Nước chanh nghệ là một thức uống lành mạnh, vừa có tác dụng giải khát lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ.
Củ nghệ được sử dụng như một loại gia vị ăn kiêng trong nhiều thế kỷ. Curcumin, chất phytochemical chính trong nghệ có hiệu quả chống lại nhiều rối loạn như chán ăn, tổn thương do tiểu đường, bệnh gan, viêm khớp và các bệnh viêm nhiễm.
Còn nước chanh được biết đến với các lợi ích chống lại sỏi thận, sỏi tiết niệu canxi cũng như giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Chính vì những lợi ích tuyệt vời của hai loại củ quả này, mà các nhà khoa học đã tìm ra công thức nước chanh nghệ, loại nước rất tốt để điều trị nhiều loại bệnh mà không hề ảnh hưởng đến hương vị khi kết hợp với nhau.
1. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Curcumin và axit xitric đều là chất chống oxy hóa và có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Nước chanh nghệ có thể giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa gây hại cho não, giảm viêm và ngăn ngừa sự suy giảm nhân thức, tích tụ amyloid. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
2. Giảm các triệu chứng trầm cảm
Nước chanh nghệ hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm và có thể giúp giảm các triệu chứng như lo lắng, mệt mỏi, mất hứng thú, chán ăn, các vấn đề về giấc ngủ và cảm xúc. Nguyên nhân của tác động này là do các chất chống oxy hóa trong cả hai loại thảo mộc giúp não tỉnh táo và hoạt động một cách bình thường.
3. Giảm nguy cơ ung thư
Theo một nghiên cứu, curcumin có khả năng chống oxy hóa mạnh ở độ pH trung tính và axit. Vì axit citric có độ pH axit nên nó có thể giúp kích hoạt và hấp thụ hợp lý chất curcumin của cơ thể. Khi được kích hoạt đúng cách, curcumin có thể tạo ra quá trình apoptosis và giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu khác nói rằng coumarin trong vỏ chanh có tác dụng đẩy lùi các chất hóa học gây hại cho cơ thể.
5. Bảo vệ gan
Axit citric giúp giảm căng thẳng do edotoxin gây ra và ngăn gan khỏi bị tổn thương. Curcumin cũng có tác dụng bảo vệ gan cống lại stress oxy hóa do thủy ngân gây ra.
6. Tăng cường khả năng miễn dịch
Hoạt động chống oxy hóa của nghệ thúc đẩy tuế bào lympho và đại thực bào. Lympho là những tế bào bạch cầu chống lại n.hiễm t.rùng, trong khi đại thực bào là những tế bào bạch cầu lớn, giúp xác định vị trí mầm bệnh trong cơ thể, bủa vây và t.iêu d.iệt chúng.
7. Chữa lành vết thương
Vitamin C và curcumin đều có khả năng chữa lành vết thương. Cả hai hợp chất đều tăng cường sự biểu hiện của collagen bởi các nguyên bào sợi, giúp tăng cường hình thành mô hạt và chữa lành vết thương với tốc độ nhanh. Ngoài ra, chúng còn ngăn ngừa nguy cơ n.hiễm t.rùng vết thường nhờ hoạt động kháng khuẩn tuyệt vời.
8. Giảm viêm
Viêm là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như viêm khớp, hen suyễn, viêm gan, bệnh đường ruột, chấn thương, tiểu đường và ung thư. Curcumin và axit citric đều có đặc tính chống viêm mạnh. Chúng giúp bảo vệ cơ thể, ngăn chặn các bệnh nói trên.
9. Giúp giảm cân
Curcumin trong nghệ giúp cải thiện sự trao đổi chất và kiểm soát cơn đói. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong các mô của dạ dày và gan. Mặt khác, vitamin C trong chanh cũng hoạt động như một chất đốt cháy chất béo, trong khi pectin, một chất xơ tự nhiên trong chanh giúp ngăn chặn cảm giác thèm ăn. Những tác động của hai loại thực phẩm này sẽ giúp giảm cân và duy trì các chức năng cơ thể thích hợp.
Cách pha chế nước chanh nghệ
Chuẩn bị:
– 2 quả chanh
– 4 cốc nước lọc
– 2 cốc đá viên (nếu bạn có nhu cầu uống lạnh)
– 1 thìa cà phê nghệ
– 1 miếng gừng nhỏ
– Mật ong
Cách làm:
– Vắt chanh vào bình. Sau đó thêm nước và đá viên vào.
– Thêm vào bình các thành phần còn lại: nghệ, mật ong và gừng.
– Xay hỗn hợp cho đến khi đá được bào nhuyễn.
– Đổ hỗn hợp ra cốc và trang trí bằng canh hoặc lá bạc hà.
Lương y đại sư bậc nhất Trung Quốc: Phơi nắng mỗi ngày 20 phút, mỗi tế bào đều khỏe lên
Một trong những đại sư nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng trong việc nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh, đồng thời giảm sự hình thành của những khối u bướu ác tính.
Trong y học hiện đại cũng như y học cổ truyền, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt trong y học cổ truyền, việc bỏ ra 20 phút mỗi ngày để phơi nắng sẽ giúp bổ sung dương khí, ngăn ngừa ung thư và nhiều tác dụng khác.
Với Đông y, ánh nắng là món quà của sự sống, cho nên việc tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ giúp kích thích nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc phơi nắng hàng ngày đối với người Việt chưa được chú trọng.
Một khảo sát do Life Times và Sina Health thực hiện cho thấy đa số người dân đều không phơi nắng đủ thời gian, thậm chí tại Trung Quốc chỉ có 30% người trưởng thành thường xuyên phơi nắng nhưng lại không biết thời điểm tốt nhất để tắm nắng.
Tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người
Hầu hết rất ít người biết đến tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe cụ thể ra sao. Theo Quốc y đại sư nổi tiếng Trung Quốc, một trong những danh y đương đại Dương Lực (Yang Li), là giáo sư tại Trường Cao học của Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc thì ánh mặt trời tác động tới từng tế bào trong cơ thể, phơi nắng 20 phút có thể làm thay đổi đáng kể cơ thể.
Y học hiện đại và y học cổ truyền đ.ánh giá cao những tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
Mỗi ngày, bạn chỉ cần ở dưới ánh nắng từ 15-20 phút bất kể hoạt động nào, có thể nghỉ ngơi, lao động hoặc vui chơi. Việc phơi nắng 20 phút mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể:
1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Theo Lương y Trung Quốc Dương Lực, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác dụng trong việc bổ sung dương khí, thu nhận ánh sáng mặt trời để sinh ra dương quang.
Dương khí là yếu tố quyết định đến sự vận hành bình thường của các cơ quan nội tạng. Dương khí đầy đủ bao nhiêu, khả năng chống lại bệnh tật sẽ được cải thiện bấy nhiều. Dương khí thường được thu nhận từ bên ngoài, do đó ngoài việc tập luyện thì phơi nắng là cách rất tuyệt để rèn luyện thân thể, tăng cường hệ miễn dịch.
2. Tác dụng của phơi nắng trong việc kích hoạt vitamin D
Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp sản sinh dương khí mà còn là một chất xúc tác giúp kích hoạt vitamin D, một trong những liều thuốc sức khỏe tự nhiên, rất tốt cho con người, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (không áp dụng cho trường hợp tiếp xúc vào khung thời gian có hại) sẽ tạo ra các thay đổi sinh lý. Một trong những thay đổi đó là giúp tăng tốc tuần hoàn m.áu, tăng khả năng sản xuất vitamin D, tăng hấp thụ canxi, tốt cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương ở người cao t.uổi và hạn chế nguy cơ còi xương, thiếu vitamin D ở trẻ.
Trẻ nhỏ phơi nắng đúng cách sẽ rất tốt cho sự phát triển. (Ảnh: Internet)
3. Ngăn ngừa cận thị
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc đã chỉ ra rằng, người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với người thường xuyên tiếp xúc.
Trong các nghiên cứu được thực hiện, các nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe đôi mắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời giúp kích thích sản sinh dopamine, đây là hoạt chất giúp ngăn trục của mắt dài ra, ngăn chặn ánh sáng đi vào mắt khi chúng ta tập trung nhìn.
Chính vì vậy, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoạt động ngoài trời nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ cận thị.
4. Giảm cảm lạnh
Tác dụng của phơi nắng rất rõ vào thời điểm mùa Đông bởi một nghiên cứu của Đại học Yale, Mỹ cho thấy tiếp xúc với ánh mặt trời có thể giúp giảm tác hại của virus cúm và các bệnh thông thường khác.
Việc duy trì lượng vitamin D cũng giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh đau họng, cảm lạnh thông thường và ngạt mũi. So với những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những người sống ở những nơi có nắng ít bị nhiễm virus cúm hơn.
5. Làm cho các mạch m.áu khỏe mạnh hơn
Phơi nắng làm các mạch m.áu khỏe hơn bởi người có lượng vitamin D cao sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ do cấu trúc mạch m.áu khỏe và ổn định.
Thực tế cho thấy, số lượng bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim tăng lên đáng kể vào mùa đông khi tia cực tím tương đối thiếu. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở các khoảng thời gian nhất định sẽ làm mạch m.áu hoạt động tốt hơn, giúp giảm viêm trong cơ thể.
Tác dụng của phơi nắng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
6. Giảm nguy cơ ung thư
Trường Đại học San Diego đã thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh ung thư của những người phụ nữ sống ở vĩ độ thấp và cao. Cho thấy những phụ nữ sống ở vĩ độ thấp (thời gian nắng trong năm nhiều) có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người sống ở vĩ độ cao (ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do vùng xích đạo. Do vậy, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có lợi hơn cho việc ngăn ngừa ung thư.
7. Giảm bệnh trầm cảm, suy nhược tinh thần
Sống trong môi trường ánh sáng mặt trời đầy đủ sẽ giúp giảm trầm cảm và suy nhược tinh thần. Điều này do sự tiết tiết adrenaline, thyroxine và các hormone tuyến s.inh d.ục trong cơ thể tăng lên khi dành thời gian 10-15 phút để phơi nắng mỗi ngày.
Nhiều người bị mất ngủ, tức ngực và cáu kỉnh vào mùa đông và thời tiết mưa, trong khi đó vào mùa hè, nắng ấm thì các triệu chứng này lại giảm. Do vậy việc tiếp xúc với ánh nắng và dành thời gian hoạt động ngoài trời rất tốt cho những bệnh nhân bị trầm cảm hoặc trẻ tự kỷ.