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe:

– Tốt cho sức khỏe tổng thể

Bắp non là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Loại ngô này đặc biệt giàu vitamin B như thiamin, riboflavin và niacin. Những loại vitamin B này đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất năng lượng, hỗ trợ hoạt động bình thường của hệ thần kinh và thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh.

Ngoài ra, bắp non còn chứa các khoáng chất quan trọng như sắt, magie và kali, rất cần thiết để duy trì các tế bào m.áu khỏe mạnh, hỗ trợ sức khỏe cơ bắp và điều hòa chức năng tim.

– Tốt cho tiêu hóa

Vì ngô bao tử có hàm lượng chất xơ cao – chất dinh dưỡng này giúp tăng cường quá trình tiêu hóa bằng cách thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Do vậy, bổ sung ngô bao tử vào chế độ ăn uống có thể giúp phòng ngừa táo bón.

– Tốt cho mắt

Bắp non có chứa các hợp chất carotenoid hoặc tetraterpenoid rất tốt cho sức khỏe của mắt và cải thiện thị lực của bạn một cách hiệu quả. Carotenoid cũng có tác dụng tốt trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.

– Chống oxy hóa mạnh

Ngô bao tử là nguồn chống oxy hóa dồi dào, chứa một lượng đáng kể beta-carotene và vitamin C. Những chất chống oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể, giảm căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm.

Bằng cách đó, ngô bao tử giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như bệnh tim và một số loại ung thư.

Ngô bao tử chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể chống lại gốc tự do – nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật (Ảnh: Internet)

– Điều hòa lượng đường trong m.áu

Với chỉ số đường huyết thấp, ngô bao tử giúp ngăn ngừa lượng đường trong m.áu tăng và giảm đột ngột. Hàm lượng chất xơ của loại thực phẩm này còn hỗ trợ thêm trong việc làm chậm quá trình hấp thụ đường, góp phần điều chỉnh lượng đường trong m.áu tốt hơn.

Điều này làm cho ngô bao tử trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh này.

– Tăng cường sức khỏe tim mạch

Sự kết hợp giữa kali và chất xơ trong ngô bao tử khiến nó trở thành thực phẩm “vàng” đối với sức khỏe tim mạch.

Kali giúp điều hòa huyết áp bằng cách chống lại tác dụng của natri trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong loại ngô này cũng giúp giảm mức cholesterol, thúc đẩy lưu lượng m.áu tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

3. Một số rủi ro sức khỏe khi ăn ngô bao tử

Cùng với những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, bắp non cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu ăn không đúng cách. Từ chứng khó tiêu đến phản ứng dị ứng, bắp non chỉ có lợi nếu tiêu thụ với số lượng vừa đủ.

– Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

Như đã đề cập, bắp non rất tốt cho tiêu hóa, phòng ngừa táo bón vì hàm lượng chất xơ cao. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, tức là nạp nhiều chất xơ vào cơ thể, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc khó tiêu.

– Phản ứng dị ứng

Ăn ngô bao tử có thể gây dị ứng và có các triệu chứng như phát ban trên da, sưng họng, nôn mửa, … Trên thực tế, nhiều người cũng có thể bị lên cơn hen suyễn và sốc phản vệ sau khi ăn ngô non. Yếu tố chính đằng sau những dị ứng này là protein có trong ngô bao tử.

Bắp non có thể gây dị ứng hoặc tiêu chảy khi ăn quá nhiều (Ảnh: Internet)

4. Cách chế biến ngô bao tử giàu dinh dưỡng

Ngô bao tử có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý các món ăn bổ dưỡng từ ngô bao tử.

– Ngô bao tử xào

Bắp non lột bỏ lá và râu, rửa sạch, sau đó cắt hạt bắp ra khỏi bắp.

Băm nhỏ tỏi và cắt nhỏ hành lá.

Đặt chảo lên bếp, đổ dầu ăn và đợi dầu nóng.

Cho tỏi vào chảo và phi thơm.

Tiếp theo, đổ ngô bao tử vào chảo và xào đều tay.

Xào ngô với lửa vừa khoảng 5-7 phút, cho đến khi ngô chín tới.

Thêm muối và tiêu (hoặc xì dầu) vào chảo ngô và xào đều để gia vị thấm đều.

Cuối cùng, rắc hành lá đã cắt nhỏ vào, đảo đều vài lần rồi tắt bếp.

– Ngô bao tử luộc

Rửa sạch ngô bao tử, có thể không cần bỏ vỏ hoặc râu ngô

Đổ đủ nước vào nồi sao cho khi cho bắp vào, nước ngập hết bắp.

Đun sôi nước và thêm vào 1 thìa cà phê muối (nếu bạn thích).

Khi nước đã sôi, cho bắp non vào nồi. Đậy nắp và luộc bắp trên lửa vừa trong khoảng 5-7 phút tùy thuộc vào độ non của bắp và độ lớn của nồi.

Khi bắp đã chín, vớt bắp ra và để ráo nước.

Khi ăn bạn nên bóc vỏ và râu ngô

– Súp ngô bao tử

Xương ống hoặc xương gà rửa sạch, chần qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi.

Đun sôi 1.5 – 2 lít nước, sau đó cho xương đã chần vào nồi và hầm để nước dùng được ngọt và trong.

Trong lúc hầm xương, đem thái bắp non, hành tây, cà rốt, khoai tây gọt vỏ và cắt thành hình dáng mong muốn.

Sau khi nước dùng đã hầm đủ thời gian (khoảng 1 – 1.5 giờ), vớt xương ra, lọc lấy nước trong. Cho hành tây, cà rốt và khoai tây vào nồi nước dùng, nấu cho đến khi các nguyên liệu gần chín.

Tiếp tục cho bắp non vào nồi và nấu cho đến khi bắp chín mềm. Nêm nếm gia vị với muối và tiêu xay cho vừa khẩu vị.

Cuối cùng, thái nhỏ hành lá và ngò, rắc lên trên mặt súp trước khi tắt bếp.

Uống nhiều nước ép lựu có tốt?

Lựu là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nước ép lựu có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol, chống viêm và ngăn ngừa đường huyết cao.

Bà Tracy Lockwood Beckerman, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, chia sẻ nước ép lựu chứa vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoid, có thể ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp các tế bào hoạt động trơn tru hơn, theo tờ USA Today (Mỹ).

Vitamin C và ellagitannin trong nước ép lựu còn có đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư và chống viêm.

Lựu có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Pexels

Căng thẳng, thiếu ngủ và tiếp xúc với khói bụi, chất gây ô nhiễm, ánh nắng mặt trời…, đều là những yếu tố có thể cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, cung cấp oxy và đông m.áu của các tế bào.

Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể chống lại một số tổn thương hoặc viêm nhiễm, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt.

Oxit nitric là hợp chất hoạt động như một chất giãn mạch, giúp m.áu lưu thông khắp cơ thể. Khi m.áu lưu thông tốt, huyết áp cũng sẽ giảm xuống, theo Healthline.

Tác hại tiềm ẩn

Uống nước ép lựu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số tác hại tiềm ẩn.

So với ăn trực tiếp quả lựu, nước ép lựu chứa ít chất xơ hơn, dẫn đến khả năng hấp thụ đường nhanh hơn và gây tăng đột ngột lượng đường trong m.áu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và thèm đường.

Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế vấn đề này bằng cách kết hợp nước ép lựu với các thực phẩm giàu protein như trứng, bơ hoặc các loại hạt trong bữa ăn.

Nhìn chung, nước ép lựu là thức uống bổ dưỡng nhưng cần sử dụng một cách khoa học để đảm bảo sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *